Những loại hoa được yêu chuộng trong nền văn hóa Vietnam

Version française
English version

img_6909

Những loại hoa được yêu chuộng trong nền văn hoá Việt.

Trong truyền thống văn hóa, người dân Việt rất coi trọng các loại hoa. Họ thường thích chọn và dành tên của các loại hoa cho giới phụ nữ. Thậm chí còn có một câu chuyện về  cái tên mà vua vĩ đại Lý Thánh Tôn của triều Lý, chọn cho bà cung phi Ỷ Lan mà đựợc     biết sau nầy dưới cái tên là Linh Nhân Hoàng Hậu. Một hôm, trên đường về kinh, đang được các dân làng nô nức  đón tiếp thì vua nhận ra có một cô con gái hái dâu vẽ đẹp phi thường rụt rè đang bên cạnh gốc lan và  nhìn ông từ đằng xa. Mong muốn được biết nàng, vua mới triệu nàng đến trước  mặt. Vì yêu vẽ đẹp và trí thông minh của nàng, vua mới đem nàng về kinh, kết  hôn cùng nàng và đặt cho nàng cái tên đầu tiên « Ỷ Lan » («Ỷ là dựa, Ỷ Lan là dựa gốc cây lan »). Sau đó nàng được biết đến trong lịch sử Việtnam là một trong những bà hoàng hậu  thực hiện được nhiều biện pháp xã hội cho những người bất hạnh nhất là giới phụ nữ. Tuy nhiên có một cái tên là « Hoa » mà không ai có quyền chọn dùng  dưới triều nhà Nguyễn. Đó là tên của bà thiếp Hồ Thị Hoa của thái tử Nguyễn Phước Đảm tức là hoàng đế Minh Mạng về sau nầy. Mất sớm, nàng nầy là con gái của quan Hồ Văn Bôi và được xem là con dâu hiếu thảo với cha mẹ chồng, tức là vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu.   Để lưu danh muôn thưở nổi đau đớn nhất là tình thương mà nhà Nguyễn dành cho cô dâu nầy, họ truyền lệnh cấm từ  tất cả mọi người thân thuộc cũng như dân chúng không được dùng chữ Hoa mà luôn cả các nơi công cộng. Bởi thế chợ Đông Hoa ở Huế trở thành Đông Ba. Tỉnh Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa. Cầu qua sông Thị Nghè ở Saigon buộc lòng phải đổi tên và lấy tên là Cầu Hoa Bắc. Tuy nhiên « Hoa » vẫn  là chữ được thường trọng dụng nhiều nhất ở trong kiệc tác Kim Vân Kiều  của Nguyễn Du. Có ít nhất 130 câu thơ có chữ Hoa trong kiệt tác nầy. Ngoài ra còn có một số lượng không ít trong các thuật ngữ và cách diễn đạt với ý nghĩa Hoa trong văn học Vietnam như sau:

Hoa diện, mặt hoa: có một khuôn mặt đẹp
Hoa chúc: đèn ở trong phòng cô dâu chú rể
Hoa niên: tuổi trẻ, tuổi đẹp nhất trong đời người.
Hoa tay: có múp ở đầu ngón tay ới hình bông (Khéo léo).
Số đào hoa: được sinh dưới bông hoa đào (người được các phụ nữ hâm mộ).
Người tài hoa: người có tài năng.
Hoa tai: đồ nữ trang đeo tai có hình hoa.
Hoa đèn: đầu bấc đèn đã cháy thành than của cây đèn dầu.
Hoa khôi: Hoa được đứng hàng đầu (người đẹp nhất).
Hoa đá: san hô.
Hoa vương: hoa mẫu đơn.

Có một giai thoại liên quan đến hoa đá đó  là lúc đất nước Viêtnam bị loạn lạc, có những cuộc chiến không ngừng giữa hai gia đình cầm quyền là Trịnh và Nguyễn. Đây cũng là một trong những trò đùa của một vị quan Nguyễn Huỳnh phục vụ chúa Trịnh Cương mà thường được gọi là Cống Quỳnh hay Trạng Huỳnh. Chúa Trinh Cương người rất ham ăn và tham lam. Ông chỉ nghĩ sống trong việc giàu sang và đồi trụy. Bởi vậy Cống Quỳnh cố gắng khuyên nhũ Trịnh Cương về với lý trí và đạo lý.  Ông nói ông biết nấu một món ăn rất ngon tên là Hoa đá. Nghe vậy, chúa Trịnh yêu cầu ông chuẩn bị nấu món ăn nầy. Nhưng ông nói với lãnh chúa rằng phải đợi ít nhất 2 ngày mới được thưởng thức món nầy vì ông phải đun nhỏ lửa trong thời gian nầy. Chúa Trịnh hớn hỡ chấp nhận đề nghị nầy. Về nhà, ông kêu người hầu đi chợ mua rong biển ăn được và đun sôi với nước. Đói khát vì đợi chờ quá lâu, chúa Trịnh nhận ra món ăn nầy được chế biến bởi Cống Quỳnh rất ngon miệng dù chỉ chứa rau sau khi nếm. Có một số tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng mang tên chữ Hoa. Đây là trường hợp của các tập thơ  như « Nhị độ Mai » (Hoa mai nở hai lần) và « Hoa Tiên ». Tập đầu tiên thuộc về một tác giả khuyết danh. Nó gồm có được 2826 câu thơ chữ nôm viết bằng lục bát và biên soạn từ một tác phẩm của Trung Hoa. Nó ca ngợi không những lòng trung thành với nhà vua mà còn sự hiếu thảo, biết ơn và tình yêu nữa. Còn tập thứ nhì thì được sáng tác bởi học giã Nguyễn Huy Tự.  Cuốn tiểu thuyết nầy gồm có hơn 1770 câu thơ. Đây là một bài thơ lãng mạn đầu tiên của Vietnam nhưng  tác giã vẫn còn giữ  được tư tưởng nho giáo.Tuy rằng có  rất nhiều loại hoa được tìm thấy ở Vietnam, người dân Việt vẫn không che giấu  được sở thích cûa họ đối với một số cây nhất định. Họ không ngần ngại phân các cây nầy vào một loại cây cao sang trong đó thấy có:

Mai, Lan, Cúc, Sen, Mẫu đơn và hoa hồng. 

Những cây hay hoa nầy đều mang một  ý nghĩa đặc biệt và có liên hệ mật thiết với đạo đức trong truyền thống của người dân Việt. Cây mai là biểu tượng của người đàn ông thượng đẳng.  Cây nầy nó cố gắng chống chọi với thời tiết lạnh và khắc nghiệt của thiên nhiên. Nó tiếp tục nở hoa vào tháng hai. Điều nầy cho phép nó tượng trưng  mùa xuân trong bốn mùa (Tứ thì). Vào dịp Tết,  đối với người dân Việt, không bao giờ có thể thiếu trên bàn thờ  của tổ tiên  một số cành hoa mai (hay hoa đào) được chọn để hoa nở đúng lúc trong ngày lễ hội. Hoa mai được các học giã và các nhà trí thức Vietnam ngưỡng mộ. Một người có cá tính độc lập như Cao Bá Quát, không bao giờ biết qui phục cái tù túng của thời quan liêu còn phải thốt lên trong suốt cuộc đời ông, ông chỉ biết cúi đầu trước hoa mai mà thôi.

Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Suốt đời chỉ cúi đầu trước hoa mai.

Một học giã khác, Đào Tấn, cha đẻ của những vở kịch ở vùng Bình Định ở miền trung Vietnam, cũng hi vọng ngày nào đó sẻ chết giữa những cây mai. Đó là lý do tại sao trong suốt cuộc đời, ông thường dùng bút danh « Mộng Mai (Mơ với hoa mai)». Ông có cơ hội bày tỏ trạng thái tâm trí của ông qua hai câu thơ được tìm thấy trong một bài thơ của ông:

Núi mai rồi giữ xương mai nhé
Ước mộng hồn ta là đoá mai

Đó cũng không phải là một điều vớ vẫn đối với ông bởi vì thời điểm ông qua đời (tháng 7 năm 1907), ông đã đuợc chôn cất ở núi Huỳnh Mai, cách vườn mai vài cây số. Không giống người Trung Hoa, hoa mai và hoa sen rất được phổ biến hơn hoa mẫu đơn. Đây là lý do tại sao sao các hoa nầy được gọi là Hoa khôi. Người ta thường thích hoa mai vì hoa sen thường dành cho Phật giáo dù biết rằng  hoa sen vẫn tượng trưng người quân tử trong đạo Khổng.(junzi). Sen là loại cây mà sĩ phu Mạc Đỉnh Chi lựa chọn để bộc lộ tài năng xuất chúng và thiên tài chưa từng thấy. Vua Trần Anh Tôn ngần ngại phong ông làm « tiến sỹ » đầu tiên vì ông quá xấu xí vào thời điểm ông nhận bằng. Để thuyết phục nhà vua, ông tự ví mình như hoa sen trong giếng ngọc.  Ông liền làm ngay bài thơ có tựa đề « Ngọc tỉnh liên phú » (Hoa sen trong giếng ngọc) như sau :

Giống quý ấy ta đây có sẳn
Tay áo nầy ta chứa đã lâu
Phải đâu đào, lý thô màu
Phải đâu mai trúc dãi dầu tuyết sương
Cũng không phải tăng phường câu kỷ
Cũng không là Lạc Thủy mẫu đan
Cũng không là cúc, là lan
Chính là sen ở giếng vàng đầu non.

Mạc Đỉnh Chi có cơ hội soạn một bài văn tế khi ông được cử đi làm sứ thần để tham dự tang lễ của một công chúa Mông Cổ. Ngày hôm đó, trước triều đình nhà Nguyên, ông nhận được tờ giấy trong đó có bốn hàng, mỗi hàng đã có  một chữ « một » duy nhất. Đây là một vinh dự cho ông làm bài thơ nầy bằng cách bổ sung  mỗi hàng với cảm nghĩ của ông  để   bày tỏ sự tôn vinh sâu sắc đối với ký ức của cô công chúa nầy.

Chẳng nao núng chút nào,  ông làm xong bài thơ truớc sự ngạc nhiên và khâm phục của triều đình nhà Nguyên  bằng cách chỉ định cô công chúa nầy  như một bông hoa:

Trời xanh một đám mây
Lò hồng môt giọt tuyết
Vườn thượng uyển môt cành hoa
Cung quảng hàn (2) một vầng nguyệt
Than ôi! Mây tan! Tuyết tiêu!
Hoa tàn! Trăng khuyết !

Đối với hoa cúc, nó không những chỉ là cá tính của muà thu mà còn biểu tượng cho sự thư thản và sự thờ ơ của con người trước công danh và vinh quang. Tương tự như  hoa mai, hoa lan thường  biểu tượng vẽ đẹp của nữ tính. Thường được nhắc như cô gái trong các tác phẩm thơ. Tuy rằng hoa mẫu đơn được xem như hoa cao sang nhưng nó không có được một tầm quan trọng đáng kể như ở Trung Hoa. Có lẽ vì bị ảnh hưởng của Trung Hoa nên tục lệ nầy còn giữ đối với hoa nầy. Hoa mẫu đơn thường được trông thấy trong nghệ thuật trang trí của người dân Việt hay trong các truyền thuyết. (Chuyện thần tiên Từ Thức Giáng Hương chẳng hạn). Còn hoa hồng thì nó là biểu tượng cho tình yêu và tình thương. Nó là hoa tặng mẹ, hoa tặng vợ, hoa tặng thầy cô  bạn bè vân vân…Muốn biết ý nghĩa mà người dân Việt dành cho hoa nầy, chúng ta  cần phải đọc quyển sách của thiền sư  Thích Nhất Hạnh “Bông Hồng cài áo”. Thiền sư  nhắc nhở chúng ta chỉ một người mẹ mà thôi mà đôi khi chúng ta quên đi bổn phận vì sự thăng trầm trong cuộc sống. Chúng ta quên rằng nếu chúng ta còn mẹ đó là một báo vật mà Thượng đế thương yêu dành cho chúng ta đấy. Chúng ta có may mắn còn mẹ. Để chứng tỏ sự trìu mến với mẹ, chúng ta có quyền tiếp tục cài trên áo một bông hồng. Chúng ta còn có niềm vui vô tận và khó tả được mà biết  bao nhiêu người không còn có nữa. Không thấy từ lâu rồi trên quê hương nầy những  hoa Sim màu trắng mà các cô gái trẻ tuổi thường để lại trên mộ của các  người tình của họ, những người nằm xuống để bảo vệ lý tưởng hay quê hương nầy. Họ không có may mắn nhìn thấy hoà bình trở lại. Chính nhờ những người dũng cảm nầy, tất cả người dân Việt muốn tặng cho họ một bông hồng, một tình yêu mà họ dành thật sự cho đất nước nầy. Nhờ họ mà đất nước nầy còn giữ được cho đến hôm nay độc lập, bản sắc văn hóa và  truyền thống dân tộc.       


(1) Lạc Thủy : un fleuve connu en Chine.
(2) Cung quảng hàn : le palais mythique chinois trouvé sur la lune.
(3): Une anecdote sur la pivoine de Luoyang avec l’impératrice Wu Ze Tian ( Võ Tắc Thiên) de la dynastie des Tang.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.