Trước khi nói đến trà đạo của người Nhật thì cũng nên nhắc lại nguồn gốc của trà. Trà có phải là người Trung Hoa tìm ra không? Có thể là không vì người ta không tìm thấy cây trà hoang nào ở Trung Quốc cả mà ngược lại đã thấy một loại cây trà nguyên thủy cùng chủng và cùng gốc với cây trà Trung Hoa (Camellia Sinensis ) ở vùng Assam (Đông Bắc Ấn Độ). Sau đó còn tìm được cây trà rừng trạng thái thiên nhiên ở các vùng biên giới như Tây Tạng, Miến Điện, Tứ Xuyên, Vân Nam, Việtnam vân vân ..Nên nhớ là Tứ Xuyên là đất của người nước Thục và Vân Nam thưở xưa là vùng của nước Điền cùng có liên hệ mật thiết với bộ tộc Lạc Việt (tổ tiên của người Việt Nam hiện nay). Sau nầy các nước nầy như Tứ Xuyên, Vân Nam bị người Hoa thôn tính luôn cả Việtnam dưới các triều đại Tần và Hán. Như vậy trà không phải thổ sản của người Trung Hoa nhưng họ có công thuần hoá cây trà nên hương vị nó được thơm hơn. Họ dùng trà lúc đầu trà như một vị thuốc chớ không được coi như là một thức uống. Trà được phổ biến sau đó dưới thời nhà Đường (từ năm 618). Trà được xem như là món đồ uống phổ thông trong xã hội nhất là về sau khi có quyển Trà kinh của Lục Vũ ra đời dạy cho tất cả mọi người biết cách uống trà. Chính Lục Vũ còn xác nhận trong Trà Kinh là : «Trà là một loại cây quí ở phương nam …. ». Chính Đức Khổng Tử còn nói với các đệ tử trong « Luận Ngữ » về đại tộc Bách Việt như sau: Người Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử có một lối sống, ngôn ngữ, truyền thống, tập quán và thực phẩm cụ thể. Họ trồng lúa và khác biệt với chúng ta thì quen canh tác kê và lúa mì. Họ uống nước từ một loại cây đuợc hái trong rừng mà được biết với cái tên « trà » vân vân …. Cũng nên nhớ lại dưới thời thống trị của Tần-Hán, có một tổ chức của triều đình gồm có những sĩ phu địa phương (Fanshi). Họ được xem như là các pháp sư chuyên về nghi lễ và thu nhập của triều đình. Vai trò của họ là ghi nhận tất cả quy trình nghi lễ, tín ngưỡng, thuốc địa phương, vũ trụ học, thần thoại, truyền thuyết, các sản phẩm địa phương. Họ trình lên cho chính quyền trung ương những chuyện nghe thấy để chọn lọc, kết hợp lại tất cả cái hay dưới dạng các quy định với chủ đích tăng cường quyền lực của vua ở những vùng đất mới được thôn tính. Chính vì thế mới có những truyền thuyết bịa đặt không có cơ sở của người Trung Hoa về cội nguồn của cây trà. Có hai truyền thuyết về cây trà với Bồ Đề Đạt Ma và Thần Nông, ông tổ nông nghiệp Trung Hoa. Biết rằng Đạt Ma tổ sư (Bodhidharma) là ông tổ sư của phái thiền tông Trung Hoa nhưng ông vì không muốn ngủ đã cắt hai mí mắt vứt xuống đất nên nảy sinh ra cây trà. Chắc chắn các thiền sư là những người đầu tiên dùng trà để quên buồn ngủ, tinh thần thỏa mái trong lúc thiền. Còn Thần Nông, ông vô tình uống nồi nước đang đun sôi có lá trà rơi vào. Từ đó ông là nguời biết dùng trà (khoảng 3000 năm TCN) trong quyển sách Bản Thảo, một cuốn sách cổ nhất về y học của Trung Quốc. Nhưng cuốn nầy được viết sau Công Nguyên dưới nhà Hán (25 -225 SCN). Thêm vào đó được biết Thần Nông khi chết được chôn ở Trường Sa (Chansha), trong địa phận của đại tộc Bách Việt. Vậy làm sao ông người dân phương bắc được (Trung Hoa). Không thể nào được vì thời đó ông di chuyển như sao nếu ông là người Trung Hoa ở phương bắc? Tất nhiên ông phải là người phương nam nhất là tên ông dù là tiếng Hán vẫn còn giữ được cấu trúc Việt ngữ (theo chữ Hán thì phải Nông Thần).
Người Tàu rất chú trọng về phẩm chất của trà. Họ xem uống trà là một nghệ thuật. Họ cần không những các loại trà siêu phẩm mà cả trà cụ, nước lọc, nước suối vân vân … và cách pha để trà có một hương vị riêng đặc biệt, thơm ngát và thanh thoát. Còn người Nhật thì xem việc uống trà như là một nghi lễ vì họ được biết trà và tiếp nhận thể thức uống trà từ các thiền sư. Họ nâng việc uống trà lên thành một « lối sống thiền » chịu ít nhiều ảnh hường thần đạo trong nghệ thuật. Với 4 nguyên tắc cở bản của trà đạo : Hoà (Wa), Kính (Kei),Thanh (Sei),Tịch (Jaku) nầy, người uống trà có cơ hội giải thoát toàn diện bằng cách hòa mình với thiên nhiên, mọi người, trà thất và các dụng cụ pha trà. Qua ngưỡng cửa trà thất nầy với diện tích bằng 4 tấm chiếu (tatami), trà nhân có thể tiếp xúc nói chuyện thoả mái với mọi giai cấp từ thầy tăng, quí tộc cho đến cả thần thánh trong tinh thần bình đẳng. Trà nhân còn nhận diện ra bản thể cuộc sống nhất là sự trung thực của chính bản thân mình qua sự kính trọng đối với mọi vật và mọi người. Bản ngã cũng không còn hiện diện mà chỉ còn ở nơi mình một thứ tình cảm không dám coi thường người khác, một thứ tình cảm khiêm cung đối với tha nhân. Tâm lúc đó sẽ được thanh tịnh khi ngũ quan không còn bị ô uế: mắt ngắm tranh treo (kakemono) trong hốc phòng (tokonoma) hay hoa tươi trong chậu cắm hoa (ikebana), mũi ngữi làn hương thơm, nghe tiếng nước sôi (trong ấm), tay cầm trà cụ ngay ngắn và miệng nhấp từng ngụm trà, tất cả giác quan sẽ trở nên trong sạch. Tịch (jaku) đây là kết quả mà trà nhân sẽ được nhận thấy cuối cùng một khi tâm an trú hoàn toàn ở hiện tại dù có sống giữa chốn muôn người hay không. Tịch đây xem như là một đức tính vượt ra khỏi vòng sinh tử khiến trà nhân có thể ngắm nhìn đời và sống trong một thế giới bình thường mà sự hiện diện không còn cần thiết. Trà nhân sẽ cảm nhận được việc uống trà không có đơn thuần vì nó vừa là một con đường có rất nhiều qui tắc để có thể uống được trà ngon hay không ngon mà nó còn là một phượng tiện hữu hiệu trong việc tu tâm dưởng tính giúp con người được giác ngộ trong thiền đạo.
Sen no Rikyu
Đối với trà sư Sen no Rikyu, người có công nghi thức quá trà đạo việc uống trà nó rất đơn giản: trà không có gì khác hơn là việc đun nước nóng, pha trà và uống cho đúng điệu.
Lễ trà là một chuổi các sự kiện được sắp đặt một cách chu đáo và kỷ lưỡng. Lễ nầy gồm tối đa là 4 vị khách được mời cùng chủ nhân. Họ đi qua sân của trà thất. Họ phải thực hiện lễ thanh tẩy (rửa tay, súc miệng), bước vào một căn phòng hình hộp đơn sơ giản dị thường nằm ở một gốc vườn qua một cửa rất thấp. Mọi người buộc lòng phải cuối đầu xuống mới bước vào được với sự cung kính. Thưở xưa ở ngưỡng cửa nầy, võ sĩ đạo phải để kiếm của mình lại ở bên ngoài mới gặp chủ nhân ở trong trà thất. Nơi nầy, các vị khách chiêm ngưỡng cách bố trí của trà thất lẫn các trà cụ. Họ theo dõi các nghi thức pha trà và dùng thức ăn với trà. Mỗi sự kiện mang tính biểu tượng khiến làm vị khách nhận thức được mỗi thời khắc quan trọng trong buổi lễ trà. Có thể nói trà đạo đem lại sự hoà hợp giữa chủ nhân và các vị khách và thu ngắn lại khoảng cách không những giữa nhân và thiên mà giữa người với người. Bởi vậy trong giới võ sĩ đạo có câu thành ngữ như sau: « Nhất kì nhất ngộ (ichigo,ichie). Không có cuộc uống trà nào giống nhau cả, xem như đó là cái duyên mới gặp gỡ nhau được.
Tài liệu tham khảo
Nguyễ Đức Chính: Đọc Kim Dung. Tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Nhà xuất Bản Trẻ.
H.E. Plutschow : Historical Chanoyu. The Japan Times ltd, Tokyo, 1986
Vũ Thế Ngọc: Trà Kinh. Nhà sách Tự Điển Bách Khoa 2013
Suzuki Daisetsu: Zen and the art of tea.Dịch chú: Nguyễn Nam trân