Do những sự kiện lịch sử, hoàng thành Thăng Long dường như bị phai mờ theo thời gian trong ký ức tập thể của người dân Việt với những di tích chôn vùi giữa lòng vùng đất Hànội xưa. Các nhà khảo cổ Việtnam có rất nhiều trở ngại để tìm kiếm vị trí của hoàng thành mặt dù có một loạt các cuộc khai quật khảo cổ bắt đầu ở Quần Ngựa và khu vực lăng mộ của Hồ Chí Minh vân vân… kể từ năm 1970. Chỉ đến năm 1988 họ mới tìm ra được ở khu vực địa lý gần Hậu Lâu liên kề với đường Hoàng Diệu và Bắc Môn (cổng phía bắc thời Nguyễn), các cột trụ và cột đá với các họa tiết hoa sen cùng các cổ vật khác được sản xuất từ thời Hậu Lê. Năm 2000, họ được phép khai quật ở bên trong của Đoan Môn (cánh cửa duy nhất của hoàng thành). Nhờ thế mà tìm ra được con đường hoàng gia (ngự đạo) của thời nhà Trần. Với các cuộc khai quật khảo cổ khác được bắt đầu từ tháng 12 năm 2002 đến 2004 ở phía bên đường số 18 Hoàng Diệu, các di tích khác có từ thời kỳ trước Thăng Long được tìm thấy. (trước thế kỷ 11). Nhờ cuốc của các nhà khảo cổ Vietnam mà hoàng thành Thăng Long bắt đầu tiết lộ những bí mật của nó. Vai trò chính trị, hành chánh và văn hóa của nó cũng không còn là một nghi vấn nào nửa ở trong thời kỳ gồm có gần 13 thế kỷ (dưới đời nhà Lý, nhà Trần và nhà Tiền Lê). Các tàn tích kiến trúc như nền móng, nền tảng của các cột trụ, các khúc đường hoàng gia bằng gạch, các hệ thống dẫn thoát nước, các giếng nước vân vân …được trưng bày trong hoàng thành Thăng Long, minh chứng không thể chối cãi được sự phức tạp kiến trúc của các cung điện ở thời đó. Sư tồn tại của các cung điện nầy được chứng thực nhờ sự khám phá và hiện diện của một số loại gốm chất lượng cao với các họa tiết tinh xảo bao gồm luôn cả thời kỳ Lê. (các ký tự viết chữ Hán và các họa tiết với rồng 5 móng và phượng hoàng).
Các đồ gốm nầy chỉ dành riêng cho vua chúa và hoàng hậu. Nhờ cuộc khai quật khảo cổ nầy, người ta dẫn đến một kết luận như sau: những di tích kiến trúc của Lý-Trần-Lê mà kiếm được đều chất chồng lên trên địa tảng của thời Tống Bình-Đại La (thế kỷ thứ 7 – thứ 9). Sự nhận xét nầy nó cũng không có tạo lại cho đến ngày nay một nghi vấn nào về tầm quan trọng và ảnh hưởng của chiếu dời đô Thăng Long mà Lý Công Uẩn, người sáng lập nhà Lý (mà thường biết đến với cái tên là Lý Thái Tổ), công bố vào mùa xuân Canh Tuất 1010. Sau khi loại trừ được Lê Long Đĩnh, (một vị vua Néron của nhà Tiền Lê?), Lý Thái Tổ sau vài năm trị vị, đã nhận ra Hoa Lư, thủ đô của Vietnam thời đó được xây cất ở trên một vùng đất khó mà mà tiếp cận để đảm bảo sự thịnh vượng, duy trì vận mệnh quốc gia và trường kỳ cho muôn đời sau.
Ông phải dời kinh đô về Đại La, nơi mà tiết độ sứ nhà Đường Cao Biền dùng để làm thủ phủ thời kỳ đô hộ An Nam. Thành phố nầy có thể giúp dân chúng tránh được lũ lụt với một địa hình rất thuận lợi trong sự định hướng núi sông (phong thủy) nhất là nó có một vị trí phù hợp với rồng cuộn hổ ngồi. Để tránh sự bất mãn của quần chúng, ông không ngần ngại lợi dụng lòng nhẹ dạ của dân cũng như cố vấn của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thực hành về sau trong thời kỳ chống giặc Minh. Ông phao tin rằng ông thấy rồng vàng bay lên ở Đại La trong cơn mơ. Vì vậy mà Đại La được gọi là Thăng Long tức là Rồng bay. Như bao vị vua khác, ông có thể dùng chính sách bức chế với dân chúng nhưng ông lợi dụng sự mê tính của người dân mà phao tin đây là ý trời để thực hiện một công trình tuyệt vời cho một nước Việtnam độc lập.
Triều đại của ông được gọi là “Thuận Thiên” (theo ý trời). Mồ côi, ông sống ở trong chùa và được dạy dỗ bởi sư Vạn Hạnh. Lớn lên duới bóng của thiền sư nầy, ông sớm trở thành một vị vua vĩ đại của Vietnam vì ông được thấm nhuần triết lý đạo Phật trong thời gian ông ngự trị. Người ta tìm thấy ở nơi ông không những sự khôn ngoan, đối thoại, thấu thị, khoan dung mà còn có ý chí đóng góp không thể chối cãi về việc củng cố đất nước Vietnam (một hệ thống hành chính tập trung cao độ, một chế độ thuế má rất mềm mỏng, Phật giáo được xem là quốc giáo, ưu tiên dành cho nền giáo dục vân vân…). Chính với ông mà Vietnam được công nhận lần đầu tiên là một vương quốc An Nam. Các tác giả trong quyển sách tưa đề “Đại Việt Sử ký toàn thư” có những lời khen ngợi không ngớt về triều đại của ông. Chính nhà sử học Ngô Thi Sĩ miêu tả về sau triều đại của ông là một triều đại khoan hồng (Triều Lý nhân Ái). Nhờ Việt Sử lược ở thế kỷ 14, người ta mới biết rằng cung Càn Nguyên mà được gọi sau nầy là Thiên An và đổi tên cuối cùng là Kinh Thiên bởi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) tọa lạc ở giữa lòng của hoàng thành Thăng Long được xây cất vào năm 1010 bởi Lý Thái Tổ. Trong vùng lân cận của cung điện nầy, ở phía đông có cung Tập Hiền và cửa Phi Long, phía tây có cung Giáng Vũ và cửa Đan Phượng, phía nam có cung Cao Điện và hiên Long Trì với các hành lang ở hai bên và phía bắc có hai điện Long An và Long Thụy chưa nói đến ở phía đông và tây của các điện nầy còn có thêm cung Nhật Quang và Nguyệt Minh. Ngoài ra còn có chùa Hưng Thiên và tháp Sao Ngũ Phượng. Năm 1011, cung Thái Thanh, chùa Vạn Tuế và thư viện Phật giáo Tần Phúc được xây cất (Việt sử lược, được dịch và biên chép lại bởi Trần Quốc Vượng trang 70-71). Dựa trên kế hoạch của hoàng thành dưới thời Lê, các nhà khảo cổ Vietnam đã phân định hoàng thành như sau: phía bắc xung quanh phố Phan Đình Phùng, phía nam thì nằm ở đường Trần Phú, phía tây thì vượt ra phố Ông Ích Khiêm và phiá đông thì xung quanh phố thuốc bắc. Diện tích của địa điểm nầy ước chừng khoảng 140 ha dưới thời nhà Lê nhưng lại ít hơn một tí dưới triều đại nhà Lý và Trần. Mặt khác dưới nhà Nguyễn, thành Hànội không vượt quá 100 ha.Trong các cuộc khai quật khảo cổ, có một số vật liệu kiến trúc được trang trí với các chủ đề vô cùng đa dạng. Các họa tiết trang trí là hoa sen, hoa cúc hoặc các đầu của các loại động vật thần thoại với những nét sần sùi và hung dữ dưới thời kỳ Đại La (thể kỷ 7-9). Sau đó,trong thời kỳ của các triều đại Tiền Lê và Lý thì thấy có những bông sen và những đôi uyên ương. Cuối cùng dưới triều đại Lý thì nghệ thuật trang trí thông qua các con rồng, phượng, lá và hoa dẫn đến sự hoàn hảo và đạt đến đỉnh cao của vẽ đẹp. Mặc dầu vẫn duy trì các yếu tố trang trí cơ bản của triều đại nhà Lý, nghệ thuật nầy có xu hướng tìm lại sự đơn giản và bền vững dưới thời nhà Trần. Đối với thời kỳ nhà Hậu Lê thì có một sự thay đổi quan trọng trong việc trang trí một cách đơn giản các ngói gạch của cung điện với nhiều chủ đề được thêm vào nếu so với thời đại của hai triều đại Lý và Trần. Các di tích và cổ vật được tìm thấy ở hoàng thành Thăng Long là bằng chứng không thể phủ nhận được đến từ một nền văn hóa dân tộc và có mang tính độc đáo điạ phương. Ngoài con rồng của triều đại Lý có mào trên đầu mà không được tìm thấy ở các con rồng Trung Hoa, chúng ta còn khám phá được những mái nhà của thời Lý-Trần với các ngói bò đất nung kềm theo lá trang trí hay phù điêu rồng hay phượng mà không quen tìm thấy được ở cung điện của các nước láng giềng. Người ta có thể nói hoàng thành Thăng Long thuộc về di sản văn hóa vô giá đối với Vietnam nhất là đối với thủ đô Hànội. Được đưa vào danh sách di sản văn hóa của nhân loại, hoàng thành Thăng Long là một đia điểm mà du khách không thể bỏ qua nếu có dịp đến viếng thăm thủ đô Hànội.