Tình bạn bè (L’amitié)

Tình Bạn Bè

Version française

Không tựa  như tình yêu, tình bạn bè đòi hỏi ít nhất những đức tính được tìm thấy ở một người nào đó để  rồi mới khơi dậy được tình cảm. Một số nhà tư tưởng Hy Lạp như Epicure và Ciceron nhận thấy ở trong tình bạn phải có dấu hiệu của thành tích cá nhân. Những người khác như Platon cho rằng tình bạn bè giữ một vai trò trọng yếu trong việc hình thành và duy trì các thành quốc Hy Lạp.

Đây cũng là trường hợp của Việt Nam, nơi mà tình bạn bè  không chỉ là xi măng xã hội mà còn là một trong năm mối quan hệ đặc ân mà được Nho giáo Việt Nam coi trọng trong việc duy trì  liên kết xã hội. Tình bạn không phải do ngẫu nhiên mà có bởi vì nó thường được gắn bó với môi trường xã hội mà chúng ta đang sống. Nhưng đây ở Việt Nam thì tình bạn bè luôn luôn được  gắn bó mật thiết với tầm nhìn của nho giáo. Đúng hơn, nó được sinh ra từ lòng quý trọng.

Không bao giờ có hàng rào giai cấp trong tình bạn cả.  Chúng ta  có thể kết bạn với ai đó nếu chúng ta tìm thấy ở họ có  những đức tính của một người hào hiệp. Người này không nhất thiết thuộc về tầng lớp quý tộc hay giai cấp tư sản. Tình bạn có được  sức sống và sức mạnh của nó từ những dữ kiện lịch sử mà được tiếp tục trích dẫn và kể lại cho đến nay  ở đất nước chúng ta.

Đây là trường hợp của mục phu  Ðào Duy Từ với chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Là tác giả cuốn « Ngọa Long Cương mục », học giả Ðào Duy Từ, chán với cuộc sống thế gian và thất bại  trong các kỳ thi quan lại vì nạn tham ô của các giám khảo, nên quyết định ẩn dật  ở Qui Nhơn thuộc miền trung Việt Nam. Để cung ứng cho nhu cầu của mình, ông đồng ý thành người chăn trâu. Sự hiện diện của ông đã được báo cáo cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên.  Chúa nầy liền triệu tập ông ta vào dinh của mình. Thấy lãnh chúa tiếp mình với y phục buồng ngủ và mang đôi  màu xanh, ông liền dừng lại trước cổng. Ông mới nói với một người thân cận của chúa mà cũng là cha vợ của ông  là Trần Ðức Hòa như sau: Chúa thượng  xem thường tài năng của tôi. Bởi vậy chúa thượng mới rước tôi như một người tầm thường với y phục như vậy.

Được mách lại với sự nhận xét này, chúa  Nguyễn mới trở vào trong phòng, mặc lễ phục đàng hoàng và ra sân để chào đón Ðào Duy Từ. Nhìn thấy chủ nhân tiếp đón mình lần này với vẻ trang trọng, Ðào Duy Từ chịu quỳ xuống tạ tội. Bằng nghĩa cử cao cả này, chúa Nguyễn đã chứng tỏ cho Ðào Duy Từ  thấy ngài  không chỉ là người đáp ứng được  kỳ vọng  của ông mà còn là một lãnh chúa khôn ngoan và khoan dung.  Đào Duy Từ  không lâu trở thành cố vấn và tri kỷ của chúa Nguyễn.  Ông là tác giả của một số mưu kế chống lại chúa Trịnh, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là mưu kế dựa trên cách chơi chữ được trình bày dưới dạng các câu thơ viết bằng chữ « nôm » trên một thẻ bài đặt trong khay hai tầng để  tuyên bố  sự  từ chối phục tùng của chúa Nguyễn với  chúa Trịnh Tác.

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.

Cả triều đình không ai giải và hiểu nổi các câu thơ đành nhờ đến sĩ phu Phùng Khắc Khoan giải thích giùm. Chữ mâu (矛) viết không có dấu phết thì thành chữ dư (予). Chữ mịch (覔) mà bỏ chữ kiến (見) là chữ bất (不).  Chữ ái (愛) nếu viết thiếu chữ tâm (心) thì ra chữ thụ (受). Chữ lực (力) để cạnh chữ lai (來)  sẽ thành chữ sắc (勑). Như vậy  bốn câu trên là: dư bất thụ sắc (ta không nhận sắc) cùng với  tờ sắc phong  mà Trịnh Tác ban cho chúa Nguyễn.

Ông là người đưa ra các kế hoạch xây dựng các đồn lũy  Trường Dục và Ðồng Hới để đối mặt với các cuộc xâm lược của nhà Trịnh mà ông cũng là một trong những người chủ trương chinh phục và thôn tính các lãnh thổ ở  phía Nam (Chiêm Thành, Nam Kỳ) với các chiến sĩ nông dân. Nhờ Ðào Duy Từ, lãnh thổ của các chúa Nguyễn càng ngày càng bành trướng thêm. Nhờ tài trí và mưu kế, Đào Duy Từ đã đem lại cho chúa Nguyễn những gì mà Khổng Minh Gia Cát Lượng đã làm với Lưu Bị (Lưu Hoài Đức) vào thời Tam Quốc ở Trung Quốc.

Tình bạn cũng đồng nghĩa với lòng trung thành. Đây là trường hợp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng hai bộ hạ của ông  Dã Tượng và Yết Kiêu. Yết Kiêu có tài  bơi lội xuất sắc mà Hưng Đạo Vương đã giao cho nhiệm vụ giữ  thuyền ở  bên bờ  sông trong cuộc dọ thám  chớp nhoáng ở  vùng đất của quân Mông Cổ. Bị  phát hiện và truy đuổi, Hưng Ðạo Vương đang do dự định đi  về hướng khác thì được  Dã Tượng nhắc nhở ông rằng Yết Kiêu tiếp tục đợi vẫn chờ ông ở bờ sông. Nhờ lòng tin cậy và tính hào hiệp mà Hưng Ðạo vương  luôn có  đối với các thuộc hạ trung thành nên ông đã được cứu trong gang tấc. Tình bạn này tiếp tục được tôn vinh cho đến ngày nay vì chúng ta không chỉ tìm thấy trên bàn thờ Hưng Ðạo Vương, vị anh hùng, mà còn có hai người hầu trung thành của ông.

Tình bạn bè bắt buộc phải có nghĩa vụ mà đôi khi có thể dẫn đến sự hy sinh. Đây là trường hợp của tướng Võ Tánh với chúa Nguyễn Ánh, vị hoàng đế tương lai Gia Long.

Cảm phục dũng cảm và mưu trí của Võ Tánh, chàng thanh niên Nguyễn Ánh đã không tiếc công sức để  kết bạn với ông mà còn  gả người em gái nhỏ của ngài cho ông tức là công chúa Ngọc Du. Vài năm sau Võ Tánh trở thành một trong những danh tướng tài ba của Nguyễn Ánh. Để chống lại quân Tây Sơn, ông được giao nhiệm vụ bảo vệ thành Qui Nhơn. Điều này làm nhà Tây Sơn phải huy động  nhiều tháng một lực lượng quan trọng. Mặc dù có lời năn nỉ của  Gia Long và những người thân cận nên từ bỏ Qui Nhơn, ông chọn lựa  tự sát thay vì đầu hàng khi thành phố thất thủ.

Đây cũng là một cái bẫy mà ông ta muốn giăng ra cho kẻ thù của mình nhưng cũng là một nghĩa vụ mà ông ta muốn đền đáp, như một dấu hiệu của tình bạn, lòng trung thành và lòng biết ơn, đối với Nguyễn Ánh bằng cách giúp Nguyễn Ánh  chiếm Huế rất dễ dàng hơn vì quân Tây Sơn rất ít ỏi. Học giả Ðặng Ðức Siêu, thượng thư  bộ lễ, được Nguyễn Ánh ủy nhiệm soạn bài tang lễ vài năm sau để tưởng nhớ Võ Tánh, tình bạn và lòng trung thành của ông.

Tình bạn bè là  nguyên nhân của một số truyền thuyết Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Lưu Bình Dương Lễ. Đây là câu chuyện kể lại một tình bạn chân thật  của hai chàng trai Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình xuất thân từ một gia đình giàu có trong khi Dương Lễ sống khổ cực. Lúc cha mẹ họ mất, Lưu Bình đón  rước Dương Lễ về nhà để  cùng chung  sống. Họ cùng  học giống nhau và có cùng sở thích. Nhận thức được hoàn cảnh bấp bênh của mình, Dương Lễ rất chăm học và cần cù. Mặt khác, Lưu Bình, ỷ lại  giàu có  mà lo ăn chơi trác tán. Đến ngày thi cử, Dương Lễ được  đổ  làm quan ở  vùng xa. Còn Lưu Bình thì  thất bại trong cuộc thi. Vì cuộc sống sa đọa nên mấy năm sau, Lưu Bình bị sạt nghiệp và chạy đến cầu cứu  ở người bạn là Dương Lễ.  Ngạc nhiên  vô  cùng, Lưu Bình  không được Dương Lễ tiếp đón nồng hậu mà còn cho thị vệ đuổi đi.

Bị đau đớn với sỉ nhục này, Lưu Bình  tự hứa với bản thân mà không thực  tin tưởng chi cho mấy rằng mình sẽ thành công trong cuộc thi  tới để mà rửa hận.Trên đường trở về quê, anh ta  ghé vào một quán trọ do Châu Long, một cô phụ nữ trẻ độc thân điều hành. Được  cô  nầy bày tỏ ra sự  thông cảm, Lưu Bình  tự  để  mình bị thuyết phục bởi sự động viên và quan tâm của cô  khiến anh ta  bắt đầu chuẩn bị học lại nghiêm túc cho cuộc thi  tới. Nhờ đó anh ta  thành công trúng cử  trong kỳ thi tới. Anh ta vội vả  trở  về phòng trọ báo tin vui  này cho Châu Long.

Anh quá  thất vọng vì nhà trọ đóng cửa và Châu Long đã biến mất. Anh ta đã nhanh chóng tìm bạn của mình là Dương Lễ để dạy cho anh nầy một bài học. Anh rất ngạc nhiên trước sự đón tiếp chu đáo và thân thiện của Dương Lễ. Anh ta định trách móc Dương Lễ về hạnh kiểm và thói đạo đức giả của anh nầy. Nhưng anh bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của Châu Long. Sau đó anh mới được biết Châu Long là vợ thứ hai của Dương Lễ và Dương Lễ đã giao cho Châu Long nhiệm vụ giúp đỡ anh về vật chất và động viên anh trên con đường học vấn để mà thành công. Anh hiểu rằng đây chỉ là một kế hoạch do người bạn của mình nghĩ ra để giúp anh vượt qua mọi khó khăn. Vừa xúc động, anh ta hòa thuận lại với  Dương Lễ và  mạnh mẽ ôm lấy hắn.

Tình bạn hiếm khi bị cắt đứt ở vùng đất huyền thoại này. Chúng ta thường coi trọng tình bạn nầy cho đến cuối cuộc đời. Đây là trường hợp của  vua Gia Long với  Cha Cả Pigneau de Béhaine hoặc trường hợp của Hồ Chí Minh với ủy viên Pháp Jean Sainteny.

Mặc dù vua Gia Long  không có thiện cảm với các nhà truyền giáo nước ngoài, nhưng ngài vẫn thích chấp nhận sự hiện diện của họ trong thời kỳ trị vì của mình. Điều này phần lớn là do sự biết ơn  và lòng trung thành của ngài đối với người đàn ông đã liều mình che giấu và giúp đỡ ngài  giành lại ngai vàng cùng với những người lính đánh thuê người Pháp. Còn cụ Hồ Chí Minh, mặc dù có sự khác biệt về chính trị với Jean Sainteny, nhưng ông luôn dành sự quan tâm sâu sắc cho vị ủy viên này vì trong thâm tâm của họ, họ vẫn tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người đều biết rằng dù muốn dù không khi ở phe đối lập  trong cuộc đối đầu, mỗi bên ai cũng cố gắng bảo vệ đất nước của mình bằng mọi giá. Các cuộc thương lượng kéo dài càng kéo dài thì lòng kính trọng giữa hai người càng ngày càng tăng lên. 

Sự  đối mặt không ngăn trở  được sự cảm tình và sự ngưỡng mộ lẫn nhau. Ánh  mắt của họ không ngớt  nhìn nhau trên chiếc thủy phi cơ đưa họ đến điểm hẹn ở Vịnh Hạ Long với đô đốc D’Argenlieu vào ngày 24 tháng 3 năm 1946. Tình bạn này đã minh chứng cho sự hiện diện và cảm xúc tột cùng của ủy viên Jean Sainteny trong ngày tang lễ của  cụ Hồ Chí Minh, vào ngày 9 tháng 9 năm 1969 tại Hànội mà Jean Sainteny đã tiết lộ sau này trong cuốn sách có tựa đề  « Face à Hồ Chí Minh », Seghers, 1970.

Tình bạn bè không chỉ là lối sống khôn khéo  mà nó còn phản ánh lối suy nghĩ của người  dân Việt đã được hun đúc bởi tầm nhìn của nho giáo  qua bao năm tháng.

L’amitié

A la différence de l’amour, l’amitié exige néanmoins des qualités trouvées en quelqu’un pour pouvoir faire naître les sentiments. Certains penseurs grecs comme Epicure et Cicéron voient dans l’amitié un signe de la réalisation personnelle. D’autres comme Platon accordent à cette amitié un rôle déterminant dans la formation et le maintien des cités.

C’est aussi le cas du Vietnam où l’amitié n’est pas non seulement un    ciment social mais aussi l’une des cinq relations privilégiées à laquelle la société confucéenne vietnamienne accorde une grande importance dans le maintien de la cohésion sociale. L’amitié ne naît pas par hasard car elle est liée d’une manière générale à l’environnement ou le milieu social où on vit. Mais ce n’est pas le cas du Vietnam où l’amitié est toujours en relation étroite avec la vision confucéenne. Elle est née plutôt de l’estime.

Il n’y a jamais la barrière sociale dans cette amitié. On peut se lier d’amitié avec quelqu’un si on trouve en ce dernier les qualités d’un gentilhomme. Celui-ci n’appartient pas nécessairement à l’aristocratie ou à la bourgeoisie. L’amitié puise sa vitalité et sa force dans les faits historiques qui continuent à être cités et relatés jusqu’à aujourd’hui  dans notre pays.

C’est le cas du bouvier Ðào Duy Từ avec le seigneur Nguyễn Phúc Nguyên. Auteur de la « Cime du Dragon couché » (Ngọa Long Cương), le lettré Ðào Duy Từ, lassé de la vie mondaine et de l’échec qu’il avait eu aux concours mandarinaux à cause de la corruption des examinateurs, préféra de se retirer à Qui Nhơn dans le Centre du Vietnam. Pour pourvoir à ses besoins, il accepta de devenir le gardien de buffles. Sa présence fut rapportée auprès du seigneur Nguyễn Phúc Nguyên. Celui-ci ne tarda pas à le convoquer dans sa résidence. En voyant le seigneur le recevoir avec une robe de chambre et des semelles de couleur verte, il s’arrêta devant le portail. Il dit à l’un des proches du seigneur qui n’était autre que  son beau-père Trần Ðức Hòa:

Le seigneur sous-estime mon talent. C’est pour cela je suis reçu comme une personne ordinaire avec cette tenue.

Saisi par cette remarque, le seigneur retourna dans sa chambre, s’habilla avec un costume d’apparat et se présenta dans la cour pour accueillir Ðào Duy Từ. En voyant le seigneur le recevoir cette fois avec solennité, Ðào Duy Từ accepta de s’agenouiller et de lui présenter ses excuses. Par ce geste magnanime, le seigneur montra à Ðào Duy Từ qu’il était non seulement à la hauteur de son attente mais aussi un homme de valeur, de sagesse et de tolérance. Ðào Duy Từ ne tardait pas à devenir son conseiller et son confident. Il était l’auteur de plusieurs stratagèmes contre les Trịnh dont le plus connu restait le stratagème s’appuyant sur un jeu de mots présentés sous forme de vers écrits en « nôm » sur une carte rangée dans un plateau à deux étages pour signifier au seigneur Trịnh Tác le refus de soumission du seigneur Nguyễn.

Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.

Toute la cour n’arrivait  pas à donner des explications  aux quatre vers trouvés sur cette carte placée  dans ce plateau et était obligée de recourir au talent du lettré de ce temps Phùng Khắc Khoan.  Le mot (矛)  sans virgule devenait le mot  dư (予). Le mot  mịch (覔) dépourvu du mot kiến (見) était le mot bất (不). Le mot  ái (愛) écrit sans le mot  tâm (心) n’était autre que le mot  thụ (受). Le mot  lực (力) trouvé côte à côte avec le mot   (來) devenait ainsi  le mot  sắc (勑). On pouvait donner à ces 4 vers l’interprétation suivante: dư bất thụ sắc (Je refuse la nomination royale).

Il était à l’origine des plans des fortifications de Trường Dục et Ðồng Hới pour faire face aux invasions des Trịnh mais il était aussi l’un des acteurs préconisant la conquête et l’annexion des territoires du Sud ( Champa, Cochinchine ) par l’intermédiaire des paysans soldats. Grâce à Ðào Duy Từ, le territoire des seigneurs Nguyễn s’agrandit ainsi. Par son ingéniosité et par ses stratagèmes, Ðào Duy Từ a su apporter aux seigneurs Nguyễn ce qu’avait fait le conseiller Zhuge Liang (Khổng Minh Gia Các Lượng ) à Liu Bei (Lưu Hoài Ðức) à l’époque des Trois Royaumes en Chine.

L’amitié est aussi synonyme de fidélité. C’est le cas du général Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn avec ses serviteurs Dã Tượng et Yết Kiêu.  Ce dernier était un excellent nageur à qui Hưng Ðạo Vương avait confié la tâche de garder l’embarcation au bord d’un fleuve lors d’une excursion éclair sur le terrain des Mongols. Découvert et poursuivi par ces derniers, Hưng Ðạo Vương, hésitant et étant sur le point de prendre une autre direction, fut rappelé par son serviteur Dã Tượng que Yết Kiêu continuait à l’attendre au bord du fleuve. Grâce à la confiance et la magnanimité que Hưng Ðạo avait su entretenir toujours envers ses subordonnées et à leur fidélité infaillible, il fut sauvé de justesse. Cette amitié continue à être honorée jusqu’à aujourd’hui car on trouve non seulement sur l’autel dédié à Hưng Ðạo Vương, le héros lui-même mais aussi ses deux fidèles serviteurs.

L’amitié impose des devoirs qui peuvent même parfois conduire jusqu’au sacrifice. C’est le cas du général Võ Tánh avec le jeune seigneur Nguyễn Ánh, le futur empereur Gia Long. Admirateur de la bravoure et de la témérité de Võ Tánh, le jeune Nguyễn Ánh ne tardait à se lier d’amitié avec lui et à lui accorder la main de sa petite soeur, la princesse Ngọc Du. Võ Tánh devint quelques années plus tard l’un des généraux brillants de Nguyễn Ánh. Pour contrer l’armée des Tây Sơn ( ou Paysans de l’Ouest ) , il fut chargé de protéger la ville Qui Nhơn. Cela permit de mobiliser durant des mois entiers le gros des forces de Tây Sơn. Malgré les supplications de Gia Long et de ses proches d’abandonner Qui Nhơn, il préféra de se suicider au lieu se rendre lors de la chute de la ville.

C’était un piège qu’il voulait tendre à ses ennemis mais aussi un service qu’il rendait, en signe d’amitié, de fidélité et de reconnaissance, à Nguyễn Ánh en permettant à ce dernier de prendre Huế plus facilement car celle-ci était dégarnie entièrement. Le lettré Ðặng Ðức  Siêu, ministre des rites, fut chargé par Nguyễn Ánh de composer quelques années plus tard une oraison funèbre en l’honneur de Võ  Tánh, de son amitié et de sa fidélité.

L’amitié est à l’origine de plusieurs légendes vietnamiennes dont la plus célèbre reste Lưu Bĩnh Dương Lễ. C’est l’histoire d’une vraie amitié, celle de deux garçons Lưu Bình et Dương Lễ. Lưu Bình était issu d’une famille riche tandis que Dương Lễ vivait dans la misère. A la mort de leurs parents respectifs, Lưu Bình accueillit Dương Lễ dans sa maison et le fit profiter de son aisance. Ils faisaient les mêmes études et partageaient les mêmes loisirs. Conscient de sa situation précaire, Dương Lễ était studieux et laborieux. Par contre, Lưu Bình, fort de son héritage, s’adonnait aux plaisirs et aux jeux. Le jour des concours nationaux, Dương Lễ fut reçu au poste du gouverneur dans une contrée lointaine. De son côté Lưu Bình échoua. A cause de sa vie de débauche, il fut ruiné quelques années plus tard et alla chercher de l’aide auprès de son ami Dương Lễ. A sa grande surprise, il ne fut pas reçu par Dương Lễ et fut chassé par les gardes de ce dernier.

Meurtri par cette humiliation, il se promit sans trop y croire de réussir l’année prochaine aux concours afin de faire sa revanche.

Sur le chemin de retour dans son village natal, il s’arrêta dans une auberge tenue par Châu Long, une jeune femme célibataire. Comme celle-ci lui témoignait de la sympathie, Lưu Bĩnh finit se laisser convaincre par ses encouragements et ses attentions et se remit a préparer sérieusement son concours. Il réussît brillamment à la session suivante. Il se dépêcha de retourner à l’auberge pour annoncer cette nouvelle à Châu Long.

Il fut déçu car l’auberge était fermée et Châu Long avait disparu. Il ne tardait pas à aller chercher son ami Dương Lễ pour lui infliger une leçon. Il fut surpris par son accueil en grande pompe et son amabilité. Il fut sur le point de reprocher à Dương Lễ sa conduite et son hypocrisie. Mais il fut étonné par l’apparition subite de Châu Long. Il apprit par la suite que Châu Long était la seconde femme de Dương Lễ et que celui-ci lui donnait pour mission de l’aider matériellement et de l’encourager sur le chemin de la réussite. Il comprit qu’il s’agissait d’un plan élaboré par son ami pour l’aider à surmonter ses difficultés. Emu, il se réconcilia avec Dương Lễ et l’embrassa fortement.
L’amitié se rompt rarement sur cette terre des légendes. On préfère de l’honorer jusqu’à la fin de la vie. C’est le cas de l’empereur Gia Long avec Monseigneur Pigneau de Béhaine ou celui de Hồ Chí  Minh avec le commissaire Jean Sainteny.

Le premier, malgré son antipathie envers les missionnaires étrangers, préférait tolérer leur présence durant son règne. Cela a été dû en grande partie à sa reconnaissance et sa fidélité à la mémoire de l’homme qui avait risqué sa vie pour le cacher et le nourrir et qui l’avait aidé à reconquérir le trône avec ses mercenaires français.

Quant au second, malgré sa divergence politique avec Jean Sainteny, il avait toujours un égard profond envers ce commissaire car au fond d’eux-mêmes, ils se respectaient mutuellement. Chacun savait que quand on était bon gré mal gré dans la partie adverse et dans l’affrontement, on essayait  de défendre  chacun à tout prix sa patrie. Plus les discussions traînaient en longueur, plus de l’estime naissait entre ces deux hommes. Le face à face n’empêchait pas la  sympathie et leur admiration réciproque. Leur regard se croisait inlassablement dans l’hydravion qui les conduisit le 24 Mars 1946 au rendez-vous de la baie d’Along avec l’amiral D’Argenlieu. Cette amitié témoignait de la présence ultime et de l’émotion de Jean Sainteny lors des funérailles de Hồ Chí Minh, le 9 Septembre 1969 à Hànội, ce qu’a révélé plus tard Jean Sainteny dans son livre « Face à Hồ Chí Minh », Seghers, 1970.

L’amitié n’est pas seulement sur cette terre des légendes une voie de sagesse mais elle reflète aussi le mode de pensée du peuple vietnamien qui a été  façonné au fil des années par la vision confucéenne.

 

 

 

 

 

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.