Văn hóa Lạc Việt

Văn hóa Việt có phải là bản sao của văn hóa Tàu không?
La civilisation vietnamienne est-elle une copie de la civilisation chinoise?

 Version française

Từ lâu, dựa trên sử tàu, các nhà học giả  Việtnam  như Trần Trọng Kim trong « Việt Nam sử lược » hay Đào Duy Anh trong « Việt Nam văn hóa sử cương » còn cho rằng người Việt cổ  có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Tây Tạng. Bởi vậy dưới thời Bắc thuộc phải cần các quan thái thú Tàu Tích Quan (Si Kouang)Nhâm Diên (Ren Yan) dạy người Việt cổ mới biết trồng lúa và cách ăn mặc (Hậu Hán thư). Đây là một lỗi  lầm dễ hiểu thôi vì các nhà học giả Việt nầy phải dựa trên sử tàu để tìm lại nguồn gốc chớ không thể tin ở truyền thuyết được nhất là không thể tưởng được nước ta có thể giáp ranh tới Động Đinh hồ chẳng hạn. Không những vậy mà luôn cả người Tây Phương khi đến Đông Nam Á cũng có cái nhìn thiển cần vì chỉ thấy ở nơi nầy (Viêtnam, Lào và Cao Miên)  có hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Bởi vậy họ mới gọi Đông Dương với cái tên Indochine (Ấn-Trung Hoa). Những khám phá gần đây của các nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ như  các ông Wilhelm G. Solheim II,  Carl Sauer, Chester Gorman (1965), Donn Bayard, Stephen Oppenheimer dẩn chứng rằng vùng Đông Nam Á là nơi phát sinh nông nghiệp rất sớm.  Những người dân ở nơi nầy vào khoảng 9000 đến 10000 năm trước Công Nguyên là  những người  canh nông chuyên nghiệp chớ không phải là họ chỉ sống bằng săn bắn ban sơ như các giới khảo cổ học Tây Phương thường mô tả. Vảo khoảng 8000 năm có xảy ra một trận đại hồng thủy và trận lụt vĩ đại khiến những người nông dân nầy phải di tản đi các nơi khác để mưu sinh. Theo S. Oppenheimer dấu vết của họ còn để lại trên các quần đảo Mélanesie, Polynésie và Micronesie. Họ nói tiếng thuộc về ngôn ngữ Nam Đảo (Austronésien) và có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Điều nầy nó phù hợp với các dữ kiện di truyền phân tích của   của nhóm người Mỹ do Giáo sư J.Y. Chu của đại học Texas dẫn đầu được công bố vào tháng 7 năm 1998 trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ với tựa đề « Mối quan hệ di truyền của dân số ở Trung Quốc »: người Trung Quốc ngày nay nhất ở phiá nam Trung Quốc (người Hoa Nam) có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á. Như vậy người Bách Việt nhất là người Lạc Việt không phải là người Trung Quốc và biết canh nông rất sớm. Một cây rìu  được tìm thấy có niên đại 7000  năm trước CN ở  Động Linh Hồn, Thái Lan  (Spirit Cave, Thailand) bởi ông Chester Gorman vào năm 1965 trong lúc đó chiếc rìu mà người ta cho là Trung Quốc mang sang qua Đông Nam Á chỉ có 3000 năm trước CN. Văn hoá Hà Mỗ Đồ (Hemudu) (5000 TCN- 4500 TCN)  khám phá ở Giang Nam và được xem coi là  nền văn hóa đầu tiên canh tác lúa ở Trung Quốc cũng là văn hóa của dân Bách Việt vì Giang Nam thời Chiến Quốc thuộc về nước Ngô Việt của Cẫu Tiễn (Goujian)(496–465 TCN).

 

Nói đúng hơn,  văn hóa Hoà Bình (12000 TCN-10000 TCN)  mà bà Madeleine Colani đã khám phá được ở Việtnam và  khởi nguồn cho nền văn minh của người Việt, được lan truyền sau đó và ảnh hưởng lên đến phương bắc. Cư dân ở đây được gọi là Miêu tộc (Việt tộc về sau nầy). Họ  rất gỉỏi về canh nông. Bởi vậy họ được người Hoa dùng chữ tượng hình  Điền    trên đầu thêm chữ tượng hình « Thảo »  thành ra chữ  Miêu   chỉ họ là những  người gỉỏi về làm ruộng. Họ ra đi từ dãy núi Thiên Sơn  ở cao nguyên Hi Mã Lạp Sơn (Tây Tạng) nhiều chục ngàn năm theo các dòng nước chảy về hướng Đông và Đông Nam xuống định cư  ở Đông Nam Á rồi sau đó lên các vùng  ở phiá nam của Trung Hoa (hay vùng châu thổ ở phiá nam của sông Dương Tử ). Họ còn được gọi là Viêm tộc (bộ tộc sống ở xứ nóng) dưới thời nhà Châu hay Bách Việt về sau nầy.  Như vậy văn hóa Hoà Bình là văn minh lúa nước của người Việt. Rồi nó thuận lợi cho sự ra đời các văn minh  Hà Mỗ Đồ (Hemudu) (5500 TCN) ở miền nam xứ Tàu, văn minh Đồng Sơn vân vân … Còn người  Hoa tộc thì cũng xuất phát từ  Thiên Sơn nam lộ như Miêu tộc  mà họ là người du mục, sống nghề săn bắt thú,  chăn nuôi và sống ở Tân Cương.   Khi nơi nầy biến thành sa mạc (5000 TCN) thì  họ mới theo sông Hoàng Hà tiến vào Bắc Trung Hoa nơi  mà có  người Miêu tộc cư trú. Họ được gọi là  bộ tộc « Yi« .  Bởi vậy chữ tượng hình Yi được có nguồn gốc từ hình chữ  người  có mang một cây cung   Họ được nổi bật trong việc cởi ngựa bắn cung và họ rất thiện chiến.   Bởi vậy họ dành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với người Miêu tộc do Xi Vưu (Chiyou) cầm đầu tại Trác Lộc (Zhuolu)  năm 2704 TCN. 

Văn minh của họ  khởi đầu từ thời đồ đá mới  ở  thủ đô nhà Thương An Dương (Hà Nam) (Anyang, Henan) và ở Yangshao (Shaanxi, Thiểm Tây) mà thường gọi là văn hoá Ngưỡng Thiều  được nhà khảo cổ học Thụy Điển Johann Andersson phát hiện vào năm 1921.  Văn hoá nầy nó có niên đai khoảng 5000 TCN tới 3000 TCN,  thịnh vượng  ở vùng đồng bằng  trung nguyên mà được sông Hoàng Hà  tưới và uốn nắn từ bao thế kỷ. Họ sống trồng kê, lúa mì và luá mạch.Theo sử gia pháp René Grousset thì lúa không ở  miền bắc xứ Trung Hoa.(trang 8) trong quyển sách tựa đề là « Lịch sử Trung Hoa ». Điều nầy nó phù hợp với sự lan truyền và ảnh hưởng về phương  bắc của nền văn hóa Hoà Bình (12000TCN-10000 TCN). Người Tàu ở phía nam của Trung Hoa  thường gọi là người Hoa Nam. Chính là người Bách Việt bị người Tàu đồng hoá bởi vì trong máu người Hoa Nam có gen của người Miêu tộc hay Bách Việt (như Mân Việt, Ngô Việt, U Việt, Sơn Việt, Nam việt vận vân…). Bới thế họ thường tự hào văn hóa họ rất phong phú và đa dạng. Âm Dương ngũ hành, kinh dịch, trà, mái cong, giấy,  rồng, đũa  luôn cả trống đồng điều thuộc về họ vì tất cả đều nằm ở trong điạ phận của dân Bách Việt tức là vùng đất phía nam (Lĩnh Nam) của Trung Quốc hiện nay ngọai trừ Việt Nam. Chớ một thưở nào, họ xem người dân Bách Việt là người man di man rợ.

Đây là một trong những điểm nổi bật của văn hóa Trung Hoa: Nó biết cách chấp nhận và tiếp thu văn hóa nước ngoài mà không bao giờ có thể bị chao đảo hay có sự thay đổi văn hóa. Đây là những gì nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng của thế kỷ 20 Liang Shuming đã viết trong phần giới thiệu tác phẩm của mình mang tựa đề là « Những ý tưởng chính về văn hóa Trung Hoa » (do nhà xuất bản Michel Masson dịch).  Điều này được gắn liền với sự nhận xét sau đây của nhà dân tộc học và Hán học người Pháp Brigitte Baptandier trong bài giảng của một ngày nghiên cứu APRAS về  các dân tộc học trong khu vực, ở Paris vào năm 1993: Văn hóa Trung Quốc do đó đã hình thành qua nhiều thế kỷ như một bức tranh khảm của nhiều nền văn hóa. Cần có một dòng máu man rợ truyền chậm cho Trung Quốc bằng cách làm cho nó thích hợp  lại với công thức đẹp của nhà sử học F. Braudel dành cho nước Pháp với những người man rợ.

 Người Hán cũng đưa vào văn học của họ một huyền thoại về sự sáng tạo thế giới được thu thập từ tổ tiên của người Yao, chuyện thần thoại về ông Bàn Cổ. Từ thời Tần-Hán, có một cơ quan hoàng gia thường gọi là  « fangshi » gồm có các học giả địa phương được xem như là những pháp sư chuyên về các nghi lễ liên quan đến các ngôi sao ở trên trời  và lo các doanh thu của triều đình.

Vai trò của họ là thu thập ở trong địa phận của mình, tất các cách thức nghi lễ, các tín ngưỡng, các thuốc địa phương, các hệ thống tiêu biểu, vũ trụ học, các  chuyện thần thoại và truyền thuyết cũng như các sản phẩm địa phương và  đề trình lên  cho triều đình để có thể  chọn lọc giữ lại hay không và kết hợp lại sau đó dưới dạng các quy định nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế trong một  quốc gia rất đa dạng về mặt dân tộc học và mang lại cho hoàng đế  những phương tiện để thực hiện  chức vụ thiêng liêng mà Trời ủy thác. Mọi thứ  nầy phải được thu thập và bổ sung vào việc phục vụ con của Trời nhầm để thiết lập tính cách hợp pháp  ở các lãnh thổ được chinh phục gần đây của các dân man rợ. Bởi vậy trong lịch sử Trung Hoa có nhiều chuyện hoang đường khó tin nổi lấy râu thằng A cắm qua thằng B nhất là thời tam hoàng ngủ đế. Tất cả điều này một phần lớn là do sự vay mượn các truyền thống, phong tục và các nhân vật thần thoại hoặc động vật từ các dân tộc mà họ đã thành công trong việc hán hóa.

Các  thần Trung Quốc như Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông được vay mượn từ các dân cư  ở phía nam. Đây là trường hợp của học giả Trung Quốc vĩ đại Ruey Yih-Fu. Ông đã nhìn thấy ở Phục Hi và Nữ Oa một nét văn hóa cụ thể của Nan Man (Rợ phương Nam) hay là dịch giả của Hoài Nam Tử, ông Charles Le Blanc  thì  Phục Hi Nữ Oa là một truyền thống của nước Sỡ (thời Chiến Quốc). Người ta thường quên rằng từ thời Tần Hán về sau, văn hóa nông nghiệp trồng lúa của người dân Bách Việt bị hoà nhập vào văn hóa Trung Hoa khiến không còn thấy sự khác biệt nhiều nửa. Trung Hoa chỉ thành công một phần lớn trong việc hán hoá các bộ tộc của Bách Việt chỉ trừ dân Lạc Việt.  Họ thoát khỏi  được sự thống trị của Trung Hoa sau một ngàn năm đô hộ. Người Hoa lấy được tất cả  những gì mà người Lạc Việt có nhưng không hán hoá được vì người Lạc Việt vẫn giữ nếp sống cá biệt của một nền văn minh lúa nước cốt yếu dựa trên nền tảng làng xã tự trị khiến hạn chế  được sự thống trị của kẻ xâm lăng với các tập tục (Phép vua còn thua lệ làng). Bởi vậy họ chỉ cần hai yếu tố vỏn vẹn Đất và Nước  để ám chỉ  đất nước  và nền  văn minh của họ. Chỉ cần có đất và nước thì có thể thuần hóa được cây lúa hoang thành cây lúa trồng trong nước và giúp họ bám đất giữ nước mà tổ tiên của họ đã thành công  thể hiện nhiều lần trước hiểm họa phương Bắc từ bao nhiêu thế kỷ.

Version française

Lac_viet

Depuis longtemps, en se basant sur les annales chinoises, les érudits vietnamiens célèbres  comme Trần Trọng Kim dans son ouvrage « L’histoire du Vietnam » ou Đào Duy Anh dans « L’esquisse d’histoire de la civilisation vietnamienne» ont reconnu que les Proto-vietnamiens ont leur origine en Chine ou au Tibet. C’est pourquoi au temps de la domination chinoise  les gouverneurs chinois Si Kouang et Ren Yan devaient  leur apprendre à savoir cultiver le riz et la manière de vivre et de s’habiller (Livre des Han postérieurs).  C’est une erreur  compréhensible car ils ont besoin de s’appuyer sur des annales chinoises pour retrouver la source des informations fiables au lieu de croire aux légendes vietnamiennes relatant des choses invraisemblables, l’ancien territoire du Vietnam étant délimité par le lac Dongting  du royaume de Chu à l’époque des Royaumes combattants par exemple. Même les Européens durant leur séjour au 19 ème siècle en Asie du Sud-Est avaient aussi une vision assez  courte car  ils ne découvrirent que  deux civilisations majeures et  brillantes : l’Inde et la Chine. C’est pourquoi ils ont appelé l’Indochine pour rappeler l’influence notable de ces deux civilisations dans cette région  comprenant le Vietnam, le Cambodge et le Laos. Les récentes découvertes des archéologues célèbres américains tels que  Wilhelm G. Solheim II, Carl Sauer, Chester Gorman (1965), Donn Bayard, Stephen Oppenheimer apportent des preuves confirmant que la naissance de l’agriculture avait lieu très tôt en Asie du Sud-Est. Entre 9000 et 10000 ans avant J.C., ses habitants étaient des agriculteurs expérimentés. Ils ne vivaient pas seulement de la chasse  comme  les archéologues européens avaient l’habitude de le décrire. Vers 8000 ans avant J.C., il y a eu un grand cataclysme et un déluge qui ont forcé ces agriculteurs à s’enfuir vers d’autres régions sûres  pour se protéger et gagner leur vie. Selon S. Oppenheimer, leurs traces ont été retrouvées  sur les îles Mélanésie, Polynésie et Micronésie. Ils parlaient la langue appartenant à la famille des langues austronésiennes  et ils étaient originaires de l’Asie du Sud Est. Cela  est  entièrement cohérent avec les données génétiques analysées par l’équipe américaine dirigée par le professeur J.Y. Chu  de l’Université du Texas et publiées en juillet 1998 dans la revue de l’académie américaine des sciences sous le titre « Genetic Relations of Population in China »: les Chinois d’aujourd’hui, en particulier ceux de la Chine du Sud (Hoa Nam) ont des ancêtres en Asie du Sud Est. On peut dire ainsi que les Bai Yue, en particulier les Luo Yue (les Proto-vietnamiens) n’étaient pas des Chinois et ils connaissaient très tôt l’agriculture. Une hache datant de 7000 ans avant J.C. fut retrouvée par Chester Gorman en 1965 à la grotte de l’esprit en Thaïlande tandis que la hache  attribuée à la Chine  et ramenée en Asie du Sud Est ne data que de 3000 ans avant J.C. La culture de Hemudu  découverte  en 1973 (5000 TCN- 4500 avant J.C.) et considérée  comme la première culture du riz domestique  très ancienne en Chine est aussi la culture des Bai Yue car  la province Jiangnan appartint à l’époque des Royaumes combattants au roi célèbre des Wu-Yue  Goujian (496–465 avant J.C.).

À  vrai dire,  la culture Hoa Binh (12000 BC-10000 BC) que Madeleine Colani a découverte au Vietnam et qui a été à l’origine de la civilisation vietnamienne  s’est répandue plus tard et a apporté l’influence notable dans le  nord. Les gens vivant à Hoà Bình  sont appelés à cette époque les Proto-Miao (ils deviendront plus tard ls Proto-Vietnamiens). Ils excellaient en agriculture. C’est pour cela que les Proto-Chinois  se servaient du pictogramme Rizière au  dessous duquel figure le pictogramme Végétation pour  former  le mot Miao désignant les gens sachant faire l’agriculture. Ils furent partis de la chaîne montagneuse de l’Himalaya, Tiānshān (Thiên Sơn) il y a plusieurs milliers d’années, suivirent les cours d’eau dans la direction Est et Sud Est et s’installèrent en Asie du Sud Est avant de parcourir les régions situées dans le sud de la Chine (ou  le sud du delta du fleuve Yang-Tsé). Ils furent appelés aussi les gens vivant dans le pays chaud (ou Viêm tộc) à l’époque de la dynastie des Chu (nhà Châu) ou les Bai Yue plus tard. On peut dire que la culture de Hoà Bình était la culture du riz inondé des Vietnamiens. Elle favorisait  aussi  la naissance de la culture de Hemudu (5500 TCN) , la culture de Đồng Sơn (500 ans avant J.C.) etc.

Quant aux Proto-Chinois, ils étaient originaires aussi de  Tiānshān (Thiên Sơn) mais ils faisaient partie des tribus  nomades vivant de la chasse et de l’élevage du bétail dans la région Xinjiang. Quand celle-ci devenait désertique (5000 avant J.C.), les Proto-Chinois furent obligés de suivre le long du fleuve Jaune et s’avancèrent dans le nord de La Chine  où se trouvaient les Proto-Miao.  Ils furent appelés à cette époque les Yi.  Ce pictogramme Yi   est l’association de deux pictogrammes Homme  et Arc pour désigner un homme sachant tirer à l’arc. Les Proto-Chinois étaient des excellents guerriers. C’est pourquoi il y a une confrontation ayant eu lieu entre eux et les Proto-Miao dirigés par Chiyou à Zhuolu en 2704 avant J.C. Ils en sortirent victorieux avec la mort de ce dernier. 

Pour les Chinois, les premières traces de leur civilisation  remontent à la période néolithique  dans la capitale des Shang,  Anyang (Henan) et à Yangshao (Shaanxi) avec plusieurs sites. C’est l’archéologue suédois Johann Andersson qui a découvert le premier site en 1921. Cette culture  remontant entre  5000  environ et 3000 ans  avant J.C., a prospéré dans les plaines des hauts plateaux du centre irriguées et modelées par le fleuve Jaune pendant des siècles. Ils cultivaient le millet, le blé et l’orge. Selon l’historien français René Grousset, le riz est étranger au nord de la Chine (page 8) dans son ouvrage intitulé « Histoire de la Chine« . Ce fait est en concordance avec la propagation et l’influence exercée par la culture de Hoà Binh (12000TCN-10000 TCN) dans le nord. Les Chinois vivant dans le sud de la Chine sont des Bai yue que les Chinois ont réussi à siniser car on trouve dans leur sang le gène des Proto-Miao ou des Bai Yue (comme les Man Yue, les U Yue, les Shan Yue, les Wu Yue etc…). C’est pourquoi les Chinois sont fiers de la richesse et la diversité de leur culture. Le Yin et Yang et les 5 éléments, le Yi King, le thé, le toit incurvé des maisons, le papier, le dragon, les baguettes y compris les tambours de bronze, tout leur appartient désormais car il se trouve dans le territoire des Bai Yue càd dans le sud des 5 Passes (Lĩnh Nam) de la Chine excepté le Vietnam. Pourtant à une certaine époque, les Bai Yue étaient encore des Nan Man ou des barbares méridionaux. C’est l’un des traits caractéristiques de la culture chinoise : Elle sait accepter et absorber les cultures étrangères sans qu’on puisse jamais parler de vacillation ou de modifications culturelles. C’est ce qu’a écrit le célèbre philosophe chinois du XXème siècle Liang Shuming dans l’introduction de son ouvrage intitulé « les idées maîtresses de la culture chinoise » (traduction de Michel Masson). Cela rejoint la remarque suivante qu’a soulignée l’ethnologue et sinologue française Brigitte Baptandier dans son texte de conférence lors d’une journée d’étude de l’APRAS sur les ethnologies régionales à Paris en 1993: La culture chinoise s’est donc formée au cours des siècles comme une sorte de mosaïque de cultures. II faut une lente perfusion de sang barbare à la Chine  en réadaptant la belle formule de l’historien F. Braudel pour la France avec les barbares. Les Chinois introduisent dans leur littérature un mythe de création Pangu recueilli chez les ancêtres de Yao. (Baptandier).

Il existe à partir de l’époque des Qin-Han, une institution impériale, les fangshi qui étaient des lettrés locaux considérés comme des magiciens spécialisés dans les rites aux étoiles et dans les recettes du gouvernement. Leur rôle consistait à recueillir chacun dans son territoire propre, les procédés rituels, les croyances, les médecines locales, les systèmes de représentations, les cosmologies, les mythes, les légendes au même titre que les produits locaux et à les soumettre à l’autorité politique afin que celle-ci pût les retenir ou non et les incorporer sous forme de règlements dans le but d’augmenter la puissance impériale dans une nation ethnologiquement très diversifiée et de donner à l’empereur les moyens de sa vocation divine. Tout devait être collecté et ajouté au service du fils du Ciel dans le but d’asseoir sa légitimité sur des territoires récemment conquis aux barbares. C’est pourquoi dans l’histoire de la Chine il y a une incohérence difficile à comprendre car les Chinois ont l’habitude de prendre la tenue de Monsieur A pour habiller Monsieur B à l’époque des Cinq empereurs et Trois Augustes.  Tout cela est dû en grande partie à l’emprunt des traditions, des us et des personnages ou animaux mythiques chez les peuples qu’ils ont réussi à siniser.

Les démiurges chinois tels que Fuxi, Nuwa, Pangu, Shennong  ont été empruntés aux populations méridionales.  C’est le cas du grand érudit chinois Ruey Yih-Fu qui voit en Fuxi et Nuwa un trait culturel spécifique des Nan Man (Barbares du Sud) ou celui de Charles Le Blanc, le traducteur de Huainanzi (Hoài Nam Tử). Pour ce dernier, le cycle de Fuxi-Nuwa est une tradition du royaume de Chu. On a l’habitude d’oublier qu’à partir de l’époque de Qin-Han, la culture agricole des Bai Yue était intégrée dans la culture chinoise si bien qu’on ne distingue plus la différence entre ces deux cultures. La Chine réussit à siniser en grande partie  la plupart des Bai Yue sauf les Luo Yue. Ceux-ci réussissent à sortir du joug des gens du Nord après une longue domination  durant presque 1000 ans. Les Chinois accaparent tout ce qui appartient aux Vietnamiens mais ils échouent à les siniser car les Vietnamiens continuent à garder le mode de vie caractéristique  de la culture du riz inondé basé  essentiellement  sur l’autonomie des villages rendant ainsi inefficace la pénétration des agresseurs étrangers  avec leurs traditions et us. (l’autorité du roi cédant aux coutumes locales du village). C’est pourquoi   ils ont besoin seulement de deux éléments essentiels « Terre » et « Eau » pour faire allusion à leur pays et à leur civilisation. « Terre » et « Eau » leur permettent de domestiquer le riz sauvage  et les aident à s’attacher profondément à leur sol  pour  protéger l’eau (ou  pays  en vietnamien), c’est ce que leurs ancêtres ont réussi à manifester maintes fois  face au péril des gens du Nord depuis des siècles.

Paris 9/11/2020

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.