Văn hóa dùng đũa (civilisation des baguettes)

Văn hóa dùng đũa

Version française

Trong văn hóa phương đông nhất là ở các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Hoa thường thấy tục lệ hay dùng đũa khi ăn cơm. Vậy nguồn gốc của đôi đũa  nó có từ đâu. Theo một số tài liệu nghiêu cứu của phương tây thì chiếc đũa là dụng cụ thuộc về văn hoá Trung Hoa nhất là   được tìm thấy một cặp đũa kim loại dưới triều đại nhà Ân-Thương (khoảng năm 1600-1406 TCN) ở điạ điểm Ân Khư. Nhưng theo các sử gia và  học giả Trung Quốc như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Quách Mạt Nhược, Đàm Gia Kiện thì  tổ tiên của người Hoa là người du mục đến từ Tây lưu vực sông Hoàng Hà mà được gọi là người Yi ăn bốc các thức ăn như thịt, bánh bao, bánh mì thì với văn hóa nông nghiệp khô (kê, lúa mạch)  cần chi đến đôi đũa. Dụng cụ nầy nó phải thuộc về các người nông dân trồng lúa nước mà thường được gọi là Miêu tộc  (tổ tiên cũa người Bách Việt và Lạc Việt) mà người Hoa Bắc vay mượn sau khi  đánh bại  Xi Vưu ở Trác Lộc trong cuộc hành trình thôn tính phương nam (lãnh thổ của dân Bách Việt).

Theo cố giáo sư  Trần Quốc Vượng, động tác gấp thức ăn là mô phỏng việc con chim lạc hay chim hồng dùng mỏ để mổ và nhặt hạt. Chính con chim lạc nầy mà chúng ta được thấy  trên trống đồng. Chắc chắn là một loại cò mà thường được thấy ở trên các cánh đồng Việt Nam ngày nay. Theo sử gia Trung Hoa Đạm Gia Kiện thì người Hoa Bắc vẫn còn ăn bốc . Chỉ dưới thờì nhà Tần Hán  khi nước Bách Việt bị thôn tính thì người Tàu mới bắt chước nguời Bách Việt mà dùng đũa để gấp các thức ăn cứng trong canh và cháo. Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm, việc dùng đũa cụ thể hóa được tình thần tổng hợp và lý luận. Một đôi đũa có được nhiều chức năng như gắp thức ăn, quấy trộn, xé ra từ mảnh nhỏ, đẩy cơm vân vân… Khác hẵn với người Tây Phương, họ cần ít nhất ba dụng cụ: dao, thìa, nĩa, mỗi thứ có một chức năng rõ ràng.  

Người dân Việt biết dùng đũa rất sớm từ thời Hồng Bàng qua sử tích trầu cau. Để phân biệt hai anh em Cao Tân và Cao Lang, cô con gái của người thầy buộc lòng dùng một mẹo nhỏ bằng cách chỉ dọn một tô cháo để trên bàn cùng một đôi đũa. Tục lệ thời đó, em phải nhường cho anh trước. Nhờ vậy cô con gái mới biết Cao Tân là anh và Cao Lang là em vì Cao Lang nhường cho anh ăn. (trái ngược thời buổi bây giờ anh phải nhường cho em  thì cũng đúng thôi). Thời đó anh phải lập gia đình trước em. Vì vậy cô con gái mới chọn Cao Tân làm chồng. Nói tóm lại, các đôi đũa nầy chỉ làm ra được từ những vùng có nhiều tre.  Chỉ có vùng phía nam Trung Quốc và Đông Nam Á.  Đũa là công cụ thô sơ được chế biến theo hình giống mỏ chim để có thế bắt lấy dễ dàng hột gạo hay cá và tránh việc bẩn tay với các món ăn có nước (súp, cháo, nước  mắm vân vân…). Người ta tìm thấy ở nơi người dân Việt một triết lý giản dị và hóm hỉnh trong việc dùng đôi đũa.  Đôi đũa thường được xem như cặp vợ chồng:

Vợ chồng như đôi đũa có đôi
Bây giờ chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho bằng.

Dưới thời nhà Lê, việc bẻ gãy đôi đũa đồng nghĩa với hai chữ ly dị.  Thà có một bà vợ ngây ngô hơn là có một cặp đũa cong vòng. Chính vì vậy ta thường nghe qua tục ngữ nầy như sau: Vợ dại không hại bằng đũa vênh

Ngoài tính cách nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc dùng đũa, người ta không thể quên tính cách tập thể mà thuờng gán cho đũa. Thông thuờng người ta ám chỉ bó đũa để nhắc đến sự đoàn kết. Tục ngữ : « Vơ đũa cả nắm » phản ánh cái ý niệm nầy khi người ta muốn chỉ trích người nào hay gia đình của họ từ một cuộc tranh cãi hay thảo luận nào mà không cần biết đến tính cá biệt.

Cũng như các văn hóa khác ở châu Á, người Việt dùng đũa cũng có những qui tắc cần phải biết nếu không sẽ bị đánh giá là thiếu văn hóa. Bởi vậy phải thực tập từ thưở nhỏ. Có vụng về đến đâu đi nữa có một điều tối kị cần phải biết là không được cấm đũa thẳng đứng vào bát cơm vì  tương ứng như việc cắm nhang vào bát hương để cúng người qua đời. Đũa còn mang cả triết lý Âm Dương. Nó được chuốt từ tre, trúc hay cây với hai đầu, một tròn và một vuông để biểu tượng Trời tròn và Đất vuông. Khi cầm đôi đũa để gắp thức ăn, chiếc đũa nằm dưới ở thể tĩnh (âm), chiếc đũa nằm trên thì động để kẹp chặt miếng gắp (dương). Vì vậy mà đôi đũa được ví như cặp khí âm dương, như cặp vợ chồng (âm dương) gắn bó keo sơn:« vợ chồng như đũa có đôi ». Người ta  thường gọi là đôi đũa (Âm Dương) chớ không được nói là « hai chiếc đũa ». Đũa là một sản phẩm của người Bách Việt mà người Tàu cố tình làm sở hửu riêng tư cũng như triết lý Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch, trống đồng, con Rồng vân vân …Xuất phát từ nền văn hóa trồng lúa nước, đôi đũa là một phần không thể thiếu trong đời sống của người  dân Việt. 

Version française

Dans la culture asiatique, en particulier dans les pays comme le Vietnam, le Japon, la Corée ou la Chine, on a l’habitude de manger du riz avec des baguettes. Alors d’où vient-elle l’origine  de ces ustensiles? Selon certains documents de recherche occidentaux, les baguettes font partie de la culture chinoise car  une paire de baguettes en métal datant de la période de la dynastie des Shang (vers 1600-1406 avant JC) fut trouvée à  An Yang dans la province de Henan. Mais selon les historiens et érudits chinois tels que Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Quách Mạt Nhược, Đàm Gia Kiện, les  Proto-Chinois (ancêtres des Han) étaient des nomades du bassin occidental du fleuve Jaune et étaient connus sous le nom des « Yi » . Ceux-ci étaient habitués à se nourrir de la viande, des brioches, du  pain avec les mains. Ils vivaient de la culture « sèche » du millet et  d’orge, ce qui ne nécessitait pas l’emploi des baguettes. Ces ustensiles  devaient  appartenir aux riziculteurs  connus  communément sous le nom des Proto-Miao  苗 (ou les ancêtres des Bai Yue et des Luo Yue)  et ils étaient empruntés par les Proto-Chinois après avoir vaincu  Chiyou (Xi Vưu) à Zhuolu (Trác Lộc)  lors de  leur  processus de pacification dans le sud de la Chine (territoire des Bai Yue).

Selon feu professeur Trần Quốc Vượng, le geste de prendre la nourriture ressemble davantage à la simulation d’un oiseau « Lạc » ou « Hồng » ayant l’habitude d’utiliser son bec pour prendre ou picoter la graine. C’est bien l’oiseau « Lạc » trouvé sur les tambours de bronze. Il est probablement l’échassier qu’on est habitué à voir dans les champs de riz vietnamiens. Selon le chercheur chinois Đạm Gia Kiện ,les Proto_chinois (ou les Hoa Bắc) continuaient à manger avec les mains. C’est seulement sous la période des Tsin-Han que lors  de  l’annexion du territoire des Bai Yue, ils commencèrent à imiter ces derniers à utiliser  les baguettes pour prendre l’aliment solide dans la soupe ou le potage. Selon le professeur vietnamien Trần Ngọc Thêm, se servir des baguettes concrétise l’esprit de synthèse et de raisonnement. Une paire de baguettes a une multitude de fonctions: se saisir des aliments, remuer, touiller, déchiqueter en petits morceaux, pousser le riz etc.. Contrairement aux Européens, ils ont besoin d’au moins d’un jeu de trois instruments: couteau, fourchette et cuillère, chacun ayant une fonction  bien déterminée.

Les Proto-Vietnamiens savaient se servir très tôt des baguettes à l’époque de la dynastie des Hồng Bàng à travers la légende intitulée « La chique de bétel ». Pour discerner les deux frères, la fille de leur maître devait recourir  à une petite ruse en mettant sur la table un seul bol de soupe avec une paire de baguettes.  Avec la coutume de cette époque, le petit frère dut laisser la place à son grand frère. Grâce à cette tradition, elle sut que Cao Tân était l’aîné et Cao Lang le cadet car ce dernier laissa au premier de se servir du bol de soupe. (Contrairement à l’époque actuelle, le grand frère doit céder la place au petit-frère. C’est aussi juste). À cette époque, l’aîné dut se marier avant le cadet dans la tradition vietnamienne. C’est pour cela que la fille prit l’aîné pour époux. Bref, les baguettes devaient prendre naissance dans les régions où il y avait l’abondance des bambous. On ne les trouve qu’en Asie du Sud Est et dans le sud de la Chine. Les baguettes sont conçues de manière qu’elles puissent simuler le bec de l’échassier pour prendre avec facilité les grains de riz ou les morceaux de poisson et éviter de salir les mains avec les mets contenant  parfois du liquide (soupe, potage, jus de poisson etc…). On trouve dans l’utilisation des baguettes des Vietnamiens une philosophie à la fois simple et humoristique. Une paire de baguettes est toujours comparée à un couple de mariés.

Vợ chồng như đôi đũa có đôi
Bây giờ chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho bằng.

Le mari et la femme sont analogues à une paire de baguettes.
Comment peut-on effectuer la comparaison lorsqu’une paire de baguettes est disproportionnée à l’image d’un mari minuscule et d’une épouse de taille élevée ?

A l’époque de la dynastie des Lê, casser une paire de baguettes est synonyme de la rupture du mariage. On préfère une épouse stupide à la place du désastre qu’on peut avoir avec une paire de baguettes qui gondolent. C’est cette préférence qui est maintes fois évoquée dans le dicton suivant:

Vợ dại không hại bằng đũa vênh.

Outre le caractère « vif » et « animé » trouvé dans le maniement des baguettes, on ne peut pas ignorer non plus le caractère « collectif  » qu’on aime attribuer à cet ustensile rudimentaire. On fait référence souvent à une botte de baguettes pour évoquer la solidarité. Le dicton : Vơ đũa cả nắm (Saisir les baguettes en grande quantité) reflète bien cette idée lorsqu’on voudrait critiquer quelqu’un et sa famille lors d’une dispute ou d’un débat sans tenir compte des individualités. Analogues à d’autres cultures trouvées en Asie, en se servant des baguettes, les Vietnamiens doivent respecter un certain nombre de règles qu’il faut connaître absolument pour éviter d’être taxé « personne n’ayant pas assez d’éducation ». C’est pour cela qu’on est obligé de manier  les baguettes à l’âge précoce. Bien qu’on puisse être maladroit jusqu’à un certain point, on est censé de connaître là  règle  d’interdiction suivante: ne pas planter verticalement les baguettes dans un bol de riz. Cela ressemble à l’acte de mettre les baguettes d’encens  dans un brûle-encens pour honorer un trépassé.  Les baguettes portent en elles toute la philosophie du Yin et Yang.  Elles sont taillées à partir du bambou avec les deux bouts dont l’un est rond et l’autre carré pour représenter respectivement le ciel et la terre. En se servant d’une paire de baguettes dans un repas, on met la baguette au dessous à l’état « immobile (Yin) » (ou tĩnh ») et celle au dessus à l’état « mobile (Yang) » (ou động) pour faciliter la prise de la nourriture. C’est pourquoi on compare   les deux  baguettes à un couple d’énergies « Yin et « Yang ».  C’est cette analogie qu’on doit trouver dans le lien indestructible du couple de femme et mari (Yin et Yang). On est habitué à appeler une paire de baguettes (Yin et Yang) mais il est interdit de désigner « deux baguettes ». Les baguettes étaient le pur produit d’invention des Bai Yue que les Chinois avaient l’intention d’accaparer sciemment comme la théorie du Yin et du Yang, Yi King, le tambour de bronze, le dragon etc…Issues de la civilisation du riz inondé, les baguettes ne peuvent pas être manquantes dans la vie journalière des Vietnamiens.

Bibliographie 

Trần Ngọc Thêm:  Recherche sur l’identité de la culture vietnamienne. Edition Thế Giới, 2008
Đàm Gia Kiện: Lịch sử văn hóa Trung Quốc . (Histoire de la culture chinoise). Edition Khoa Học Xã hội, Hànôi.

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.