Nhà Tiền Lý (544 – 602)
Depuis la défaite des sœurs Trưng par le général Ma Yuan de la dynastie des Han, la Chine contrôlait les territoires des Yue jusqu’aux frontières du Lin Yi dans le centre du Vietnam actuel. Calquée sur le modèle des Han, l’administration de ces territoires était contrôlée au sommet par les hauts mandarins et les colons chinois tandis qu’au niveau villageois ou cantonal, on autorisait l’intégration d’une élite locale qui commençait à prendre des parts dans le système chinois et à former au fil du temps une nouvelle couche sociale. Celle-ci était formée à la chinoise et avait l’occasion d’être en contact régulier avec les mandarins chinois si bien que ces derniers furent imprégnés parfois de la culture locale. C’est le cas Shi Xie (ou Sĩ Nhiếp)(187-226). Il était le fils d’un gouverneur chinois au Rinan (Nhật Nam). Il était gouverneur du Jiaozhi durant quarante ans et il était honoré encore dans de nombreux temples du Vietnam. Inversement il y a aussi des cas illustres venant des élites locales. C’est le cas de Lý Tiến qui fut nommé gouverneur de Jiaozhi sous le règne de l’empereur Ling Ti (Hán Linh Đế)(168-189 après J.C.).(Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, édition 1920, p32) ou celui de Lý Bôn chargé d’assumer la fonction d’inspecteur militaire au service des Leang durant la période où le gouverneur de Jiaozhi était Siao Tseu (Tiêu Tư) en 541.
Étant idéologie officielle des fonctionnaires, le confucianisme dont le mode de sélection était basé non pas sur la naissance et l’origine ethnique mais sur les compétences littéraires et administratives permit de consolider la position de l’élite locale à cette époque et favoriser son accès aux postes importants, ce qui traduit après cinq cents ans de maturation la mise en place de la nouvelle élite sino-vietnamienne dans l’administration sans aucune possibilité de distinction des appartenances communautaires ou ethniques. Profitant d’un relâchement du contrôle chinois dû aux troubles qui agitaient l’empire durant la période des dynasties Nord –Sud, cette nouvelle élite sino-vietnamienne ne tarda pas à mener l’insurrection avec Lý Bôn.
Étant descendant à la septième ou dix septième génération de Chinois émigrés (selon les annales chinoises ou vietnamiennes) en Jiaozhi à la suite des troubles de la fin des Han postérieurs, ce dernier était probablement originaire de la province Thái Nguyên et se sentait vietnamien plus que jamais dans ses veines. Dans les annales chinoises, Lý Bôn était considéré toujours comme un Vietnamien de souche. Déçu ou révolté pour une raison inconnue, il abandonna la fonction d’inspecteur militaire et revint à Thái Bình. Selon le chercheur français Maurice Durand, Lý Bôn était suffisamment cultivé et avait des qualités exceptionnelles permettant d’avoir la confiance auprès des chefs locaux et des gens de talent comme Trịệu Túc et son fils Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Tinh Thiều, Tam Cô, Lý Công Tuấn etc… Profitant de la cruauté et des vexations du gouverneur Siao Tseu, Lý Bí rassembla ses partisans et déclencha l’insurrection qui aboutit à la fuite de Siao Tseu à Kouang Tcheou et à la prise du chef lieu Long Biên de Jiaozhi. Lý Bôn réussît à avorter la contre-offensive déclenchée par les Leang dirigés par Tseu Hiong et Souen Kiong mais il ne tarda pas à avoir une attaque du royaume de Lin Yi sur la préfecture frontalière du Cửu Đức (Hà Tĩnh). Ce fut son général Phạm Tu qui battit le roi de Lin Yi et permit à Lý Bôn d’organiser le nouveau royaume indépendant du Sud et fonder la dynastie des Lý antérieurs. Celle-ci dura seulement pour une soixantaine d’années. Devant les échecs répétés des Leang contre ce nouveau royaume du Sud, les Leang furent obligés de prendre des mesures importantes en envoyant à Jiaozhi cette fois un corps d’expédition important en hommes et en matériel avec un général de renom Trần Bá Tiên (ou Tchen Pa Sien) analogue à Ma Yuan à l’époque des sœurs Trưng. Lý Nam Đế subit une série d’échecs et se retira de plus en plus dans la haute région de Khuất Liệu dans le but de reconstituer ses forces pour continuer la lutte.
Selon le chercheur français Maurice Durand, il ne dirigea plus l’opération de résistance contre les Leang et délégua ses pouvoirs à son lieutenant Triệu Quang Phục . En constatant la force imposante de ses ennemis, il se retira dans la région marécageuse nommée Marais de la Nuit et localisée dans le Chu Điền. Il fut appelé seigneur du marais de la nuit (Dạ trạch vương). En avril de l’an 548 après J.C., Lý Nam Đế mourut à la grotte de Khuất Liêu. C’est à l’année suivante 549 que Triệu Quang Phục se déclara roi du Sud et réussit à reprendre Long Biên aux Leang. Son règne ne dura jusqu’en l’an 571 où Lý Phật Tử, un membre de la famille Lý Bôn, réussit à le chasser et à le faire se suicider au fleuve (Đại Nha) dans la province Nam Định et à réunifier encore le pays jusqu’en 602.
Entre-temps, après quatre siècles de division, un puissant général Yang Jian (Dương Kiên) des Zhou du Nord (Bắc Chu) arriva à réunifier la Chine en l’an 581, fonda la dynastie Sui (nhà Tùy) et imposa Daxing (Trường An) comme capitale. Il pensa à reprendre Jiaozhi au roi Lý Phật Tử. Face à l’armée imposante de 27000 hommes dirigée par le général des Sui Lieu Fang (Lưu Phương), Lý Phật Tử accepta la reddition. Il fut emmené comme prisonnier et mourut en route. C’est le début de la troisième domination et la fin de la dynastie des Lý antérieurs.
Selon le chercheur français Pierre Papin, l’épopée des Lý antérieurs n’a rien de commun avec les révoltes qui l’ont précédée mais elle vise à « fonder un royaume » en partant de la logique de la fusion de la classe sino-vietnamienne et en tentant de donner l’acte de naissance politique mais non seulement culturel à l’édification du temple de la fondation du royaume « Khai Quốc ». Cette première tentative d’émancipation échoua dans la mesure où cette dynastie n’était pas prête pas à remplacer encore les Chinois de défendre l’intégrité du territoire face aux incursions étrangères venant du Champa et de Nanzhao (Nam Chiếu) (Yunnan), avoir la capacité à présider aux destinées du pays malgré la solidarité trouvée dans cette élite sino-vietnamienne et répondre à l’attente des autres groupes sociaux de Jiaozhi exclus pour cette aventure. Il faut attendre trois siècles encore avant que cette aventure devienne réalité avec le fameux général Ngô Quyền, fils d’un magistrat, gendre de l’un des puissants généraux de cette époque Dương Diên Nghệ. Issu de la région du mont Tản Viên, Ngô Quyền réussit à écraser l’armée des Han méridionaux (Nam Hán) à l’automne 938 dans le détroit du fleuve Bạch Đằng.
Kể từ sau khi hai bà Trưng bị đánh bại bởi tướng Mã Viện của nhà Đông Hán thì Trung Hoa kiểm soát được các vùng lãnh thổ của người dân Việt cho đến tận biên giới của nước Lâm Ấp ở miền trung Việt Nam ngày nay. Được sắp xếp theo mô hình của người Hán, việc quản lý các lãnh thổ này được kiểm soát bởi các quan lại cao cấp người Hoa và những người định cư đến từ Trung Quốc trong khi ở cấp làng hay xã thì tầng lớp ưu tú ở địa phương có được quyền tham gia trong hệ thống Trung Quốc để hình thành một tầng lớp xã hội mới. Tầng lớp nầy được đào tạo bài bản theo thể thức của người Hoa và có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với các quan lại người Hoa khiến làm họ cũng được thấm nhuần đôi khi văn hóa bản địa. Đây là trường hợp của Sĩ Nhiếp (187-226). Ông là con trai của một thái thú người Hoa ở quận Nhật Nam dưới thời Hán Hoàn Đế. Ông làm thái thú ở Giao Chỉ được bốn mươi năm và ông vẫn được tôn vinh trong nhiều ngôi chùa ở Việt Nam. Ngược lại, cũng có những trường hợp được biết đến từ giới ưu tú địa phương. Đó là trường hợp của Lý Tiến, một người được bổ nhiệm làm thái thú ở Giao Chỉ dưới thời Hán Linh Đế (168-189 sau Công nguyên) (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, ấn bản năm 1920, tr32 ) hoặc là trường hợp của Lý Bôn với chức vụ thanh tra quân đội phục vụ cho nước Lương ở thời kỳ mà thái thú Giao Chỉ là Tiêu Tư vào năm 541.
Là hệ tư tưởng chính thống của giới công chức, Nho giáo, dựa trên kỹ năng văn học và hành chính chớ không dựa ở nơi xuất phát thân phận hay nguồn gốc dân tộc nên mới có thể củng cố vị trí của tầng lớp ưu tú địa phương lúc bấy giờ và thúc đẩy họ được có những vị trí quan trọng nên khiến sau năm trăm năm trưởng thành, không còn thấy sự phân biệt rõ ràng rõ ràng cộng đồng hay sắc tộc nào ở trong hành chánh. Lợi dụng sự buông lỏng kiểm soát của Trung Quốc do tình hình loạn lạc làm lũng đoạn cả đế chế trong thời kỳ Nam Bắc triều, tầng lớp ưu tú người Hoa-Việt mới này không trì hoãn cuộc khởi nghĩa cùng Lý Bôn.
Là hậu duệ của thế hệ thứ bảy hoặc mười bảy của những người di cư đến từ Trung Quốc (tùy theo văn bản của Trung Quốc hoặc Việt Nam) sau những biến loạn ở thời kỳ cuối nhà Hán, Lý Bôn có lẽ là người gốc ở Thái Nguyên và cảm thấy là người Việt đơn thuần trong huyết quản. Trong biên niên sử của Trung Quốc, Lý Bôn vẫn được xem coi là một người dân Việt Nam. Thất vọng hay nổi dậy không rõ vì lý do nào khiến ông từ bỏ chức vụ thanh tra ở trong quân đội và trở về Thái Bình. Theo nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand, Lý Bôn có trình độ học thức thâm uyên, có những đặc tính cá biệt khiến ông có được tín nhiệm ở các nhà lãnh tụ địa phương hay những người có tài năng ở trong nước như Trịệu Túc và con trai Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Tịnh Thiều, Tam Cô. , Lý Công Tuấn, vân vân … Lợi dụng sự tàn ác và cách hành sự của thái thú Tiêu tư, Lý Bôn tập hợp những người ủng hộ ông ta và bắt đầu cuộc nổi dậy, dẫn đến việc Tiêu Tư phải bỏ trốn sang Cửu Chân và chiếm được thủ phủ Long Biên của Giao Chỉ. Lý Bôn đã thành công trong việc ngăn chặn được cuộc phản công của nhà Lương do hai tướng Tseu Hiong và Souen Kiong chỉ huy nhưng sau đó lại có một cuộc tấn công của vương quốc Lâm Ấp ở biên giới tỉnh Cửu Đức (Hà Tĩnh). Chính tướng quân Phạm Tu đã đánh bại được vua của Lâm Ấp và giúp Lý Bôn dựng lên một vương quốc độc lập ở phương Nam và lập ra vương triều của nhà Tiền Lý. Điều này chỉ được kéo dài suốt sáu mươi năm. Đối mặt với những cuộc chiến thất bại liên tục của nhà Lương với vương quốc mới nầy ở phía nam này, nhà Lương buộc lòng phải dùng các biện pháp mạnh mẽ bằng cách gửi đến Giao Chỉ lần này một đoàn quân hùng hậu gồm cả người lẫn vũ khí cùng với một vị tướng lừng danh TrầnBá Tiên (hay Tchen Pa Sien) như Mã Viện ở thời hai bà Trưng. Lý Nam Đế phãi chịu thất bại liên tiếp, buộc lòng phải rút quân ẩn náo ngày càng xa vào vùng thượng du Khuất Liệu nhằm cố xây dựng lại lực lượng lại để tiếp tục cuộc đấu tranh.
Theo nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand, Lý Nam Đế không còn tiếp tục kháng cự mà ông giao binh quyền lại cho tả tướng quân Triệu Quang Phục, người ở Châu Diên (Vĩnh Yên). Ông nầy buộc lòng rút quân về Dạ Trạch khi thấy thế địch còn mạnh quá. Ông được gọi thời bấy giờ với cái tên Dạ trạch vương vì Dạ trạch là chổ đồng lầy. Tháng tư năm 548 SCN, Lý Nam Đế bị bệnh qua đời ở động Khuất Liêu. Một năm sau đó, Triệu Quang Phục ở Dạ Trạch được tin ấy bèn xưng là Việt vương và thành công chiếm lại Long Biên. Ông chỉ làm vua cho đến năm 571 vì ông bị Lý Phật Tử, một người họ hàng của Lý Nam đế đánh bại ông và làm ông phải tự tận ở sông Đại Nha tỉnh Nam Định. Lý Phật Tử lấy được thành Long Biên lại và xưng vua ở Nam Việt.
Trong khi đó, sau bốn thế kỷ phân chia, một tướng tàu tên là Yang Jian (Dương Kiên) của nước Bắc Chu đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc vào năm 581, thành lập triều đại nhà Tùy và lấy Trường An làm thủ đô. Ông nghĩ đến việc lấy lại Giao Chỉ từ vua Lý Phật Tử. Đối mặt với đội quân hùng hậu gồm 27 vạn người do tướng nhà Tùy Lưu Phương chỉ huy, Lý Phật Tử đành chấp nhận đầu hàng. Ông bị bắt làm tù nhân và chết trên đường đi. Đây là sự khởi đầu của thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba và kết thúc triều đại của nhà Tiền Lý.
Theo nhà nghiên cứu người Pháp Pierre Papin, thời kỳ của nhà Tiền Lý không có điểm nào giống với các cuộc khởi nghĩa trước đó cả mà nó nhắm “thành lập ra một vương quốc” bắt đầu từ lôgic của sự hợp nhất của tầng lớp Hán-Việt và cố gắng lưu lại sự ra đời một văn bản chính trị chớ không phải chỉ văn hóa không cho việc xây dựng chùa « khai quốc« . Nỗ lực giải phóng đầu tiên này đã thất bại vì triều đại này vẫn chưa sẵn sàng thay thế người Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước sự xâm lược của các nước từ bên ngoài đến như Lâm Ấp và Nam Chiếu (Vân Nam), chưa có khả năng chủ trì vận mệnh đất nước mặc dầu có sự đoàn kết được tìm thấy ở tầng lớp ưu tú Hoa-Việt này và chưa đáp ứng kỳ vọng của các nhóm xã hội khác ở Giao Chỉ mà bị loại trừ với cuộc khởi nghĩa này. Còn phải chờ ba thế kỷ sau nửa để cuộc phiêu lưu này nó mới thành hiện thực với danh tướng Ngô Quyền, con trai của quan tư đồ và con rể của một trong những vị tướng hùng mạnh thời bấy giờ là Dương Diên Nghệ. Ngô Quyền sinh ra ở vùng núi Tản Viên và thành công tiêu diệt được quân Nam Hán vào mùa thu năm 938 tại eo biển sông Bạch Đằng. (Vịnh Hạ Long)
Bibliographie
Papin Philippe. Géographie et politique dans le Viêt-Nam ancien. In: Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient. Tome 87
N°2, 2000. pp. 609-628
Durand Maurice. La dynastie des Lý antérieurs d’après le Viêt điên u linh tâp. In: Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient. Tome 44 N°2, 1951. pp. 437-452
Trần Trọng Kim: Việt nam sử lược ( Histoire du Vietnam). Hanoi 1928