Anh Cả anh Hai

 

Tại sao ở trong Nam thay vì gọi anh Cả như ở miền Bắc  lại gọi anh Hai?

Version française

Có lần mình đi tham quan theo tour ở miền nam, có dịp nghe anh hướng dẫn kể cho tụi nầy về việc nầy. Theo chú nầy thì trong cuộc  hành trình Nam tiến của dân tộc ta thì người con cả phải ở lại cùng mẹ lo cho gia đình còn cha thì đi vào Nam một mình. Khi vào Nam một mình xa quê nhà hay thường lấy vợ thứ nên thường có con. Thì đứa con nầy thường được gọi là chị HAI hay anh HAI theo cấp bậc trong gia đình đông con  vì con đầu lòng đã có rồi ở ngoài Bắc.  Còn có một giả thuyết khác như sau: dưới triều nhà Nguyễn hay có thói quen kiêng gọi tên cúng cơm c ủa vua nên chẳng hạn ĐẢM  trở thành ĐỞM vì là Đảm là tên của  Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng) (can Đảm trở  thành can đởm). Vua Minh Mạng có vợ tên là Hồ Thị Hoa, mẹ của vua Thiệu Trị nên cái cầu mà Tả quân Lê văn Duyệt xây cất ở gần một vườn hoa xinh đẹp ở Bến Nghé (Quận 1 ngày nay) được gọi lúc đầu là cầu HOA sau phải lấy tên là BÔNG. Vậy chữ Cả thì sao? Theo dã  sử có người cho rằng Cả bị kiêng cữ  vì  chỉ người con cả của vua Gia Long (hoàng tử  Cảnh) nên phải dùng chữ khác. Thật là vô lý vì  Hương  Cả  là chức đứng đầu trong làng ở Nam Bộ mà  vẫn thường  nghe dân gọi và vẫn dùng dưới thời Pháp thuộc. Như  vậy là không đúng. Chúng ta nên nhớ  lại người Việt ta thuộc ngữ Nam Á. Ngoài người Việt  còn  có rất nhiều dân tộc khác mà nay ta gọi là đồng bào thiểu số như Tai-Kadai, Nam Đảo, Mường, Hmông, Chàm  vân vân). Vì thế có sự vay mượn các  từ ở  trong ng ôn ngữ  của các bộ tộc thuộc về ngữ hệ Nam Á hay Nam Đảo. Ở Nam Bộ trước đây là lãnh thổ của nước Phù Nam mà người nước nầy giờ đây biết rõ không phải là người Cao Miên mà là người Nam Đảo cũng như người Chàm, người Mạ dù biết rằng nước Phù Nam bị nước Chân Lạp (Cao Miên)  thôn tính. Nhưng vì đất quá rộng nên chổ nào mà người Khơ Me chiếm ở thì người Phù Nam trở thành người Khơ Me vì  bị  đồng hóa còn chổ nào không bị chiếm như  ở Nam Bộ  thì họ vẫn là người Phù Nam thuộc về chủng Nam Đảo.  Từ sự gần gũi của chủng Nam Á  với  chủng Nam Đảo đã có cả nghìn năm theo các tài liệu nghiên cứu di truyền từ 20 năm g ần đây nên chuyện mượn từ HAK của người Phù Nam của chủng Nam Đảo ở  Nam Bộ  rất bình thường để chỉ con cái. Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc, con CẢ mà người Phù Nam gọi là con HAK.  Như vây anh HAI, chị HAI là từ anh HAK, chị HAK của người  Phù Nam. Bởi vậy ở miền nam hay thường thấy người Việt nào có tóc dợn sóng đó là người có gốc Phù Nam còn người Việt không bao giờ  có tóc  dợn sóng cả  vì chúng  ta có  lai Mông Cổ  thuộc chủng Mông Cổ Phương Nam nên tóc rất thẳng.  

Version française

Pourquoi dans le Sud Vietnam au lieu d’appeler « Frère aîné  (Cả)» comme au Nord, on l’appelle « Frère Hai » ?

Une fois, alors que je  faisais une visite dans le Sud Vietnam, j’avais l’occasion d’écouter le guide  du car nous en parler. Selon lui,  lors de la marche de notre peuple vers le Sud, le fils aîné doit rester auprès de sa mère pour subvenir aux besoins de la famille tandis que son père engagé dans l’armée se rend tout seul dans le Sud. Loin de sa famille et de sa terre natale, il a l’habitude de prendre une seconde épouse et d’avoir un autre enfant. Celui-ci  sera appelé « sœur Hai » ou « frère Hai » car cela correspond au rang « DEUX » dans la famille composée de plusieurs enfants. Il existe une autre hypothèse comme suit:

Sous la dynastie des  Nguyễn, il y a une tradition de s’abstenir de toute action faisant référence au prénom du roi ou de ses proches. C’est pour cela que le mot ĐẢM est remplacé par le mot ĐỞM car ĐẢM est le prénom de Nguyễn Phúc Đảm (Roi Minh Mang) (can đảm signifiant courage est transformé en can đỏm). Le roi Minh Mang avait une épouse nommée Hồ Thị Hoa, mère du roi Thiệu Trị.  Le vice-roi Lê Văn Duyệt a construit près d’un magnifique jardin à Bến Nghé (premier arrondissement de Hồ Chí Minh Ville d’aujourd’hui) un pont portant à son début  le nom « pont fleuri  (cầu  HOA)» devenu plus tard « cầu BÔNG ». Selon l’on dit, le mot Cả n’est pas employé car il fait allusion au fils aîné du roi Gia Long (Prince Cảnh). C’est absurde car « Hương Cả » est le titre octroyé au premier personnage du village dans le Sud Vietnam, souvent entendu par la population et utilisé encore à l’époque coloniale française. C’est absurde car on ne fait jamais attention au rang ou au titre accordé.

On doit rappeler  que les Vietnamiens font partie du groupe austro-asiatique. Outre les Vietnamiens, il y a de nombreuses autres ethnies que l’on appelle désormais  des minorités ethniques telles que les Tai-Kadai, les Austronésiens, les Mường, les Hmong, les Cham etc.). Par conséquent, il y a toujours l’emprunt réciproque des mots dans le vocabulaire employé par ces ethnies. Au Sud Vietnam, jadis c’était le  territoire du royaume de Founan dont les habitants n’étaient pas les Khmers mais les Austronésiens comme les Cham et les Mạ dans la région Đồng Nai malgré l’annexion de ce royaume plus tard par le Chenla devenu plus tard l’empire angkorien  des Khmers. Comme leur  territoire était trop vaste, les Khmers n’arrivaient pas à  assumer leur présence partout. C’est pour cela que les Founanais  ne devenaient que les Khmers dans les endroits où le contact était possible grâce à la politique d’assimilation. Par contre dans d’autres endroits les Founanais continuaient à vivre comme avant.  

Étant donnée la proximité incontestable des groupes austro-asiatiques et austronésiens prouvée depuis des milliers d’années par les documents des travaux de  recherche génétique il y a  récemment une vingtaine d’années, l’emprunt du mot  HAK des Founanais appartenant au groupe austronésien  dans le Sud Vietnam par les Vietnamiens est très normal pour désigner les enfants.

Selon l’écrivain vietnamien Bình Nguyên Lộc, le fils aîné est appelé toujours sous le nom « Fils HAK »par les Founanais. Alors « sœur HAI » ou « frère HAI » employés par les Vietnamiens dans le Sud Vietnam  proviennent évidemment des  Founanais. C’est pourquoi dans le Sud Vietnam lorsqu’on rencontre un Vietnamien ayant des cheveux ondulés, on peut déduire qu’il est d’origine founanaise comme les Mạ dans la région Đồng Nai. Un pur Vietnamien n’a jamais les cheveux ondulés mais il a par contre les cheveux droits  car il  fait partie du groupe mongoloïde du Sud.

 

Tình bạn bè (L’amitié)

Tình Bạn Bè

Version française

Không tựa  như tình yêu, tình bạn bè đòi hỏi ít nhất những đức tính được tìm thấy ở một người nào đó để  rồi mới khơi dậy được tình cảm. Một số nhà tư tưởng Hy Lạp như Epicure và Ciceron nhận thấy ở trong tình bạn phải có dấu hiệu của thành tích cá nhân. Những người khác như Platon cho rằng tình bạn bè giữ một vai trò trọng yếu trong việc hình thành và duy trì các thành quốc Hy Lạp.

Đây cũng là trường hợp của Việt Nam, nơi mà tình bạn bè  không chỉ là xi măng xã hội mà còn là một trong năm mối quan hệ đặc ân mà được Nho giáo Việt Nam coi trọng trong việc duy trì  liên kết xã hội. Tình bạn không phải do ngẫu nhiên mà có bởi vì nó thường được gắn bó với môi trường xã hội mà chúng ta đang sống. Nhưng đây ở Việt Nam thì tình bạn bè luôn luôn được  gắn bó mật thiết với tầm nhìn của nho giáo. Đúng hơn, nó được sinh ra từ lòng quý trọng.

Không bao giờ có hàng rào giai cấp trong tình bạn cả.  Chúng ta  có thể kết bạn với ai đó nếu chúng ta tìm thấy ở họ có  những đức tính của một người hào hiệp. Người này không nhất thiết thuộc về tầng lớp quý tộc hay giai cấp tư sản. Tình bạn có được  sức sống và sức mạnh của nó từ những dữ kiện lịch sử mà được tiếp tục trích dẫn và kể lại cho đến nay  ở đất nước chúng ta.

Đây là trường hợp của mục phu  Ðào Duy Từ với chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Là tác giả cuốn « Ngọa Long Cương mục », học giả Ðào Duy Từ, chán với cuộc sống thế gian và thất bại  trong các kỳ thi quan lại vì nạn tham ô của các giám khảo, nên quyết định ẩn dật  ở Qui Nhơn thuộc miền trung Việt Nam. Để cung ứng cho nhu cầu của mình, ông đồng ý thành người chăn trâu. Sự hiện diện của ông đã được báo cáo cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên.  Chúa nầy liền triệu tập ông ta vào dinh của mình. Thấy lãnh chúa tiếp mình với y phục buồng ngủ và mang đôi  màu xanh, ông liền dừng lại trước cổng. Ông mới nói với một người thân cận của chúa mà cũng là cha vợ của ông  là Trần Ðức Hòa như sau: Chúa thượng  xem thường tài năng của tôi. Bởi vậy chúa thượng mới rước tôi như một người tầm thường với y phục như vậy.

Được mách lại với sự nhận xét này, chúa  Nguyễn mới trở vào trong phòng, mặc lễ phục đàng hoàng và ra sân để chào đón Ðào Duy Từ. Nhìn thấy chủ nhân tiếp đón mình lần này với vẻ trang trọng, Ðào Duy Từ chịu quỳ xuống tạ tội. Bằng nghĩa cử cao cả này, chúa Nguyễn đã chứng tỏ cho Ðào Duy Từ  thấy ngài  không chỉ là người đáp ứng được  kỳ vọng  của ông mà còn là một lãnh chúa khôn ngoan và khoan dung.  Đào Duy Từ  không lâu trở thành cố vấn và tri kỷ của chúa Nguyễn.  Ông là tác giả của một số mưu kế chống lại chúa Trịnh, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là mưu kế dựa trên cách chơi chữ được trình bày dưới dạng các câu thơ viết bằng chữ « nôm » trên một thẻ bài đặt trong khay hai tầng để  tuyên bố  sự  từ chối phục tùng của chúa Nguyễn với  chúa Trịnh Tác.

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.

Cả triều đình không ai giải và hiểu nổi các câu thơ đành nhờ đến sĩ phu Phùng Khắc Khoan giải thích giùm. Chữ mâu (矛) viết không có dấu phết thì thành chữ dư (予). Chữ mịch (覔) mà bỏ chữ kiến (見) là chữ bất (不).  Chữ ái (愛) nếu viết thiếu chữ tâm (心) thì ra chữ thụ (受). Chữ lực (力) để cạnh chữ lai (來)  sẽ thành chữ sắc (勑). Như vậy  bốn câu trên là: dư bất thụ sắc (ta không nhận sắc) cùng với  tờ sắc phong  mà Trịnh Tác ban cho chúa Nguyễn.

Ông là người đưa ra các kế hoạch xây dựng các đồn lũy  Trường Dục và Ðồng Hới để đối mặt với các cuộc xâm lược của nhà Trịnh mà ông cũng là một trong những người chủ trương chinh phục và thôn tính các lãnh thổ ở  phía Nam (Chiêm Thành, Nam Kỳ) với các chiến sĩ nông dân. Nhờ Ðào Duy Từ, lãnh thổ của các chúa Nguyễn càng ngày càng bành trướng thêm. Nhờ tài trí và mưu kế, Đào Duy Từ đã đem lại cho chúa Nguyễn những gì mà Khổng Minh Gia Cát Lượng đã làm với Lưu Bị (Lưu Hoài Đức) vào thời Tam Quốc ở Trung Quốc.

Tình bạn cũng đồng nghĩa với lòng trung thành. Đây là trường hợp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng hai bộ hạ của ông  Dã Tượng và Yết Kiêu. Yết Kiêu có tài  bơi lội xuất sắc mà Hưng Đạo Vương đã giao cho nhiệm vụ giữ  thuyền ở  bên bờ  sông trong cuộc dọ thám  chớp nhoáng ở  vùng đất của quân Mông Cổ. Bị  phát hiện và truy đuổi, Hưng Ðạo Vương đang do dự định đi  về hướng khác thì được  Dã Tượng nhắc nhở ông rằng Yết Kiêu tiếp tục đợi vẫn chờ ông ở bờ sông. Nhờ lòng tin cậy và tính hào hiệp mà Hưng Ðạo vương  luôn có  đối với các thuộc hạ trung thành nên ông đã được cứu trong gang tấc. Tình bạn này tiếp tục được tôn vinh cho đến ngày nay vì chúng ta không chỉ tìm thấy trên bàn thờ Hưng Ðạo Vương, vị anh hùng, mà còn có hai người hầu trung thành của ông.

Tình bạn bè bắt buộc phải có nghĩa vụ mà đôi khi có thể dẫn đến sự hy sinh. Đây là trường hợp của tướng Võ Tánh với chúa Nguyễn Ánh, vị hoàng đế tương lai Gia Long.

Cảm phục dũng cảm và mưu trí của Võ Tánh, chàng thanh niên Nguyễn Ánh đã không tiếc công sức để  kết bạn với ông mà còn  gả người em gái nhỏ của ngài cho ông tức là công chúa Ngọc Du. Vài năm sau Võ Tánh trở thành một trong những danh tướng tài ba của Nguyễn Ánh. Để chống lại quân Tây Sơn, ông được giao nhiệm vụ bảo vệ thành Qui Nhơn. Điều này làm nhà Tây Sơn phải huy động  nhiều tháng một lực lượng quan trọng. Mặc dù có lời năn nỉ của  Gia Long và những người thân cận nên từ bỏ Qui Nhơn, ông chọn lựa  tự sát thay vì đầu hàng khi thành phố thất thủ.

Đây cũng là một cái bẫy mà ông ta muốn giăng ra cho kẻ thù của mình nhưng cũng là một nghĩa vụ mà ông ta muốn đền đáp, như một dấu hiệu của tình bạn, lòng trung thành và lòng biết ơn, đối với Nguyễn Ánh bằng cách giúp Nguyễn Ánh  chiếm Huế rất dễ dàng hơn vì quân Tây Sơn rất ít ỏi. Học giả Ðặng Ðức Siêu, thượng thư  bộ lễ, được Nguyễn Ánh ủy nhiệm soạn bài tang lễ vài năm sau để tưởng nhớ Võ Tánh, tình bạn và lòng trung thành của ông.

Tình bạn bè là  nguyên nhân của một số truyền thuyết Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Lưu Bình Dương Lễ. Đây là câu chuyện kể lại một tình bạn chân thật  của hai chàng trai Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình xuất thân từ một gia đình giàu có trong khi Dương Lễ sống khổ cực. Lúc cha mẹ họ mất, Lưu Bình đón  rước Dương Lễ về nhà để  cùng chung  sống. Họ cùng  học giống nhau và có cùng sở thích. Nhận thức được hoàn cảnh bấp bênh của mình, Dương Lễ rất chăm học và cần cù. Mặt khác, Lưu Bình, ỷ lại  giàu có  mà lo ăn chơi trác tán. Đến ngày thi cử, Dương Lễ được  đổ  làm quan ở  vùng xa. Còn Lưu Bình thì  thất bại trong cuộc thi. Vì cuộc sống sa đọa nên mấy năm sau, Lưu Bình bị sạt nghiệp và chạy đến cầu cứu  ở người bạn là Dương Lễ.  Ngạc nhiên  vô  cùng, Lưu Bình  không được Dương Lễ tiếp đón nồng hậu mà còn cho thị vệ đuổi đi.

Bị đau đớn với sỉ nhục này, Lưu Bình  tự hứa với bản thân mà không thực  tin tưởng chi cho mấy rằng mình sẽ thành công trong cuộc thi  tới để mà rửa hận.Trên đường trở về quê, anh ta  ghé vào một quán trọ do Châu Long, một cô phụ nữ trẻ độc thân điều hành. Được  cô  nầy bày tỏ ra sự  thông cảm, Lưu Bình  tự  để  mình bị thuyết phục bởi sự động viên và quan tâm của cô  khiến anh ta  bắt đầu chuẩn bị học lại nghiêm túc cho cuộc thi  tới. Nhờ đó anh ta  thành công trúng cử  trong kỳ thi tới. Anh ta vội vả  trở  về phòng trọ báo tin vui  này cho Châu Long.

Anh quá  thất vọng vì nhà trọ đóng cửa và Châu Long đã biến mất. Anh ta đã nhanh chóng tìm bạn của mình là Dương Lễ để dạy cho anh nầy một bài học. Anh rất ngạc nhiên trước sự đón tiếp chu đáo và thân thiện của Dương Lễ. Anh ta định trách móc Dương Lễ về hạnh kiểm và thói đạo đức giả của anh nầy. Nhưng anh bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của Châu Long. Sau đó anh mới được biết Châu Long là vợ thứ hai của Dương Lễ và Dương Lễ đã giao cho Châu Long nhiệm vụ giúp đỡ anh về vật chất và động viên anh trên con đường học vấn để mà thành công. Anh hiểu rằng đây chỉ là một kế hoạch do người bạn của mình nghĩ ra để giúp anh vượt qua mọi khó khăn. Vừa xúc động, anh ta hòa thuận lại với  Dương Lễ và  mạnh mẽ ôm lấy hắn.

Tình bạn hiếm khi bị cắt đứt ở vùng đất huyền thoại này. Chúng ta thường coi trọng tình bạn nầy cho đến cuối cuộc đời. Đây là trường hợp của  vua Gia Long với  Cha Cả Pigneau de Béhaine hoặc trường hợp của Hồ Chí Minh với ủy viên Pháp Jean Sainteny.

Mặc dù vua Gia Long  không có thiện cảm với các nhà truyền giáo nước ngoài, nhưng ngài vẫn thích chấp nhận sự hiện diện của họ trong thời kỳ trị vì của mình. Điều này phần lớn là do sự biết ơn  và lòng trung thành của ngài đối với người đàn ông đã liều mình che giấu và giúp đỡ ngài  giành lại ngai vàng cùng với những người lính đánh thuê người Pháp. Còn cụ Hồ Chí Minh, mặc dù có sự khác biệt về chính trị với Jean Sainteny, nhưng ông luôn dành sự quan tâm sâu sắc cho vị ủy viên này vì trong thâm tâm của họ, họ vẫn tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người đều biết rằng dù muốn dù không khi ở phe đối lập  trong cuộc đối đầu, mỗi bên ai cũng cố gắng bảo vệ đất nước của mình bằng mọi giá. Các cuộc thương lượng kéo dài càng kéo dài thì lòng kính trọng giữa hai người càng ngày càng tăng lên. 

Sự  đối mặt không ngăn trở  được sự cảm tình và sự ngưỡng mộ lẫn nhau. Ánh  mắt của họ không ngớt  nhìn nhau trên chiếc thủy phi cơ đưa họ đến điểm hẹn ở Vịnh Hạ Long với đô đốc D’Argenlieu vào ngày 24 tháng 3 năm 1946. Tình bạn này đã minh chứng cho sự hiện diện và cảm xúc tột cùng của ủy viên Jean Sainteny trong ngày tang lễ của  cụ Hồ Chí Minh, vào ngày 9 tháng 9 năm 1969 tại Hànội mà Jean Sainteny đã tiết lộ sau này trong cuốn sách có tựa đề  « Face à Hồ Chí Minh », Seghers, 1970.

Tình bạn bè không chỉ là lối sống khôn khéo  mà nó còn phản ánh lối suy nghĩ của người  dân Việt đã được hun đúc bởi tầm nhìn của nho giáo  qua bao năm tháng.

L’amitié

A la différence de l’amour, l’amitié exige néanmoins des qualités trouvées en quelqu’un pour pouvoir faire naître les sentiments. Certains penseurs grecs comme Epicure et Cicéron voient dans l’amitié un signe de la réalisation personnelle. D’autres comme Platon accordent à cette amitié un rôle déterminant dans la formation et le maintien des cités.

C’est aussi le cas du Vietnam où l’amitié n’est pas non seulement un    ciment social mais aussi l’une des cinq relations privilégiées à laquelle la société confucéenne vietnamienne accorde une grande importance dans le maintien de la cohésion sociale. L’amitié ne naît pas par hasard car elle est liée d’une manière générale à l’environnement ou le milieu social où on vit. Mais ce n’est pas le cas du Vietnam où l’amitié est toujours en relation étroite avec la vision confucéenne. Elle est née plutôt de l’estime.

Il n’y a jamais la barrière sociale dans cette amitié. On peut se lier d’amitié avec quelqu’un si on trouve en ce dernier les qualités d’un gentilhomme. Celui-ci n’appartient pas nécessairement à l’aristocratie ou à la bourgeoisie. L’amitié puise sa vitalité et sa force dans les faits historiques qui continuent à être cités et relatés jusqu’à aujourd’hui  dans notre pays.

C’est le cas du bouvier Ðào Duy Từ avec le seigneur Nguyễn Phúc Nguyên. Auteur de la « Cime du Dragon couché » (Ngọa Long Cương), le lettré Ðào Duy Từ, lassé de la vie mondaine et de l’échec qu’il avait eu aux concours mandarinaux à cause de la corruption des examinateurs, préféra de se retirer à Qui Nhơn dans le Centre du Vietnam. Pour pourvoir à ses besoins, il accepta de devenir le gardien de buffles. Sa présence fut rapportée auprès du seigneur Nguyễn Phúc Nguyên. Celui-ci ne tarda pas à le convoquer dans sa résidence. En voyant le seigneur le recevoir avec une robe de chambre et des semelles de couleur verte, il s’arrêta devant le portail. Il dit à l’un des proches du seigneur qui n’était autre que  son beau-père Trần Ðức Hòa:

Le seigneur sous-estime mon talent. C’est pour cela je suis reçu comme une personne ordinaire avec cette tenue.

Saisi par cette remarque, le seigneur retourna dans sa chambre, s’habilla avec un costume d’apparat et se présenta dans la cour pour accueillir Ðào Duy Từ. En voyant le seigneur le recevoir cette fois avec solennité, Ðào Duy Từ accepta de s’agenouiller et de lui présenter ses excuses. Par ce geste magnanime, le seigneur montra à Ðào Duy Từ qu’il était non seulement à la hauteur de son attente mais aussi un homme de valeur, de sagesse et de tolérance. Ðào Duy Từ ne tardait pas à devenir son conseiller et son confident. Il était l’auteur de plusieurs stratagèmes contre les Trịnh dont le plus connu restait le stratagème s’appuyant sur un jeu de mots présentés sous forme de vers écrits en « nôm » sur une carte rangée dans un plateau à deux étages pour signifier au seigneur Trịnh Tác le refus de soumission du seigneur Nguyễn.

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.

Toute la cour n’arrivait  pas à donner des explications  aux quatre vers trouvés sur cette carte placée  dans ce plateau et était obligée de recourir au talent du lettré de ce temps Phùng Khắc Khoan.  Le mot (矛)  sans virgule devenait le mot  dư (予). Le mot  mịch (覔) dépourvu du mot kiến (見) était le mot bất (不). Le mot  ái (愛) écrit sans le mot  tâm (心) n’était autre que le mot  thụ (受). Le mot  lực (力) trouvé côte à côte avec le mot   (來) devenait ainsi  le mot  sắc (勑). On pouvait donner à ces 4 vers l’interprétation suivante: dư bất thụ sắc (Je refuse la nomination royale).

Il était à l’origine des plans des fortifications de Trường Dục et Ðồng Hới pour faire face aux invasions des Trịnh mais il était aussi l’un des acteurs préconisant la conquête et l’annexion des territoires du Sud ( Champa, Cochinchine ) par l’intermédiaire des paysans soldats. Grâce à Ðào Duy Từ, le territoire des seigneurs Nguyễn s’agrandit ainsi. Par son ingéniosité et par ses stratagèmes, Ðào Duy Từ a su apporter aux seigneurs Nguyễn ce qu’avait fait le conseiller Zhuge Liang (Khổng Minh Gia Các Lượng ) à Liu Bei (Lưu Hoài Ðức) à l’époque des Trois Royaumes en Chine.

L’amitié est aussi synonyme de fidélité. C’est le cas du général Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn avec ses serviteurs Dã Tượng et Yết Kiêu.  Ce dernier était un excellent nageur à qui Hưng Ðạo Vương avait confié la tâche de garder l’embarcation au bord d’un fleuve lors d’une excursion éclair sur le terrain des Mongols. Découvert et poursuivi par ces derniers, Hưng Ðạo Vương, hésitant et étant sur le point de prendre une autre direction, fut rappelé par son serviteur Dã Tượng que Yết Kiêu continuait à l’attendre au bord du fleuve. Grâce à la confiance et la magnanimité que Hưng Ðạo avait su entretenir toujours envers ses subordonnées et à leur fidélité infaillible, il fut sauvé de justesse. Cette amitié continue à être honorée jusqu’à aujourd’hui car on trouve non seulement sur l’autel dédié à Hưng Ðạo Vương, le héros lui-même mais aussi ses deux fidèles serviteurs.

L’amitié impose des devoirs qui peuvent même parfois conduire jusqu’au sacrifice. C’est le cas du général Võ Tánh avec le jeune seigneur Nguyễn Ánh, le futur empereur Gia Long. Admirateur de la bravoure et de la témérité de Võ Tánh, le jeune Nguyễn Ánh ne tardait à se lier d’amitié avec lui et à lui accorder la main de sa petite soeur, la princesse Ngọc Du. Võ Tánh devint quelques années plus tard l’un des généraux brillants de Nguyễn Ánh. Pour contrer l’armée des Tây Sơn ( ou Paysans de l’Ouest ) , il fut chargé de protéger la ville Qui Nhơn. Cela permit de mobiliser durant des mois entiers le gros des forces de Tây Sơn. Malgré les supplications de Gia Long et de ses proches d’abandonner Qui Nhơn, il préféra de se suicider au lieu se rendre lors de la chute de la ville.

C’était un piège qu’il voulait tendre à ses ennemis mais aussi un service qu’il rendait, en signe d’amitié, de fidélité et de reconnaissance, à Nguyễn Ánh en permettant à ce dernier de prendre Huế plus facilement car celle-ci était dégarnie entièrement. Le lettré Ðặng Ðức  Siêu, ministre des rites, fut chargé par Nguyễn Ánh de composer quelques années plus tard une oraison funèbre en l’honneur de Võ  Tánh, de son amitié et de sa fidélité.

L’amitié est à l’origine de plusieurs légendes vietnamiennes dont la plus célèbre reste Lưu Bĩnh Dương Lễ. C’est l’histoire d’une vraie amitié, celle de deux garçons Lưu Bình et Dương Lễ. Lưu Bình était issu d’une famille riche tandis que Dương Lễ vivait dans la misère. A la mort de leurs parents respectifs, Lưu Bình accueillit Dương Lễ dans sa maison et le fit profiter de son aisance. Ils faisaient les mêmes études et partageaient les mêmes loisirs. Conscient de sa situation précaire, Dương Lễ était studieux et laborieux. Par contre, Lưu Bình, fort de son héritage, s’adonnait aux plaisirs et aux jeux. Le jour des concours nationaux, Dương Lễ fut reçu au poste du gouverneur dans une contrée lointaine. De son côté Lưu Bình échoua. A cause de sa vie de débauche, il fut ruiné quelques années plus tard et alla chercher de l’aide auprès de son ami Dương Lễ. A sa grande surprise, il ne fut pas reçu par Dương Lễ et fut chassé par les gardes de ce dernier.

Meurtri par cette humiliation, il se promit sans trop y croire de réussir l’année prochaine aux concours afin de faire sa revanche.

Sur le chemin de retour dans son village natal, il s’arrêta dans une auberge tenue par Châu Long, une jeune femme célibataire. Comme celle-ci lui témoignait de la sympathie, Lưu Bĩnh finit se laisser convaincre par ses encouragements et ses attentions et se remit a préparer sérieusement son concours. Il réussît brillamment à la session suivante. Il se dépêcha de retourner à l’auberge pour annoncer cette nouvelle à Châu Long.

Il fut déçu car l’auberge était fermée et Châu Long avait disparu. Il ne tardait pas à aller chercher son ami Dương Lễ pour lui infliger une leçon. Il fut surpris par son accueil en grande pompe et son amabilité. Il fut sur le point de reprocher à Dương Lễ sa conduite et son hypocrisie. Mais il fut étonné par l’apparition subite de Châu Long. Il apprit par la suite que Châu Long était la seconde femme de Dương Lễ et que celui-ci lui donnait pour mission de l’aider matériellement et de l’encourager sur le chemin de la réussite. Il comprit qu’il s’agissait d’un plan élaboré par son ami pour l’aider à surmonter ses difficultés. Emu, il se réconcilia avec Dương Lễ et l’embrassa fortement.
L’amitié se rompt rarement sur cette terre des légendes. On préfère de l’honorer jusqu’à la fin de la vie. C’est le cas de l’empereur Gia Long avec Monseigneur Pigneau de Béhaine ou celui de Hồ Chí  Minh avec le commissaire Jean Sainteny.

Le premier, malgré son antipathie envers les missionnaires étrangers, préférait tolérer leur présence durant son règne. Cela a été dû en grande partie à sa reconnaissance et sa fidélité à la mémoire de l’homme qui avait risqué sa vie pour le cacher et le nourrir et qui l’avait aidé à reconquérir le trône avec ses mercenaires français.

Quant au second, malgré sa divergence politique avec Jean Sainteny, il avait toujours un égard profond envers ce commissaire car au fond d’eux-mêmes, ils se respectaient mutuellement. Chacun savait que quand on était bon gré mal gré dans la partie adverse et dans l’affrontement, on essayait  de défendre  chacun à tout prix sa patrie. Plus les discussions traînaient en longueur, plus de l’estime naissait entre ces deux hommes. Le face à face n’empêchait pas la  sympathie et leur admiration réciproque. Leur regard se croisait inlassablement dans l’hydravion qui les conduisit le 24 Mars 1946 au rendez-vous de la baie d’Along avec l’amiral D’Argenlieu. Cette amitié témoignait de la présence ultime et de l’émotion de Jean Sainteny lors des funérailles de Hồ Chí Minh, le 9 Septembre 1969 à Hànội, ce qu’a révélé plus tard Jean Sainteny dans son livre « Face à Hồ Chí Minh », Seghers, 1970.

L’amitié n’est pas seulement sur cette terre des légendes une voie de sagesse mais elle reflète aussi le mode de pensée du peuple vietnamien qui a été  façonné au fil des années par la vision confucéenne.

 

 

 

 

 

 

 

Ông Đồ (Le calligraphe)

Version française

Nghề ông đồ

Trong dịp lễ Tết, người Việt thường có thói quen thích treo các câu đối  trước lối vào nhà hay để đặt trước bàn thờ tổ tiên. Họ thường nhờ đến  ông đồ và  bày tỏ những khát vọng riêng tư của mình để  rồi ông nầy viết ra thành thơ hay câu đối. Chỉ có lúc Tết đến, ông đồ mới có thể  bán được chữ nuôi thân mình và mới cảm nhận còn được trọng dụng trong một xã hội tân tiến  ngày nay.  Thưở  xưa, tuy học vấn rất cao nhưng  họ thi cử  không có  phần may mắn thành công đỗ đạt như Trần Tế Xương để làm quan trong chế độ phong kiến nên buộc lòng phải làm nghề dạy học hay viết chữ thuê.   Nghề  ông đồ được nhà thơ  Vũ Đình Liên  miêu tả lại một cách thắm thiết, xót thương qua bài thơ có tựa đề « Ông Đồ » để nói lên số phận éo le của ông đồ  từ thời Pháp thuộc. Nay  nghề  nầy, chỉ còn làm trò giải trí lúc Tết về hay còn trọng dụng trong việc nghiên cứu chữ Hán-Nôm và  chỉ gợi lại cho ta  những ký ức của một thời  đã qua.

 

ÔNG ĐỒ GIÀ
Vũ Đình Liên

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
 

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phụng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

Version française

Le métier du calligraphe

Durant la fête du Têt, les Vietnamiens sont habitués à accrocher les « sentences parallèles » devant l’entrée de la maison ou à les placer devant l’autel des ancêtres. Ils recourent souvent à un calligraphe pour lui exprimer leurs aspirations personnelles et lui demandent de les concrétiser en  un poème ou en sentences parallèles. Ce n’est qu’à l’occasion du Tết (nouvel an vietnamien)  que le vieux calligraphe  peut vendre ses « mots (ou écrits) » pour subvenir à ses besoins journaliers et se sentir  encore  valorisé dans la société moderne d’aujourd’hui. Autrefois, malgré son éducation très élevée, le lettré (comme Trần Tế Xương)  n’avait pas la chance de réussir au concours mandarinal pour devenir un haut fonctionnaire dans le  régime féodal. Il était donc obligé de travailler comme  maître d’école ou calligraphe pour son compte. Le métier de calligraphe a été décrit par le poète Vũ Đình Liên avec affection et pitié à travers un poème intitulé « Ông Đồ (ou le vieux calligraphe) » évoquant son destin ironique durant la période coloniale française. Aujourd’hui, ce métier n’est qu’un simple divertissement lors de la fête du Têt ou il est utile encore dans l’étude des caractères sino-vietnamiens et ne fait que rappeler les souvenirs d’une époque révolue.

Le vieux calligraphe

Chaque année, quand la fleur du pêcher éclot
On voit de nouveau le vieux calligraphe
Qui étale son encre de Chine et ses papiers d’un rouge vermillon
Sur le trottoir où tant de gens passent.

Combien de gens le louent pour son travail d’écriture
En claquant leur langue, ils ne cessent pas de le complimenter
Une telle dextérité est dans les traits artistiques de l’écriture
C’est la danse du phénix et le  vol du dragon.

Mais  d’année en année, peu de gens s’y intéressent
Où sont-ils aujourd’hui ces loueurs d’écriture?
Les papiers rouges tristement inutilisés  n’arrivent plus à garder leur éclat
Et l’encre asséché  se dépose au fond de la soucoupe à encre en apparence mélancolique.

 
Le calligraphe est toujours assis là
Mais les passants ne le voient pas
Les feuilles jaunes  tombent sur ses papiers
Dans  de la bruine virevoltante en plein air.

Cette année, quand la fleur du pêcher refleurit
On ne voit plus le vieux calligraphe
De tous les gens des années passées
Où se trouve leur âme maintenant?

La palanche (Chiếc đòn gánh)

 

Chiếc đòn gánh (la palanche).

Version française

 Khi đến đất nước ta các người ngoại quốc được nhìn thấy ít nhất một lần người bán hàng rong nhẹ nhàng nhún nhảy bên phải bên trái với đôi quang gánh trên đường phố.  Đối với họ, đây là một hình ảnh thật lạ mắt  và quyến rũ nhưng đối với chúng ta nó là một hình ảnh quá quen thuộc, nó làm chúng ta nao lòng, nặng trĩu trong tâm hồn vì nó gợi lại cho chúng ta hình ảnh của nguời phụ nữ  Việt nam  can đãm,  hy sinh, chịu đựng  dù nghèo khổ  đến đâu  vẫn cố gắng bán rong tần tão nuôi con hay gia đình nhờ  chiếc  đòn gánh dung dị nầy. Đối với họ, một người phụ nữ nhỏ bé Việt Nam nầy làm sao lại có thể  gánh nổi đến hàng chục cân chỉ nhờ cây đòn gánh mỏng manh, quả thật  một điều kỳ dị phi thường. Theo kết quả được được công bố vào  đầu tháng 1 năm 2020 từ  sự hợp tác của ba đại học Edith Cowan (Mỹ),  Calgary (Gia Nã Đại) và trường y dược của đại học Thái Nguyên thì chúng ta  biết được những người mang  chiếc đòn gánh bằng tre tiết kiệm tới 20% năng lượng so với các đòn gánh cứng.  Chính nhờ sự điều chỉnh được sự cân bằng của họ trong bước đi khiến giảm đến 18% lực mà số tạ ép lên vai nhất là họ có thể chuyển vai nên bớt mệt mỏi. Nguyên liệu làm đòn gánh dồi dào nhất là tre được  trông thấy  ở đồng bằng còn ở  các vùng thượng du thì làm bằng gỗ. Ngay từ khi làm chiếc đòn gánh, phải cẩn thận trong việc  chọn lựa  những gốc tre già và thẳng, không bị kiến làm tổ trong ống và có đốt đều nhau. Rất quan trọng khi làm đòn gánh, đó là độ dẻo dai. Nếu đòn gánh quá cứng thì người gánh lâu sẽ rất đau vai, mềm quá thì sẽ không đỡ được trọng lượng ở  hai đầu, dễ bị gãy.  Chính nhờ ờ  sự dẻo dai của chiếc quang gánh nên sự uyển chuyển của người phụ nữ Việt trông rất mềm mại duyên dáng trong bước đi.

Theo nhà văn Hữu Ngọc, cái vật lãng mạn nhất ở phương Đông, chẳng rõ nó có từ bao giờ có lẽ nó được kết tinh từ nền văn hóa nông nghiệp với trí óc tưởng tượng của người cần lao  để rồi nó  trở thành một phương  tiện di chuyển hữu hiệu  ở  trên các bờ ruộng chật hẹp và các đường về làng lại nhỏ bé.

Lúc đầu người nông dân dùng gánh lúa nặng kẽo kẹt để đi qua các cánh đồng vài cây số  mang lúa về nhà. Nhạc sỹ Phạm Duy có dịp nhắc đến chiếc đòn gánh trong nhạc phẩm « Gánh Lúa » như sau :

Lúc trời mà rạng đông, rạng đông
Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
Bước đều mà quang gánh nặng vai….

Nó còn dùng để gánh nước giếng  ở trong làng. Có tục lệ là dù nghèo hay giàu  phải gánh nước đêm ba mươi  để  tượng trưng đầy đủ những tiện nghi vật chất ở trong nhà. Nếu nhà có đầy nước thì có nghĩa là chúng ta có một mái nhà sung túc, có cơm ăn, có áo mặc vân vân … Sau đó nó trở thành bầu bạn của bao nhiêu thế hệ phụ nữ Việt Nam bán rong ở các phiên chợ hay  len lỏi chân bước liêu  xiêu  trên các nẻo đường phố tấp nập mà chúng ta hay thường trông thấy giờ đây ở các đô thị. Đó là hình ảnh của những người mẹ tảo tần nuôi con từ lúc còn thơ, chẳng từ gian nan gồng gánh cả gia đình với chiếc quang gánh. Nói như nhà thơ Nguyễn Vân Thiên trong bài thơ «Cây  đòn  gánh» :

Da xương bào cật tre mòn
Trăm năm mẹ gánh đời con qua đèo
Gánh yêu thương, gánh khổ nghèo
Gánh mơ ước lẫn gieo neo đi về…

Phải cật tre tuy rất cứng thế lại mòn vì thấm ướt  bao nhiêu năm nay mồ hôi nước mắt của mẹ.  Lúc còn thơ, con còn được ngồi trong quang gánh lúc chiều  về.  Còn bây giờ  con càng lớn  thì  quang gánh của mẹ càng thêm nặng dù con không có ngồi đi nữa, đôi vai mẹ càng thêm hao gầy, lưng mẹ vẫn còng thêm vì gia đình. Biết bao giờ cho con gánh mẹ lại một lần, đó cũng là niềm ước mơ của nhạc sỹ Quách Beem  trong nhạc phẩm « Gánh Mẹ ». Hình ảnh của  người phụ nữ  bán rong với  đôi quang gánh  trên đường  phố  nó ăn sâu từ bao giờ trong tâm khảm của  biết bao nhiêu người dân Việt và nói lên sự can đảm  phi thường, tình yêu bao la thắm thiết  của  một người mẹ, một người vợ, người phụ nữ sống vì các con, vì chồng, vì cuộc sống  lam lũ hằng ngày. Uớc mong một ngày nào đó ở  đất nước chúng ta hình ảnh quen thuộc này nó chỉ còn là một ký ức của một thời xa xôi nhờ  sự phát triển của công nghệ hoá khiến chúng ta  không còn thấy nao lòng  mà cảm thấy  hân hoan vì nó là một  biểu tượng đặc trưng từ đây trong  văn hóa Việt Nam cũng như trống đồng, chiếc áo dài, hoa sen, con trâu vân vân…

La palanche 

Débarqués dans notre pays, les  touristes étrangers ont  l’occasion de voir au moins une fois une marchande ambulante balancer doucement son corps  au rythme de son déplacement tantôt à gauche, tantôt à droite avec la palanche et ses deux paniers dans les rues de la ville. Pour eux, il s’agit d’une image étrange à leurs yeux et séduisante. Par contre pour nous, c’est une image très familière qui nous rend profondément attristés et nous  fait mal au cœur car elle nous évoque l’image d’une femme vietnamienne courageuse, résignée à vivre dans une extrême pauvreté, n’arrêtant pas à faire beaucoup de sacrifices et s’efforçant de colporter, grâce à cette palanche rudimentaire, ses marchandises journalières pour nourrir sa famille.  Pour ces touristes, comment cette femme  vietnamienne de petite taille  arrive-t-elle à porter des dizaines de kilos avec seulement une mince tige en bambou allongée et incurvée?  C’est en fait un miracle extraordinaire. Selon les résultats récemment connus au début du mois de janvier 2020 provenant de la coopération des universités Edith Cowan (USA), Calgary (Canada) et l’école de médecine et de pharmacie de  l’université Thái Nguyên, on sait que les  gens portant  la palanche en bambou économisent jusqu’à 20 % de leur énergie par rapport à ceux se servant des  tiges en bois rigide en ajustant leur équilibre dans la marche, ce qui fait diminuer de 18%  le poids du fardeau  supporté avec la possibilité de changer d’épaule leur palanche pour soulager la fatigue.

 

Le matériau de base  employé  abondamment dans la fabrication de la palanche  est le bambou que l’on trouve surtout dans les plaines et dans les hautes terres, elle est faite de bois. Au moment de sa fabrication, il faut prendre soin de choisir bien droit le pied du vieux  bambou. Celui-ci  ne porte aucune trace du nid de fourmis dans sa cavité et ayant des entre-nœuds uniformément répartis. Il est important de connaître son degré de flexibilité lors de cette fabrication. Si la tige est trop dure, la personne qui la porte longtemps aura beaucoup de douleur à l’épaule. Par contre  une tige trop molle ne peut pas supporter le poids aux deux extrémités, ce qui facilite la cassure.

 

 

(Chiếc đòn gánh)

C’est grâce à la flexibilité de la palanche que le mouvement de la femme vietnamienne fait preuve de sa souplesse étonnante  et sa grâce dans ses pas.

Selon l’écrivain Hữu Ngọc, on ne connait pas exactement  la date d’apparition de l’objet le plus romantique de l’Orient. Celui-ci  provient probablement de la civilisation  agricole avec l’esprit d’invention d’un « ouvrier-paysan »  afin de devenir le moyen de transport le plus efficace sur la lisière des champs étroits et des petits chemins d’accès au village.

Au début, la paysanne se sert de la palanche pour ramener à la maison la lourde charge du riz paddy à travers des champs  sur quelques kilomètres. Le célèbre compositeur Phạm Duy a eu l’occasion d’évoquer cet instrument dans sa chanson « Gánh Lúa » comme suit:

Lúc trời mà rạng đông, rạng đông
Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
Bước đều mà quang gánh nặng vai….

Au moment de l’aube se profilent au bout du chemin peu fréquenté les ombres des gens …
Leurs pas sont réguliers mais la palanche commence à se faire sentir sur leurs épaules ….

La palanche  est également utilisée pour transporter l’eau du puits du village. Il existe une coutume selon laquelle les pauvres ou les riches doivent ramener de l’eau avec la palanche  la trentième nuit du nouvel an pour symboliser tout le confort matériel qu’ils ont dans  leur maison.

Si la maison a assez d’eau, cela signifie qu’on est aisé, on a assez de la nourriture à manger, des vêtements à s’habiller etc…

Puis la palanche est devenue le compagnon de nombreuses générations de femmes vietnamiennes tentant de vendre leurs marchandises aux coins des marchés ou se faufilant à petits pas chancelants dans les rues animées que l’on voit souvent aujourd’hui dans les zones urbaines. C’est l’image des mères  prenant soin de leurs enfants dès leur plus jeune âge et  ne renonçant pas à affronter les difficultés et les afflictions en subvenant aux besoins de la famille (grâce à  leur palanche) . Comme l’a dit le poète Nguyễn Văn Thiên dans le poème intitulé « La palanche »:

Da xương bào cật tre mòn
Trăm năm mẹ gánh đời con qua đèo
Gánh yêu thương, gánh khổ nghèo
Gánh mơ ước lẫn gieo neo đi về…

Ayant sa peau ratatinée semblable à l’écorce  de la tige du bambou usée, la mère continue à «accompagner l’enfant tout au long de sa vie » au fil des années, garder constamment  l’amour, supporter la pauvreté,  continuer  à avoir des rêves ainsi que des difficultés rencontrées.

Même si l’écorce de la palanche en  bambou est très coriace, elle  est usée car elle  a été mouillée au fil de nombreuses années par la sueur et les larmes de notre  mère. Quand  nous étions enfants, nous pouvions encore nous asseoir dans les paniers suspendus à la fin de la journée. Mais  maintenant nous sommes grands et nous ne pouvons plus nous y asseoir. Malgré cela, les  épaules de notre mère continuent à s’amaigrir, son dos ne s’arrête pas à  se courber à cause de la famille. Comment pourrais-je porter une fois ma mère ? C’est le souhait ardent du musicien vietnamien  Quách Beem dans la chanson « Gánh Mẹ ».

L’image d’une colporteuse vietnamienne trainant dans la rue sa palanche et ses deux suspensions est ancrée depuis longtemps  dans le fond du cœur de nombreux Vietnamiens et témoigne du courage extraordinaire et de l’immense amour d’une mère, d’une épouse, d’une femme qui vit pour ses enfants, pour son mari et pour sa vie quotidienne.

Espérons qu’un jour cette image familière ne soit que le souvenir d’une période lointaine grâce au développement de la technologie dans notre pays. Elle ne nous rend plus attristés mais elle va nous réjouir  car elle devient désormais un symbole de représentation  dans notre culture vietnamienne comme les tambours de bronze, la tunique (Áo dài), le lotus, le buffle etc…

Les tombes des princes Han (Version vietnamienne)


Version française

Các lăng mộ của vua chúa nhà Hán

Tương tự như người tiền nhiệm  Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế của nhà Hán, trong thời gian trị vì hay thường cử sứ giả đi tìm kiếm các nơi thiên thai để tìm kiếm sự bất tử và tiếp cận với thế giới thần tiên. Những vùng đất thần thoại này thường được gắn liền với đảo Bồng Lai  ở phía đông và núi Côn Lôn  ở phía tây trong tín ngưỡng ở thời nhà Hán. Đây là ngọn núi nơi mà  Tây Vương Mẫu  (Xiwangmu) ở, người mà nắm giữ được thần dược trường sinh bất lão. Chính vì lý do này mà người ta hay tìm thấy  thường xuyên  hình ảnh nầy trong việc  trang trí các lăng mộ của người Hán. Đây là một bằng chứng  không chỉ cho sự phổ biến mà còn là một quan niệm của Lão giáo liên quan đến việc kéo dài sự sống sau khi qua đời. Theo một số tin đồn chưa được xác minh và không có căn cứ, Trương Khiên  được Hán Vũ Đế  ủy thác  vụ tìm kiếm ban đầu các công thức trường sinh bất tử ở sườn núi Côn Luân, nơi sống của những người bất tử. Vẫn thường mặc áo choàng dài, những người này có khuôn mặt góc cạnh, miệng rộng trên một cằm nhọn, lông mày cong và tai to khiến họ có một dáng người khá kỳ quặc và hốc hác. Khi họ đã đạt được đến con đường đạo của  Lão giáo, họ có đôi cánh trên vai. Trong quan niệm của Lão giáo về thế giới bên kia, để giữ đuợc toàn vẹn cơ thể  của người qua đời và sự bất tử của linh hồn thì phải lấp 9 lỗ ở trên cơ thể của con người bằng  các vật thể bằng vàng và ngọc. (miệng, tai, mắt, lỗ mũi, niệu đạo và trực tràng). Sau đó, người quá cố phải được đeo mặt nạ hay  mặc một bộ y phục bằng ngọc thạch mà việc sử dụng phải được điều chỉnh bởi một nghi thức thứ cấp bậc rất nghiêm ngặt. Đối với hoàng đế, trang phục bằng ngọc được may với các chỉ vàng. Còn đối với các  vua chúa và các quan chức kém quan trọng khác, thì trang phục bằng ngọc của họ chỉ có  những sợi bạc hay đồng. Việc sử dụng trang phục phản ánh lại tín ngưỡng  của người Hán về sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia vì ngọc thạch được cho là có đặc tính yểm trừ ma qủy để dẫn đến sự bất tử của linh hồn.

Vào thời nhà Hán, quan niệm nhị nguyên về linh hồn đã được đề cập đến trong một số văn bản Trung Hoa  như ở quyển sách Hoài Nam Tử của Lưu An. Mỗi cá nhân có hai linh hồn: một cái gọi là hun được lên thiên đường và cái còn lại được gọi là po, biến mất đi cùng với thể xác của người đã khuất. Để ngăn chặn linh hồn « hun » thoát ra ngoài qua các khe hở trên khuôn mặt, mặt nạ hoặc trang phục là điều rất cần thiết.

Quan niệm nhị nguyên về linh hồn này thực sự là của người Trung Hoa hay vay mượn từ một nền văn minh khác của người Bách Việt không? Nó được tìm thấy ở những người Mường, anh em họ hàng của người dân Việt, sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của miền núi Việt Nam. Đối với người Mường, có một số linh hồn được có ở trong con người mà họ gọi là wai. Chúng được chia thành hai loại: wại kang (linh hồn xa hoa) và wại thặng (linh hồn cứng rắn).  Linh hồn loại đầu là cao cấp và bất tử trong khi loại thứ nhì thì gắn liền với cơ thể, được xem là xấu. Cái chết chỉ là hậu quả  siêu thoát của các linh hồn này.

Cần  nên nhớ rằng văn hóa của Sỡ Quốc bị Tần Thủy Hoàng  chinh phục trong thời kỳ thống nhất Trung Hoa có một nét đặc thù, một ngôn ngữ riêng tư, đó là tiếng nói của người Bách Việt. Từ thời Tần-Hán, có một cơ quan hoàng gia thường gọi là  « fangshi » gồm có các học giả địa phương được xem như là những pháp sư chuyên về các nghi lễ liên quan đến các ngôi sao ở trên trời  và lo các doanh thu của chính quyền.

Vai trò của họ là thu thập ở trong địa phận của mình, tất các cách thức nghi lễ, các tín ngưỡng, các thuốc địa phương, các hệ thống tiêu biểu, vũ trụ học, các  chuyện thần thoại và truyền thuyết cũng như các sản phẩm địa phương và  đề trình lên  cho chính quyền để có thể  chọn lọc giữ lại hay không và kết hợp lại sau đó dưới dạng các quy định nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế trong một  quốc gia rất đa dạng trên mặt dân tộc học và mang lại cho hoàng đế  những phương tiện để thực hiện  chức vụ thiêng liêng mà Trời ủy thác. Mọi thứ  nầy phải được thu thập và bổ sung vào việc phục vụ con của Trời nhầm để thiết lập tính cách hợp pháp  ở các lãnh thổ được chinh phục gần đây của các dân man rợ.

__ Đây là một trong những điểm nổi bật của văn hóa Trung Hoa: Nó biết cách chấp nhận và tiếp thu văn hóa nước ngoài mà không bao giờ có thể bị chao đảo hay có sự thay đổi văn hóa .__

Đây là những gì nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng của thế kỷ 20 Liang Shuming đã viết trong phần giới thiệu tác phẩm của mình mang tựa đề là « Những ý tưởng chính về văn hóa Trung Hoa » (do nhà xuất bản Michel Masson dịch). Điều này được gắn liền với sự nhận xét sau đây của nhà dân tộc học và Hán học người Pháp Brigitte Baptandier trong bài giảng của một ngày nghiên cứu APRAS về  các dân tộc học trong khu vực, ở Paris vào năm 1993:

Văn hóa Trung Quốc do đó đã hình thành qua nhiều thế kỷ như một bức tranh khảm của nhiều nền văn hóa. Cần có một dòng máu man rợ truyền chậm cho Trung Quốc bằng cách làm cho thích hợp  lại công thức đẹp của nhà sử học F. Braudel  dành cho nước Pháp với người man rợ.



Lư hương Boshanlu (lư hương có dạng núi Bo) được tượng trưng là những ngọn núi thần thoại được chìm ngập  trong mây và hơi khí qi (năng lượng vũ trụ quan trọng). Sự nổi tiếng của những lư hương này phần lớn là do người Hán nghĩ về sự bất tử và sự sùng bái các núi thiêng liêng.

Boshanlu


Theo ước tính của nhà khảo cổ học lâu đời nhất Trung Hoa Wang Zhongsu, kể từ năm 1949 đã có hơn 10.000 ngôi mộ được khai quật chỉ riêng thời nhà Hán. Nhờ những phát hiện khảo cổ lớn từ lăng mộ của bà Đai và con trai của bà ở Mã Vương Đôi (Trường Sa, Hồ Nam) vào năm 168 TCN hoặc lăng mộ của con trai hoàng đế Hán Cảnh Đế (Jing Di), hoàng tử Hán Lưu Sheng và vợ ông là Dou Wan (Mancheng, Hà Bắc) vào năm 113 TCN hay lăng mộ của Triệu Muội, cháu nội của Triệu Đà và vua của Nam Việt (Xianggang, Quảng Châu) vào năm 120 TCN, các nhà khảo cổ bắt đầu hiểu rõ hơn nghệ thuật của người Hán thông qua hàng nghìn đồ vật đặc biệt bằng ngọc thạch, sắt và đồng, gốm sứ, sơn mài, vân vân… Các hiện vật nầy biểu lộ sự sự giàu có và quyền lực của các hoàng tử dưới thời nhà Hán. Đôi khi còn là các kiểu mẫu duy nhất không chỉ thể hiện công việc kỹ thuật của nghề thủ công tinh xảo và quý giá của các vật liệu mà còn là đặc điểm riêng tư của khu vực.

Trong  các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng có sự giáng đoạn  ở trong nghệ thuật Trung Hoa, một sự thay đổi sâu sắc tương ứng về mặt lịch sữ với sự phát triển của các đế chế thống nhất (Tần và Hán) nhất là  khi có tiếp xúc liên tục với các ảnh hưởng nước ngoài. Sự hiện diện của các vật thể lâu đời, đặc biệt là các bát đĩa bằng đồng mà chúng ta quen tìm thấy vào thời nhà Châu, đã nhường lại cho sự phát triển của nghệ thuật tượng hình. Chắc chắn là có ảnh hưởng đáng kể của các vùng văn hóa khác trong lĩnh vực nghệ thuật Hán, đặc biệt là trong lĩnh vực văn minh vật chất. Việc thờ cúng tổ tiên không còn diễn ra ở trong đền thờ như đã từng được thực hiện vào thời kỳ đồ đồng, mà diễn ra ngay ở trong các lăng mộ và các đền thờ gần đó. Ngoài ra, tựa như hoàng đế Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế nhà Hán cùng các hoàng tử có xu hướng biến lăng mộ mình trở thành một bản sao của ngôi nhà của họ sống ở trên trần gian.

Quan niệm này đã có từ thời nhà Châu và thường được trông thấy  thường xuyên trong các phong tục tang lễ của giới thượng lưu ở Sỡ quốc. Tương tự như người nước Sỡ, người Hán tin vào sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia. Viễn cảnh về cái chết được xem như là sự tiếp tục của cuộc sống. Tín ngưỡng này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay ở Trung Quốc vào lễ thanh minh với những lễ vật cúng cho tổ tiên: tiền giấy giả và đồ tang lễ được đốt sau đó.

Chính vì lý do này mà người ta được tìm thấy trong các cuộc khai quật, mọi thứ mà họ sở hữu trong suốt cuộc đời: những đồ vật yêu thích, những bức tượng nhỏ bằng đất nung tượng trưng cho những người hầu cận của họ cũng như những tấm vải liệm bằng ngọc thạch để làm giảm nhẹ đi cái chết về cõi hư vô. Các ngôi mộ hoàng gia của nhà Hán được trông thấy nhờ sự hiện diện của một cái gò nhân tạo cao nằm ở trong một khu bao quanh hình chữ nhật, nơi cũng có  đặt thêm các ngôi mộ phụ. Cấu trúc của lăng mộ ngày càng trở nên phức tạp hơn và thường được thấy có sự tranh đua với các cung điện ở trên trần gian  với những  hào huyệt riêng biệt mà mỗi cái có một chức năng rõ ràng (kho, chuồng trại, nhà bếp, phòng tiệc vân vân…) Đây là trường hợp của mộ của Lưu Kỳ được gọi là hoàng đế Hán Cảnh Đế và vợ ông, hoàng hậu họ Vương ở ngoại ô của  thành phố Tây An. Chính trong những cái hố này, chúng ta tìm thấy các hiện vật xa xỉ (bình hoa, chậu, lò đốt nước hoa, gương, cân chiếu, vạc, đèn, dao găm vân vân…) hoặc ở  trong cuộc sống hàng ngày  như ngũ cốc, vải, thịt vân vân… của người đã khuất mà làm các nhà khảo cổ sững sờ ngưỡng mộ và không nói nên lời, được chôn cất ở bên cạnh các tượng nhỏ bằng đất nung (mingqi). Đây có thể là các tượng động vật quen thuộc nuôi ở  trong nhà hoặc  các tượng người hầu cận.

Nhờ con đường tơ lụa và sự mở rộng bờ cõi của Trung Quốc, một số lượng lớn của các truyền thống nghệ thuật ở trong các khu vực, các thời trang nước ngoài và các sản phẩm mới  đóng góp phần vào sự nở rộ nghệ thuật của nhà Hán. Chủ nghĩa thế giới chắc chắn có đóng một vai trò quan trọng vào thời điểm này. Sự lộng lẫy của những món đồ xa xỉ được tìm thấy trong các lăng mộ không chỉ cho thấy sự  tráng lệ và  cầu kỳ của các triều đình vua chúa dưới thời nhà Hán mà còn cho thấy sở thích ngoại lai. Các điệu múa và âm nhạc của Sỡ quốc, các bài hát của nước Điền, nghệ thuật múa ba lê của Trung Á thay mới các trò tiêu khiển của triều đình. Những cuộc tiếp xúc với các nghệ thuật của các vùng đồng hoang  làm phong phú thêm các thư mục trang trí.

Tương tự như ngọc thạch , đồng là một trong những vật liệu phổ biến nhất của người Trung Hoa. Trong thời kỳ nhà Hán, sự phổ biến các đồ đồng bắt đầu giảm bớt vì để thờ cúng tổ tiên, các bộ bình hoa nghi lễ bằng đồng hoàn chỉnh không còn cần thiết nữa mà thay vào đó là các đồ vật sơn mài bắt chước theo Sỡ quốc.  Nước nầy có cơ hội trang trí thường xuyên các vật thể qua các họa tiết hoặc hình vẽ theo trí tưởng tượng tuyệt vời và theo thần thoại của riêng tư vào thời Chiến Quốc. Mặc dầu có sự suy giảm dùng đồng ở  trong các lăng mộ của các hoàng tử Hán, đồng vẫn được sử dụng rộng rãi trong ở các đồ trang trí xe ngựa và các vật dụng xa xỉ được tìm thấy. [RETOUR]

Nghệ thuật sống (tiếp theo)

Les Bahnar (Dân tộc Bà Na): troisième partie (version vietnamienne)

 

peuple_bana5
Version française
Phần cuối

Sau khi cử hành hôn lễ, vợ chồng trẻ sống luân phiên với gia đình cha mẹ sau một thời gian nhất định theo sự thỏa thuận giữa hai gia đình. Chỉ sau khi sinh đứa con đầu lòng, họ mới bắt đầu xây nhà riêng cho mình. Người Bahnar áp dụng chế độ một vợ một chồng. Hiếp dâm, loạn luân và ngoại tình đều bị lên án nghiêm khắc. Trong trường hợp người hôn phối còn sống không phân biệt giới tính phạm tội ngoại tình tại thời điểm bảo trì mộ người đã khuất, người đó được xem là người nhảy qua quan tài (ko dang boăng). Người hôn phối còn lại không được giải thoát ngay lập tức  nghĩa vụ của mình đối với người chết. Người đó có nghĩa vụ không phải trả cho những người được thụ hưởng của người qua đời  mà cho chính  người chết  các khoản tiền đền bù mà người ta hiến thân một số con vật trên mộ. Đây là lý do tại sao người hôn phối còn sống cần quan tâm đến việc rút ngắn thời gian duy trì nếu muốn bắt đầu có lại  một cuộc sống mới. Ngay cả khi chết, những thiệt hại do lỗi của vợ hoặc chồng gây ra cho người chết vẫn được đền bù vật chất bằng số lượng súc vật được hiến tế trên mộ. Theo truyền thống của người Bahnar, mọi người đều được « tự do » miễn là họ không làm tổn hại đến người hoặc tài sản của người khác. Trong trường hợp người đó bị tổn hại về danh dự hoặc vật chất của mình thì được bồi thường bằng hình thức bồi thường hoặc hoàn trả các chi phí gánh chịu. Người Bahnar không áp dụng hình phạt tử hình. Đưa ai đó vào tù tương tự như tội biệt xứ. Người Bahnar biết giúp đỡ nhau khi có nạn đói. Trong nhà của người Bahnar không bao giờ uống rượu cần, không bao giờ ăn thịt mà không mời các gia đình khác. Lúa chín đầu tiên không chỉ thuộc về chủ ruộng mà của cả làng.
 

Tượng nhỏ bằng gỗ
trước các nhà tang lễ

bana_figurineQuyền tự do lựa chọn vợ chồng, phân chia công việc trong một cặp vợ chồng, quyền được đền bù vật chất hoặc luân lí, tôn trọng người khác minh chứng cho sự bình đẳng nam nữ trong truyền thống tổ tiên của người Bahnar. Không có sự khác biệt cơ bản giữa vị trí pháp lý của một người đàn ông và một người phụ nữ. Với người Bahnar, cách thức hoạt động dân chủ đã có từ lâu đời trước khi chế độ dân chủ được phát hiện và thực hành ở phương Tây. Theo nhà dân tộc học người Pháp, Georges Condominas, « những kẻ man rợ » không chờ đợi Minkowski hay Einstein mới có khái niệm về không gian-thời gian. Bằng cách sử dụng một thành ngữ liên quan đến không gian, họ chỉ ra một ngày. Họ ước tính tuổi của ai đó liên quan đến một sự kiện nổi bật. Họ không phá hủy hoàn toàn rừng vì họ biết cách để rừng tự tái sinh nhiều năm sau khi họ đã ăn nó mười hay hai mươi năm trước như người Mnong của Georges Condominas. Họ không giết thú  không phải bởi sự hứng thú để  giết mà họ giết thú chỉ để ăn và biết chia sẻ với các người đồng hương của mình.

Họ chỉ giữ một phần nhỏ trong quá trình săn mồi cho riêng mình. Sự phổ biến và sử dụng chất khai quang của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, việc tàn sát động vật để làm dược điển  truyền thống, sự hủy diệt cây cối và nạn phá rừng liên quan đến sự gia tăng dân số, việc hủy hoại đất đai qua bón phân hóa học quá mức, tất cả là đặc quyền của những người được gọi là « văn minh ». Đoàn kết và tương trợ không phải là lời nói suông.

 
Người dân Bahnar trên hết họ là những người « rôngơi » (hoặc tự do). Họ thường quen nói: « Tôi là rongơi hay kodră (thầy) » để nói rằng họ được tự do từ sự lựa chọn hoạt động của mình hoặc làm chủ vận mệnh của mình. Họ có phải là những kẻ “man rợ” như chúng ta vẫn nghĩ lâu nay? Mỗi người trong chúng ta phải hiểu sâu câu hỏi này và sử dụng cách sống và văn hóa của họ như một nguồn cảm hứng và suy ngẫm lại để cho phép chúng ta có cuộc sống tốt hơn và cùng nhau tôn trọng những người khác và thiên nhiên.

Trở về lại phần đầu

Phật Giáo Viêt Nam

Phật Giáo Viet Nam

Version française

Không ai biết được một cách chính xác Phật Giáo được du nhập vào Vietnam ở thời gian nào nhưng theo nhà học giả Phan Lạc Tuyên thì các tu sĩ Ấn Độ đã có mặt ở Vietnam từ đầu thế kỷ Công Nguyên vì dựa trên câu chuyện của Chử Đồng Tử sau khi gặp một tu sĩ Ấn Độ, Chử Đồng Tử bắt đầu kết nạp với đạo Phật. Đó là cũng thời kỳ Tam Quốc mà Vietnam là một tỉnh Trung Hoa (Giao Châu) dưới sự quản trị của Sĩ Nhiếp (Shi Xie). Cũng là thời mà Vietnam thuộc về Đông Ngô của Tôn Quyền (Sun Quian). Rất sùng đạo Phật, mẹ của Tôn Quyền thường mời các tu sĩ ở Lũy Lâu (Bắc Ninh, Vietnam) đến thủ đô Kiến Nghiệp(Jiany), thuộc về thành phố Nam Kinh hiện nay để nghe giảng kinh và bình luận về các sách lễ Ấn Độ (sutra) của Phật giáo. Thời đó, trung tâm Phật Giáo Lũy Lâu (Bắc Ninh) rất nổi tiếng và quan trọng nên có tá túc một số tu sĩnhư Khâu Đà La (Ksudra), Mahajivaca (Ma Ha Kỳ Vực), Kang-Sen Houci (Khương Tăng Hội), Dan Tian (Đàm Thiên). Là một pháp sư, khi trở về Trung Hoa có tường thuật lại với vua Tùy Văn Đế (Sui Wendi) về sự tiếntriển của Phật giáo Vietnam. Giao Châu đã có Phật giáo trước chúng ta vì ngoài việc có hai mươi ngôi bảo sát (chùa), còn có hơn 500 tu sĩ và 15 tập kinh lễ được dịch. Chứng tỏ là lúc đó Phật giáo đã phồn vinh ở Việt nam.Cũng nên cần biết là Phật giáo đã có mặt ở Chămpa rất sớm. Trong các biên sử của Trung Hoa, có nói đến việc tướng Lưu Phương (Lieou Fang) của nhà Tùy sau khi cướp bóc ở thủ đô Điền Xung (Kandapurpura) của vua Champa Phạm Phàn Chí (Sambhuvarman), có mang về nước 1350 bản văn Phật giáo được đóng thành 564 quyển. Sau một cuộc hành trình đường biển ở Đông Ấn, khi trở về Trung Hoa, một tu sĩ nổi tiếng Nghĩa Tịnh (Yijing) có đề cập đến Champa và có nói vương quốc nầy là một trong những nước Đông Nam Á xem trọng lý thuyết đạo Phật dưới thời kỳ ngự trị của Vũ Tắc Thiên (Wu Ze Tian) (Nhà Đường).Tuy rằng Viet Nam là một tỉnh lị của Trung Hoa vào thời đó (từ -111 đế n 933) nhưng Viet Nam vẫn còn là một trạm tiếp nối thật sự giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Viet Nam được tiếp thu rất sớm Phật pháp từ đầu thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Tây lịch vì Viet Nam nằm ở bên cạnh các nước như Phù Nam và Chămpa thường thông dùng chữ Phạn của các kinh Phật và còn đươc các thương gia Ấn Độ ở lại để nghĩ, cung cấp và trao đổi hàng hoá (lụa, hương liệu, trầm, quế, tiêu, ngà voi vân vân…) vì Ấn Độ thời đó có liên hệ thương mai trực tiếp với Trung Ðông và gián tiếp với các nước vùng Ðịa Trung Hải như Ðế quốc La Mã. Phật giáo đại thừa nẩy nở ở Ấn Độ với các trung tâm Amaravati và Nagarjunakonda ở miền duyên hải Ðông nam Ấn Ðộ (Andhra Pradesh) khiến một số tăng sĩ theo thuyền nhân lúc đó đến Đông Nam Á qua các bờ biển Mã Lai, Phù Nam và Giao Chỉ để truyền bá đạo. Phật giáo ở Giao Châu do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp chớ không phải đến từ Trung Hoa.

Phật giáo Việt nam là Phật giáo đai thừa thường quan tâm nhiều đến sự giải thoát cho tập thể và quần chúng hơn là cho cá nhân còn Phật giáo tiểu thừa thì được xem là kết quả của bao nhiêu năm cố gắng tu luyện mà con người có được để tỉnh ngộ và trở thành Bồ Tát. Buổi ban đầu, Phật giáo Việt Nam cũng không có gặp sự trở ngại nào cả vì Phật giáo chấp nhận đạo đa thần truyền thống của người dân Việt. Phât giáo chỉ có những sinh hoạt tín ngưỡng đơn sơ (lạy Phật, cúng dường, bố thí vân vân…) chớ chưa có sự học hỏi về kinh kệ và chế độ tăng sĩ. Phật thì chỉ biết Quán Thế Âm (Avalokitesvara) và đức Nhiên Ðăng (Dipankara) vì các vị nầy che chở cho thủy thủ được an lành ngoài biển khơi. Các truyền thuyết như Thích Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu được xuất hiện ở thời gian có sự du nhập của thiền sư Thiên Trúc Khâu Đà La (Ksudra) ở Viet Nam. Qua các truyền thuyết nầy, Man Nương sau khi viện tịch trở thành Phật mẫu. Các truyền thuyết nầy mới dẫn chứng việc hòa nhập các tín ngưỡng dân gian vào Phật giáo một cách dễ dàng. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, Phật giáo hội nhập rất sớm, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và đuợc tồn tại đến thế kỷ thứ năm. Dưới thời kỳ Bắc thuộc, thái thú Sĩ Nhiếp (177-266) đi trong thành phố thường có các thầy tu người Hồ (Ấn Độ) hay đến từ Trung Á hộ tống. Vào cuối thế kỷ thứ 2, có một trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu(Bắc Ninh), thủ đô của Giao Châu. Rất có nhiều tu sĩ Ấn Độ và ngoại quốc đến đây tá túc giảng đạo khiến Giao Châu trở thành vài năm sau là một trung tâm dịch các kinh lễ sutra mà nổi tiếng nhất là kinh Pháp Hoa Tam Muội (Saddharmasamadhi) được dịch bởi thầy tu Chi Cương Lương Tiếp (Kalavisi) vào khoảng thế kỷ thứ 3.

Cũng cần biết là trong thời gian 6 năm (542-547) mà Lý Bí hay là Lý Nam Đế dành được độc lập thìông có công xây cất chùa nổi tiếng Khai Quốc mà nay là Trấn Quốc ở Hànội. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh thì người ta lầm lẫn trong quá khứ là tu sĩ Ấn Độ Ti Ni Lưu Đà Chi là (Vinaturici) người du nhập thiền đạo vào Vietnam. Trong thời gian ở Luy Lâu (năm 580), ông có ở tu viện Pháp Vân thuộc về phái thiền. Cũng thời gian đó thì tu sĩ Quán Duyên đang dẫn dạy thiền ở nơi nầy. Lúc đó có rất nhiều tu sĩ ở đây sang Trung Hoa dạy thiền trước khi Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) đến nước nầy và được xem là tổ sư của thiền Trung Hoa và người sáng lập ra võ công phu (Kongfu) Thiếu Lâm Tự. Ngày nay được mới biết rỏ là tu sĩ Khương Tăng Hội (Kang-Sen Houci), người Khương Cư (Sogdiane) mới là người có công sáng lập thiền đạo ở Vietnam chớ không phải Ti Ni Lưu Đà Chi (Vinitaruci).

Phật giáo Viet Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ và có được một thời vàng son sau khi đất nước khôi phục lại được độc lập với Ngô Quyền. Về sau dưới triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần, Phật giáo còn được xem chính thức là quốc giáo.

[Phật giáo dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần]

Những loại hoa được yêu chuộng trong nền văn hóa Vietnam

Version française
English version

img_6909

Những loại hoa được yêu chuộng trong nền văn hoá Việt.

Trong truyền thống văn hóa, người dân Việt rất coi trọng các loại hoa. Họ thường thích chọn và dành tên của các loại hoa cho giới phụ nữ. Thậm chí còn có một câu chuyện về  cái tên mà vua vĩ đại Lý Thánh Tôn của triều Lý, chọn cho bà cung phi Ỷ Lan mà đựợc     biết sau nầy dưới cái tên là Linh Nhân Hoàng Hậu. Một hôm, trên đường về kinh, đang được các dân làng nô nức  đón tiếp thì vua nhận ra có một cô con gái hái dâu vẽ đẹp phi thường rụt rè đang bên cạnh gốc lan và  nhìn ông từ đằng xa. Mong muốn được biết nàng, vua mới triệu nàng đến trước  mặt. Vì yêu vẽ đẹp và trí thông minh của nàng, vua mới đem nàng về kinh, kết  hôn cùng nàng và đặt cho nàng cái tên đầu tiên « Ỷ Lan » («Ỷ là dựa, Ỷ Lan là dựa gốc cây lan »). Sau đó nàng được biết đến trong lịch sử Việtnam là một trong những bà hoàng hậu  thực hiện được nhiều biện pháp xã hội cho những người bất hạnh nhất là giới phụ nữ. Tuy nhiên có một cái tên là « Hoa » mà không ai có quyền chọn dùng  dưới triều nhà Nguyễn. Đó là tên của bà thiếp Hồ Thị Hoa của thái tử Nguyễn Phước Đảm tức là hoàng đế Minh Mạng về sau nầy. Mất sớm, nàng nầy là con gái của quan Hồ Văn Bôi và được xem là con dâu hiếu thảo với cha mẹ chồng, tức là vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu.   Để lưu danh muôn thưở nổi đau đớn nhất là tình thương mà nhà Nguyễn dành cho cô dâu nầy, họ truyền lệnh cấm từ  tất cả mọi người thân thuộc cũng như dân chúng không được dùng chữ Hoa mà luôn cả các nơi công cộng. Bởi thế chợ Đông Hoa ở Huế trở thành Đông Ba. Tỉnh Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa. Cầu qua sông Thị Nghè ở Saigon buộc lòng phải đổi tên và lấy tên là Cầu Hoa Bắc. Tuy nhiên « Hoa » vẫn  là chữ được thường trọng dụng nhiều nhất ở trong kiệc tác Kim Vân Kiều  của Nguyễn Du. Có ít nhất 130 câu thơ có chữ Hoa trong kiệt tác nầy. Ngoài ra còn có một số lượng không ít trong các thuật ngữ và cách diễn đạt với ý nghĩa Hoa trong văn học Vietnam như sau:

Hoa diện, mặt hoa: có một khuôn mặt đẹp
Hoa chúc: đèn ở trong phòng cô dâu chú rể
Hoa niên: tuổi trẻ, tuổi đẹp nhất trong đời người.
Hoa tay: có múp ở đầu ngón tay ới hình bông (Khéo léo).
Số đào hoa: được sinh dưới bông hoa đào (người được các phụ nữ hâm mộ).
Người tài hoa: người có tài năng.
Hoa tai: đồ nữ trang đeo tai có hình hoa.
Hoa đèn: đầu bấc đèn đã cháy thành than của cây đèn dầu.
Hoa khôi: Hoa được đứng hàng đầu (người đẹp nhất).
Hoa đá: san hô.
Hoa vương: hoa mẫu đơn.

Có một giai thoại liên quan đến hoa đá đó  là lúc đất nước Viêtnam bị loạn lạc, có những cuộc chiến không ngừng giữa hai gia đình cầm quyền là Trịnh và Nguyễn. Đây cũng là một trong những trò đùa của một vị quan Nguyễn Huỳnh phục vụ chúa Trịnh Cương mà thường được gọi là Cống Quỳnh hay Trạng Huỳnh. Chúa Trinh Cương người rất ham ăn và tham lam. Ông chỉ nghĩ sống trong việc giàu sang và đồi trụy. Bởi vậy Cống Quỳnh cố gắng khuyên nhũ Trịnh Cương về với lý trí và đạo lý.  Ông nói ông biết nấu một món ăn rất ngon tên là Hoa đá. Nghe vậy, chúa Trịnh yêu cầu ông chuẩn bị nấu món ăn nầy. Nhưng ông nói với lãnh chúa rằng phải đợi ít nhất 2 ngày mới được thưởng thức món nầy vì ông phải đun nhỏ lửa trong thời gian nầy. Chúa Trịnh hớn hỡ chấp nhận đề nghị nầy. Về nhà, ông kêu người hầu đi chợ mua rong biển ăn được và đun sôi với nước. Đói khát vì đợi chờ quá lâu, chúa Trịnh nhận ra món ăn nầy được chế biến bởi Cống Quỳnh rất ngon miệng dù chỉ chứa rau sau khi nếm. Có một số tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng mang tên chữ Hoa. Đây là trường hợp của các tập thơ  như « Nhị độ Mai » (Hoa mai nở hai lần) và « Hoa Tiên ». Tập đầu tiên thuộc về một tác giả khuyết danh. Nó gồm có được 2826 câu thơ chữ nôm viết bằng lục bát và biên soạn từ một tác phẩm của Trung Hoa. Nó ca ngợi không những lòng trung thành với nhà vua mà còn sự hiếu thảo, biết ơn và tình yêu nữa. Còn tập thứ nhì thì được sáng tác bởi học giã Nguyễn Huy Tự.  Cuốn tiểu thuyết nầy gồm có hơn 1770 câu thơ. Đây là một bài thơ lãng mạn đầu tiên của Vietnam nhưng  tác giã vẫn còn giữ  được tư tưởng nho giáo.Tuy rằng có  rất nhiều loại hoa được tìm thấy ở Vietnam, người dân Việt vẫn không che giấu  được sở thích cûa họ đối với một số cây nhất định. Họ không ngần ngại phân các cây nầy vào một loại cây cao sang trong đó thấy có:

Mai, Lan, Cúc, Sen, Mẫu đơn và hoa hồng. 

Những cây hay hoa nầy đều mang một  ý nghĩa đặc biệt và có liên hệ mật thiết với đạo đức trong truyền thống của người dân Việt. Cây mai là biểu tượng của người đàn ông thượng đẳng.  Cây nầy nó cố gắng chống chọi với thời tiết lạnh và khắc nghiệt của thiên nhiên. Nó tiếp tục nở hoa vào tháng hai. Điều nầy cho phép nó tượng trưng  mùa xuân trong bốn mùa (Tứ thì). Vào dịp Tết,  đối với người dân Việt, không bao giờ có thể thiếu trên bàn thờ  của tổ tiên  một số cành hoa mai (hay hoa đào) được chọn để hoa nở đúng lúc trong ngày lễ hội. Hoa mai được các học giã và các nhà trí thức Vietnam ngưỡng mộ. Một người có cá tính độc lập như Cao Bá Quát, không bao giờ biết qui phục cái tù túng của thời quan liêu còn phải thốt lên trong suốt cuộc đời ông, ông chỉ biết cúi đầu trước hoa mai mà thôi.

Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Suốt đời chỉ cúi đầu trước hoa mai.

Một học giã khác, Đào Tấn, cha đẻ của những vở kịch ở vùng Bình Định ở miền trung Vietnam, cũng hi vọng ngày nào đó sẻ chết giữa những cây mai. Đó là lý do tại sao trong suốt cuộc đời, ông thường dùng bút danh « Mộng Mai (Mơ với hoa mai)». Ông có cơ hội bày tỏ trạng thái tâm trí của ông qua hai câu thơ được tìm thấy trong một bài thơ của ông:

Núi mai rồi giữ xương mai nhé
Ước mộng hồn ta là đoá mai

Đó cũng không phải là một điều vớ vẫn đối với ông bởi vì thời điểm ông qua đời (tháng 7 năm 1907), ông đã đuợc chôn cất ở núi Huỳnh Mai, cách vườn mai vài cây số. Không giống người Trung Hoa, hoa mai và hoa sen rất được phổ biến hơn hoa mẫu đơn. Đây là lý do tại sao sao các hoa nầy được gọi là Hoa khôi. Người ta thường thích hoa mai vì hoa sen thường dành cho Phật giáo dù biết rằng  hoa sen vẫn tượng trưng người quân tử trong đạo Khổng.(junzi). Sen là loại cây mà sĩ phu Mạc Đỉnh Chi lựa chọn để bộc lộ tài năng xuất chúng và thiên tài chưa từng thấy. Vua Trần Anh Tôn ngần ngại phong ông làm « tiến sỹ » đầu tiên vì ông quá xấu xí vào thời điểm ông nhận bằng. Để thuyết phục nhà vua, ông tự ví mình như hoa sen trong giếng ngọc.  Ông liền làm ngay bài thơ có tựa đề « Ngọc tỉnh liên phú » (Hoa sen trong giếng ngọc) như sau :

Giống quý ấy ta đây có sẳn
Tay áo nầy ta chứa đã lâu
Phải đâu đào, lý thô màu
Phải đâu mai trúc dãi dầu tuyết sương
Cũng không phải tăng phường câu kỷ
Cũng không là Lạc Thủy mẫu đan
Cũng không là cúc, là lan
Chính là sen ở giếng vàng đầu non.

Mạc Đỉnh Chi có cơ hội soạn một bài văn tế khi ông được cử đi làm sứ thần để tham dự tang lễ của một công chúa Mông Cổ. Ngày hôm đó, trước triều đình nhà Nguyên, ông nhận được tờ giấy trong đó có bốn hàng, mỗi hàng đã có  một chữ « một » duy nhất. Đây là một vinh dự cho ông làm bài thơ nầy bằng cách bổ sung  mỗi hàng với cảm nghĩ của ông  để   bày tỏ sự tôn vinh sâu sắc đối với ký ức của cô công chúa nầy.

Chẳng nao núng chút nào,  ông làm xong bài thơ truớc sự ngạc nhiên và khâm phục của triều đình nhà Nguyên  bằng cách chỉ định cô công chúa nầy  như một bông hoa:

Trời xanh một đám mây
Lò hồng môt giọt tuyết
Vườn thượng uyển môt cành hoa
Cung quảng hàn (2) một vầng nguyệt
Than ôi! Mây tan! Tuyết tiêu!
Hoa tàn! Trăng khuyết !

Đối với hoa cúc, nó không những chỉ là cá tính của muà thu mà còn biểu tượng cho sự thư thản và sự thờ ơ của con người trước công danh và vinh quang. Tương tự như  hoa mai, hoa lan thường  biểu tượng vẽ đẹp của nữ tính. Thường được nhắc như cô gái trong các tác phẩm thơ. Tuy rằng hoa mẫu đơn được xem như hoa cao sang nhưng nó không có được một tầm quan trọng đáng kể như ở Trung Hoa. Có lẽ vì bị ảnh hưởng của Trung Hoa nên tục lệ nầy còn giữ đối với hoa nầy. Hoa mẫu đơn thường được trông thấy trong nghệ thuật trang trí của người dân Việt hay trong các truyền thuyết. (Chuyện thần tiên Từ Thức Giáng Hương chẳng hạn). Còn hoa hồng thì nó là biểu tượng cho tình yêu và tình thương. Nó là hoa tặng mẹ, hoa tặng vợ, hoa tặng thầy cô  bạn bè vân vân…Muốn biết ý nghĩa mà người dân Việt dành cho hoa nầy, chúng ta  cần phải đọc quyển sách của thiền sư  Thích Nhất Hạnh “Bông Hồng cài áo”. Thiền sư  nhắc nhở chúng ta chỉ một người mẹ mà thôi mà đôi khi chúng ta quên đi bổn phận vì sự thăng trầm trong cuộc sống. Chúng ta quên rằng nếu chúng ta còn mẹ đó là một báo vật mà Thượng đế thương yêu dành cho chúng ta đấy. Chúng ta có may mắn còn mẹ. Để chứng tỏ sự trìu mến với mẹ, chúng ta có quyền tiếp tục cài trên áo một bông hồng. Chúng ta còn có niềm vui vô tận và khó tả được mà biết  bao nhiêu người không còn có nữa. Không thấy từ lâu rồi trên quê hương nầy những  hoa Sim màu trắng mà các cô gái trẻ tuổi thường để lại trên mộ của các  người tình của họ, những người nằm xuống để bảo vệ lý tưởng hay quê hương nầy. Họ không có may mắn nhìn thấy hoà bình trở lại. Chính nhờ những người dũng cảm nầy, tất cả người dân Việt muốn tặng cho họ một bông hồng, một tình yêu mà họ dành thật sự cho đất nước nầy. Nhờ họ mà đất nước nầy còn giữ được cho đến hôm nay độc lập, bản sắc văn hóa và  truyền thống dân tộc.       


(1) Lạc Thủy : un fleuve connu en Chine.
(2) Cung quảng hàn : le palais mythique chinois trouvé sur la lune.
(3): Une anecdote sur la pivoine de Luoyang avec l’impératrice Wu Ze Tian ( Võ Tắc Thiên) de la dynastie des Tang.

Yin and Yang numbers (Âm Dương: Part 3)

Version française

Yin and Yang numbers (Con số Âm Dương)

One is accustomed to say in Vietnamese: sống chết đều có số cả (Everyone has his D day  for life  and death). Ði buôn có số, ăn cỗ có phần   (One has his vocation in trade as one has his part in feast). In daily life, everyone a his size for his clothing and his shoes. Contrary to the Chinese, the Vietnamese emphasize odd numbers (số dương) rather than  even numbers (sô’ âm). 

One frequently  finds the use of even numbers in the Vietnamese phrases: ba mặt một lời (One needs to be in front of someone with the presence of a witness),  ba hồn bảy vía ( three souls and 7 vital supports for men i.e one is terrified), Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh ( very  hectic), năm thê bảy thiếp ( to have  5 spouses and 7 concubines i.e. to have many  women ), năm lần bảy lượt ( many times), năm cha ba mẹ ( heterogenuos), ba chóp bảy nhoáng ( with precipitation and  no care ), Môt lời nói dối , sám hối 7 ngày (A  speech deceitful amounts to  seven days of  repentance), Một câu nhịn chín câu lành (To avoid an offensive sentence is having kind sentences ) etc …or that of integral  multiples of the number 9:18 (9×2) đời Hùng Vương ( 18 legendary kings Hùng Vương ), 27 (9×3) đại tang 3 năm (27 tháng)(or a beareavement endured  on three years or 27 months only), 36 (9×4) phố phường Hànội (Hànội with 36 neighbourhoods) etc …One don’t forget to mention the numbers 5 and 9, having each of them a role very important.   The figure 5 is the  number the most mysterious because all starts from this number. Heaven and Earth have the five elements  or agents giving birth to thousand things and objects. It is placed in the center of the River map and Writings of Luo which are the basis for the mutation of five elements (Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ)( Water, Fire, Wood, Metal and Earth). It is associated to the element Earth in the central position that the peasant needs to  known for the  management of cardinal points.  This goes to the man to have the centre in the management of things and species and four  cardinals.  That is why, in the feudal society, this place is reserved to the king because it is he who  has govern  the people. Consequently, the number 5 belonged to him as well as the yellow colour symbolizing the Earth. This  explains the colour choosen by Vietnamese  and Chinese emperors for their clothes.

Ho Tou Lo Chou

(Hà Đồ Lạc Thư)

In the addition to the centre occupied by man, an symbolic animal is associated to the each of four cardinal points: the North by the turtle, the South by the phoenix, the West by the dragon and the East by the tiger. One is’nt surprised to see at least in this attribution the presence of three animals living in the region where the agricultural life plays a notable role and water is vital. It is the land of Bai Yue group. Even the dragon very mean in others cultures becomes a kind and noble animal imagined by  peaceful peoples  Bai Yue. The number 5 is yet known  under the name « Tham Thiên Lưỡng Đia » (or  three Heaven two  Earth or 3 Yang 2 Yin) in the Yin and Yang theory because the acquisition of the number 5 coming from the union of  numbers 3 and 2 corresponds better to the reasonable percentage of Yin and Yang than that of the association of numbers 4 and 1. In this latter, the number Yang 1 very dominated by the number 4. It is’nt the case of the union of the numbers 3 and 2 because the number Yang 3 slightly overpowers the number Yin 2. This encourages the universe development in an almost perfect harmony. In ancient times, the fifth day, the fourteen en day (1+4=5) and the twenty-third  (2+3=5) day in the month were reserved for the way out of the king. It is’nt allowed to subjects  for trading during his travel and disturbing his walk. It is  perhaps the reason for which a great number of the Vietnamese continue to avoid these days for the home construction, the trip and major purchases. One is accustomed to say: 

Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba
Mồng năm, mười bốn hai ba
Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn
Mồng năm mười bốn hai ba
Trồng cây cây đỗ, làm nhà nhà xiêu

You  avoid going  out the 7th day and coming back the 3th in the month. For the 15th, 14th and 23th days in the month, you  will be losing if you go out or you trade.  Likewise, you will see the failing tree or the tilting of your home if you make the planting tree or the house construction.

The number 5 is frequently mentioned in the Vietnamese culinary art. The most typical sauce remains the fish brine (nước mắm). In the preparation of this national sauce, one mentiones the presence of 5 flavours classified according to the 5 elements of Yin and Yang:mặn ( salty ) with the fish juice  (nước mắm), đắng (bitter)  with the lemon zest (vỏ chanh), chua (acidulous) with the lemon juice, cay (spicy) with pigments crushed  in powder or chopped  in strips and ngọt (sweet ) with sugar in powder. These  5 flavours ( mặn, đắng, chua, cay, ngọt ) combined and found in the Vietnamese national sauce  correspond to 5 elements defined in the Yin and Yang theory (Thủy, Hỏa , Mộc , Kim Thổ ) ( Water, Fire,  Wood, Metal and Earth ).

Likewise, one rediscovers these 5 flavours in the bittersweet soup (canch chua) prepared from fish: acidulous with tamarin seeds or vinegar, sweet with slices of ananas, spicy with pigments chopped in strips,  salty with fish juice and bitter with some okras  (đậu bắp)  or flowers of « fayotier in French »  (bông so đũa). When the soup is served, one will add some fragrant herbs like the panicaut (ngò gai), rau om (herb having  the  flavor  of coriander with  a  lemony   taste in addition). It is a characteristic trait of the bittersweet soup of Sud Vietnam which  is different from those found in others regions of Vietnam.

One cannot forget to mentione the sweet rice cake that the Proto-Vietnamese had succeeded to bequeath to descendants over millennia of their civilization.  This  sweet rice cake is the intangible proof of Yin and Yang theory and 5 elements belonging to Bai Yue group (Hundred Yue), the Proto-Vietnamese of which formed part  because there is  the generation cycle (Ngũ hành tương sinh)  in its composition. 

(Fire->Earth->Metal->Water->Wood)

Inside the cake, one finds a piece of porkmeat in red color ( Fire ) around which there is  a kind of paste made with broad beans in yellow color ( Earth ). The whole thing is wrapped by the sticky rice in white color ( Metal ) to be cooked with boiling water ( Water ) before having a green colouring on its surface thanks to the latanier leaves (Wood).

An other cake is not missing th weddings. This is the cake susê or phu thê (husband-spouse) having inside a round form  and enveloped by banana leaves (green colour) in order to give it the  well-tied cube appearance  with a red ribbon (red color).  The circle is  thus placed within the square (Dương trong âm)(Yang in Yin). This cake is made from tapioca flour,  perfumed in pandan and strewn with  black sesame seeds (black color). One finds in the hearth of this cake a paste made of steamed soybeans  (yellow color) and jam of lotus seeds and grated coconut.(white color). This paste is very similar to the  frangipane found in « galettes des rois ». Its sticky texture reminds the link that one can represent in the union. This cake is the symbol of the perfection in conjugal love and loyalty responding the perfect agreement with the Heaven and the Earth and 5 elements symbolized by 5 colors (red, green, black, yellow and white).

This cake is related by the following tale: in the past, there was a merchant engaged in debauchery and doing not like to go home although before his departure, his spouse gave him the cake susê  and promised to remain cordial and sweet like the cake. That is why, when she has heard this story, she did send others cakes phu thê accompagnied by two following verses: 

Từ ngày chàng bước xuống ghe
Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu

Since your departure, waves were encountered by your boat as much as afflictions were known by the cake susê  
Lầu Ngũ Phụng

 

In architecture, the number 5 is not forgetten either. It is the case of Ngọ Môn gate (noon gate) in the forbidden city (Huế). This gate is  a powerful  masonry  foundation drilled with five passages and surmonted by an elegant wooden structure with two levels, the Belvedere of five Phoenixes (Lầu Ngủ Phụng). Viewed from the sky, this latter  with two additional wings, seems to form five phoenix in flight with intertwined beaks. This belvedere possesses 100 wood columns(gỗ lim)(ironwood) painted and tinted in yellow for allowing  to carry its nine roofs. This number 100 was well examinated  by Vietnamese specialists. According to renowned  archeologist  Phan Thuận An, it exactly corresponds to the total number obtained by adding two numbers found respectively  in the River map (Hà Đồ)  and Writings of Luo  (Lạc thư cửu tinh đồ) symbolizing the perfect harmony of the union Yin and Yang.  It is not the Liễu Thượng Văn advice.  According to this latter, this represents the strength of 100 families or people (bách tính) and reflects the notion dân vi bản (consider people as basis) in the Nguyễn dynasty’s governance.  The roof of the central pavilion is covered by yellow tiles « lưu ly », the rest being with blue tiles « lưu ly ». Being  just in the middle,  the main gate  (or noon gate) is reserved to the king and  paved with stones   « Thanh » tinted in yellow color. From both sides, one finds  left and right doors (Tả, Hữu, Giáp Môn) reserved to civilian and military mandarins.  Then two others lateral  gates Tả Dịch MônHữu Dịch Môn are intended to soldiers and horses. One is accustomed to say in Vietnamese: 

tucam

Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh, ba cửa thẳng, hai cửa quanh »

The noon gate  possesses 5 passages and 9 roofs the one of which is varnished in yellow and the 8 others in blue.  There are  three main  doors  and two side entries.

In the east and west of the citadel, ones finds Humanty and Virtue gates which are reserved respectively for men and women. 

The number 9 is a Yang number (or odd number). It representes the Yang strength at the maximum.  It is difficult to reach it.  That is why, in the past, the emperor often uses for showing his power and supremacy. He climbs 9 stairs symbolizing the ascent of sacred mountain in which there was his throne. It is said that the forbidden city like that of Pékin possessed 9999 rooms. It is useful to recall that the forbidden city of Pékin was supervised by  Nguyễn An, a Vietnamese exiled  still  young at the time of the Ming. As his palaces, the emperor turns towards the South in Yang energy in order to receive the vital breath of Sky because he is the Heaven son. In Vietnam, one finds nine dynastic urns of Huế citadel, nine branchs of Mekon river, nine roofs of  Belvedere of five Phoenixes etc … In the tale intituled   « The God of Mountains and the God of Rivers « (Sơn Tinh Thủy Tinh) », 18th (2×9) Hùng Vương king, proposed for the dowry marriage of his daughter Mị Nương: an elephant with nine tusks, a rooster with nine spurs and a horse with nine red manes.  The number 9 symbolizes the Heaven,  the birthday of which is the ninth (9th) day of February month.

Being less important than 5 and 9, the number 3 (or Ba and Tam in Vietnamese) isclosely tied to the daily life of the Vietnamese.  They do not hesitate to evoke it in a large number of popular expressions. For meaning a certain limit, a certain degree, they have the habit of saying: 

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời:
No person can claim to be rich  to three generations as  no one is  more  stringent to three successive lives. 

It goes to the Vietnamese to often  accomplish this certain thing at once, this obliges them to do many times this operation. It is the following expression that they uses frequently: Nhất quá tam.  It is the number 3, a limit they don’t like to exceed  in the accomplishment of this task. For saying that someone is irresponsible,  they designate him under the term “Ba trợn“.  Someone who is opportunistic is called « Ba phải » . The expression  « Ba đá » is reserved to vulgar people while those who continue to be entangled in minor matters or endless difficulties  receive the title « Ba lăng nhăng« . For weighing his words, the Vietnamese needs to bend three inches of his  tongue. (Uốn ba tấc lưỡi). 

The number 3 also is synonymous with insignificant and unimportant something.It is what one finds in following popular expressions: 

Ăn sơ sài ba hột: To eat a little bit.
Ăn ba miếng: idem
Sách ba xu: book without values. (the book costs only three  pennies).
Ba món ăn chơi: Some  dishes  for tasting. 

Analogous to number 3, the number 7 is often mentioned in Vietnamese literature. One cannot ignore either the expression Bảy nỗi ba chìm với nước non  (I  float 7 times  and I descend thee times if this  expression is translated in verbatim) that Hồ Xuân Hương poetess  has used and immortalized in her poem intituled « Bánh trôi nước” :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bây nỗi ba chìm với nước non
………. 

for describing difficulties encountered by the Vietnamese woman in a feudal and Confucian society. This one did not spare either those having an independent mind, freedom and justice.   It is the case of  Cao Bá Quát , an active scholar who was degusted from the scholastica of his time and dreamed of replacing the Nguyễn authoritarian monarchy by an enlightened monarchy. Accused of being the actor of the grasshoppers insurrection  (Giặc Châu Chấu) in 1854, he was condemned to death and he did no hesitate his reflection on the fate reserved to those who dared to criticize  the despotism and feudal society in his poem before his death: 

Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa, đéo mẹ đời. 

Three gongs are reserved to the miserable fate
A sabre slice finishes this dog’s life. 

If the Yin and Yang theory continues to haunt their mind for its mystical and impenetrable character, it remains however a way of thinking and living to which a good number  of the Vietnamese continue to refer daily for common practices and respect of ancestral traditions.


Bibliography

-Xu Zhao Long : Chôkô bunmei no hakken, Chûgoku kodai no nazo in semaru (Découverte de la civilisation du Yanzi. A la recherche des mystères de l’antiquité chinoise, Tokyo, Kadokawa-shoten 1998).
-Yasuda Yoshinori : Taiga bunmei no tanjô, Chôkô bunmei no tankyû (Naissance des civilisations des grands fleuves. Recherche sur la civilisation du Yanzi), Tôkyô, Kadokawa-shoten, 2000).
-Richard Wilhelm : Histoire de la civilisation chinoise 1931
-Nguyên Nguyên: Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương
– Léonard Rousseau: La première conquête chinoise des pays annamites (IIIe siècle avant notre ère). BEFO, année 1923, Vol 23, no 1
-Paul Pozner : Le problème des chroniques vietnamiennes., origines et influences étrangères. BEFO, année 1980, vol 67, no 67, p 275-302
-Dich Quốc Tã : Văn Học sữ Trung Quốc, traduit en vietnamien par Hoàng Minh Ðức 1975.
-Norman Jerry- Mei tsulin (1976) : The Austro asiatic in south China : some lexical evidence, Monumenta Serica 32 :274-301
-Henri Maspero : Chine Antique : 1927.
-Jacques Lemoine : Mythes d’origine, mythes d’identification. L’homme 101, paris, 1987 XXVII pp 58-85
-Fung Yu Lan: A History of Chinese Philosophy ( traduction vietnamienne Đại cương triết học sử Trung Quốc” (SG, 1968).68, tr. 140-151)).
-Alain Thote: Origine et premiers développements de l’épée en Chine.
-Cung Ðình Thanh: Trống đồng Ðồng Sơn : Sự tranh luận về chủ quyền trống
đồng giữa h ọc giã Việt và Hoa.Tập San Tư Tưởng Tháng 3 năm 2002 số 18.
-Brigitte Baptandier : En guise d’introduction. Chine et anthropologie. Ateliers 24 (2001). Journée d’étude de l’APRAS sur les ethnologies régionales à Paris en 1993.
-Nguyễn Từ Thức : Tãn Mạn về Âm Dương, chẳn lẻ (www.anviettoancau.net)
-Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt-Nam. NXB : Tp Hồ Chí Minh Tp HCM 2001.
-Nguyễn Xuân Quang: Bản sắc văn hóa việt qua ngôn ngữ việt (www.dunglac.org)
-Georges Condominas : La guérilla viêt. Trait culturel majeur et pérenne de l’espace social vietnamien, L’Homme 2002/4, N° 164, p. 17-36.
-Louis Bezacier: Sur la datation d’une représentation primitive de la charrue. (BEFO, année 1967, volume 53, pages 551-556)
-Ballinger S.W. & all: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration, Genetics 1992 vol 130 p.139-152….

Edouard Hocquard

Le regard d’un homme au destin exceptionnel

English version

 
Charles Edouard Hocquard, médecin militaire et  reporter correspondant pour l’agence Havas au Tonkin de 1884 à 1886 nous a légué en héritage une collection d’images de beauté de la première guerre coloniale du Vietnam. Il a rapporté plus de 200 clichés composant une porte-folio de 80 planches en photoglyptie (1) publié en 1887. Il a relaté avec acuité et humour dans « Une expédition au Tonkin », les anecdotes pittoresques avec les paysans de la région, la connaissance de la flore locale, les souvenirs  de la guerre du Tonkin et du peuple vietnamien etc..

Il n’a pas obtenu le succès commercial escompté avec la publication de ses reportages photographiques.  Mais il a réussi à montrer qu’il est possible de trouver dans le conflit franco-vietnamien un autre regard plus objectif, celui d’un homme de science à la rencontre d’une autre culture à l’aube du  XXème siècle. Il est décédé d’une grippe infectieuse le 11 Janvier 1911 à l’âge de cinquante huit ans.

 

Galerie des photos

Version anglaise

The look of a man with  extraordinary destiny

Being a medical officer and reporter for the Havas agency in Tonkin from 1884 to 1886,  Charles Edouard Hocquard  has bequeathed us as heritage a collection of  beautiful digital pictures  coming from the first colonial war in Vietnam. He brougth  back more than 200 clichés composing a portfolio of 80 boards in  « photoglyptie« (1)  and published in 1887. He related picturesque anecdotes with  local peasants, knowledge  of local flora,  memories of war and Vietnamese people with acuity and humor in the book « Une expédition au Tonkin (An expedition in Tonkin) » etc…

The commercial success was not obtained  with the publication of its  photographic articles. But he succeeded in showing that it is possible to find in the franco-vietnamese conflict an other look very impartial, that of a scientific man going out to meet with an other culture at the dawn of the twenty century. He died from an infectious influenza on 11 January 1911 when he was fifty-eight years old.


(1) photoglyptie: un procédé d’impression photomécanique inaltérable destiné à remplacer les tirages argentiques.

      An immutable  photomechanical printing process is  intended to replace silver printings.