Les tombes des princes Han (Version vietnamienne)


Version française

Các lăng mộ của vua chúa nhà Hán

Tương tự như người tiền nhiệm  Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế của nhà Hán, trong thời gian trị vì hay thường cử sứ giả đi tìm kiếm các nơi thiên thai để tìm kiếm sự bất tử và tiếp cận với thế giới thần tiên. Những vùng đất thần thoại này thường được gắn liền với đảo Bồng Lai  ở phía đông và núi Côn Lôn  ở phía tây trong tín ngưỡng ở thời nhà Hán. Đây là ngọn núi nơi mà  Tây Vương Mẫu  (Xiwangmu) ở, người mà nắm giữ được thần dược trường sinh bất lão. Chính vì lý do này mà người ta hay tìm thấy  thường xuyên  hình ảnh nầy trong việc  trang trí các lăng mộ của người Hán. Đây là một bằng chứng  không chỉ cho sự phổ biến mà còn là một quan niệm của Lão giáo liên quan đến việc kéo dài sự sống sau khi qua đời. Theo một số tin đồn chưa được xác minh và không có căn cứ, Trương Khiên  được Hán Vũ Đế  ủy thác  vụ tìm kiếm ban đầu các công thức trường sinh bất tử ở sườn núi Côn Luân, nơi sống của những người bất tử. Vẫn thường mặc áo choàng dài, những người này có khuôn mặt góc cạnh, miệng rộng trên một cằm nhọn, lông mày cong và tai to khiến họ có một dáng người khá kỳ quặc và hốc hác. Khi họ đã đạt được đến con đường đạo của  Lão giáo, họ có đôi cánh trên vai. Trong quan niệm của Lão giáo về thế giới bên kia, để giữ đuợc toàn vẹn cơ thể  của người qua đời và sự bất tử của linh hồn thì phải lấp 9 lỗ ở trên cơ thể của con người bằng  các vật thể bằng vàng và ngọc. (miệng, tai, mắt, lỗ mũi, niệu đạo và trực tràng). Sau đó, người quá cố phải được đeo mặt nạ hay  mặc một bộ y phục bằng ngọc thạch mà việc sử dụng phải được điều chỉnh bởi một nghi thức thứ cấp bậc rất nghiêm ngặt. Đối với hoàng đế, trang phục bằng ngọc được may với các chỉ vàng. Còn đối với các  vua chúa và các quan chức kém quan trọng khác, thì trang phục bằng ngọc của họ chỉ có  những sợi bạc hay đồng. Việc sử dụng trang phục phản ánh lại tín ngưỡng  của người Hán về sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia vì ngọc thạch được cho là có đặc tính yểm trừ ma qủy để dẫn đến sự bất tử của linh hồn.

Vào thời nhà Hán, quan niệm nhị nguyên về linh hồn đã được đề cập đến trong một số văn bản Trung Hoa  như ở quyển sách Hoài Nam Tử của Lưu An. Mỗi cá nhân có hai linh hồn: một cái gọi là hun được lên thiên đường và cái còn lại được gọi là po, biến mất đi cùng với thể xác của người đã khuất. Để ngăn chặn linh hồn « hun » thoát ra ngoài qua các khe hở trên khuôn mặt, mặt nạ hoặc trang phục là điều rất cần thiết.

Quan niệm nhị nguyên về linh hồn này thực sự là của người Trung Hoa hay vay mượn từ một nền văn minh khác của người Bách Việt không? Nó được tìm thấy ở những người Mường, anh em họ hàng của người dân Việt, sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của miền núi Việt Nam. Đối với người Mường, có một số linh hồn được có ở trong con người mà họ gọi là wai. Chúng được chia thành hai loại: wại kang (linh hồn xa hoa) và wại thặng (linh hồn cứng rắn).  Linh hồn loại đầu là cao cấp và bất tử trong khi loại thứ nhì thì gắn liền với cơ thể, được xem là xấu. Cái chết chỉ là hậu quả  siêu thoát của các linh hồn này.

Cần  nên nhớ rằng văn hóa của Sỡ Quốc bị Tần Thủy Hoàng  chinh phục trong thời kỳ thống nhất Trung Hoa có một nét đặc thù, một ngôn ngữ riêng tư, đó là tiếng nói của người Bách Việt. Từ thời Tần-Hán, có một cơ quan hoàng gia thường gọi là  « fangshi » gồm có các học giả địa phương được xem như là những pháp sư chuyên về các nghi lễ liên quan đến các ngôi sao ở trên trời  và lo các doanh thu của chính quyền.

Vai trò của họ là thu thập ở trong địa phận của mình, tất các cách thức nghi lễ, các tín ngưỡng, các thuốc địa phương, các hệ thống tiêu biểu, vũ trụ học, các  chuyện thần thoại và truyền thuyết cũng như các sản phẩm địa phương và  đề trình lên  cho chính quyền để có thể  chọn lọc giữ lại hay không và kết hợp lại sau đó dưới dạng các quy định nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế trong một  quốc gia rất đa dạng trên mặt dân tộc học và mang lại cho hoàng đế  những phương tiện để thực hiện  chức vụ thiêng liêng mà Trời ủy thác. Mọi thứ  nầy phải được thu thập và bổ sung vào việc phục vụ con của Trời nhầm để thiết lập tính cách hợp pháp  ở các lãnh thổ được chinh phục gần đây của các dân man rợ.

__ Đây là một trong những điểm nổi bật của văn hóa Trung Hoa: Nó biết cách chấp nhận và tiếp thu văn hóa nước ngoài mà không bao giờ có thể bị chao đảo hay có sự thay đổi văn hóa .__

Đây là những gì nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng của thế kỷ 20 Liang Shuming đã viết trong phần giới thiệu tác phẩm của mình mang tựa đề là « Những ý tưởng chính về văn hóa Trung Hoa » (do nhà xuất bản Michel Masson dịch). Điều này được gắn liền với sự nhận xét sau đây của nhà dân tộc học và Hán học người Pháp Brigitte Baptandier trong bài giảng của một ngày nghiên cứu APRAS về  các dân tộc học trong khu vực, ở Paris vào năm 1993:

Văn hóa Trung Quốc do đó đã hình thành qua nhiều thế kỷ như một bức tranh khảm của nhiều nền văn hóa. Cần có một dòng máu man rợ truyền chậm cho Trung Quốc bằng cách làm cho thích hợp  lại công thức đẹp của nhà sử học F. Braudel  dành cho nước Pháp với người man rợ.



Lư hương Boshanlu (lư hương có dạng núi Bo) được tượng trưng là những ngọn núi thần thoại được chìm ngập  trong mây và hơi khí qi (năng lượng vũ trụ quan trọng). Sự nổi tiếng của những lư hương này phần lớn là do người Hán nghĩ về sự bất tử và sự sùng bái các núi thiêng liêng.

Boshanlu


Theo ước tính của nhà khảo cổ học lâu đời nhất Trung Hoa Wang Zhongsu, kể từ năm 1949 đã có hơn 10.000 ngôi mộ được khai quật chỉ riêng thời nhà Hán. Nhờ những phát hiện khảo cổ lớn từ lăng mộ của bà Đai và con trai của bà ở Mã Vương Đôi (Trường Sa, Hồ Nam) vào năm 168 TCN hoặc lăng mộ của con trai hoàng đế Hán Cảnh Đế (Jing Di), hoàng tử Hán Lưu Sheng và vợ ông là Dou Wan (Mancheng, Hà Bắc) vào năm 113 TCN hay lăng mộ của Triệu Muội, cháu nội của Triệu Đà và vua của Nam Việt (Xianggang, Quảng Châu) vào năm 120 TCN, các nhà khảo cổ bắt đầu hiểu rõ hơn nghệ thuật của người Hán thông qua hàng nghìn đồ vật đặc biệt bằng ngọc thạch, sắt và đồng, gốm sứ, sơn mài, vân vân… Các hiện vật nầy biểu lộ sự sự giàu có và quyền lực của các hoàng tử dưới thời nhà Hán. Đôi khi còn là các kiểu mẫu duy nhất không chỉ thể hiện công việc kỹ thuật của nghề thủ công tinh xảo và quý giá của các vật liệu mà còn là đặc điểm riêng tư của khu vực.

Trong  các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng có sự giáng đoạn  ở trong nghệ thuật Trung Hoa, một sự thay đổi sâu sắc tương ứng về mặt lịch sữ với sự phát triển của các đế chế thống nhất (Tần và Hán) nhất là  khi có tiếp xúc liên tục với các ảnh hưởng nước ngoài. Sự hiện diện của các vật thể lâu đời, đặc biệt là các bát đĩa bằng đồng mà chúng ta quen tìm thấy vào thời nhà Châu, đã nhường lại cho sự phát triển của nghệ thuật tượng hình. Chắc chắn là có ảnh hưởng đáng kể của các vùng văn hóa khác trong lĩnh vực nghệ thuật Hán, đặc biệt là trong lĩnh vực văn minh vật chất. Việc thờ cúng tổ tiên không còn diễn ra ở trong đền thờ như đã từng được thực hiện vào thời kỳ đồ đồng, mà diễn ra ngay ở trong các lăng mộ và các đền thờ gần đó. Ngoài ra, tựa như hoàng đế Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế nhà Hán cùng các hoàng tử có xu hướng biến lăng mộ mình trở thành một bản sao của ngôi nhà của họ sống ở trên trần gian.

Quan niệm này đã có từ thời nhà Châu và thường được trông thấy  thường xuyên trong các phong tục tang lễ của giới thượng lưu ở Sỡ quốc. Tương tự như người nước Sỡ, người Hán tin vào sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia. Viễn cảnh về cái chết được xem như là sự tiếp tục của cuộc sống. Tín ngưỡng này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay ở Trung Quốc vào lễ thanh minh với những lễ vật cúng cho tổ tiên: tiền giấy giả và đồ tang lễ được đốt sau đó.

Chính vì lý do này mà người ta được tìm thấy trong các cuộc khai quật, mọi thứ mà họ sở hữu trong suốt cuộc đời: những đồ vật yêu thích, những bức tượng nhỏ bằng đất nung tượng trưng cho những người hầu cận của họ cũng như những tấm vải liệm bằng ngọc thạch để làm giảm nhẹ đi cái chết về cõi hư vô. Các ngôi mộ hoàng gia của nhà Hán được trông thấy nhờ sự hiện diện của một cái gò nhân tạo cao nằm ở trong một khu bao quanh hình chữ nhật, nơi cũng có  đặt thêm các ngôi mộ phụ. Cấu trúc của lăng mộ ngày càng trở nên phức tạp hơn và thường được thấy có sự tranh đua với các cung điện ở trên trần gian  với những  hào huyệt riêng biệt mà mỗi cái có một chức năng rõ ràng (kho, chuồng trại, nhà bếp, phòng tiệc vân vân…) Đây là trường hợp của mộ của Lưu Kỳ được gọi là hoàng đế Hán Cảnh Đế và vợ ông, hoàng hậu họ Vương ở ngoại ô của  thành phố Tây An. Chính trong những cái hố này, chúng ta tìm thấy các hiện vật xa xỉ (bình hoa, chậu, lò đốt nước hoa, gương, cân chiếu, vạc, đèn, dao găm vân vân…) hoặc ở  trong cuộc sống hàng ngày  như ngũ cốc, vải, thịt vân vân… của người đã khuất mà làm các nhà khảo cổ sững sờ ngưỡng mộ và không nói nên lời, được chôn cất ở bên cạnh các tượng nhỏ bằng đất nung (mingqi). Đây có thể là các tượng động vật quen thuộc nuôi ở  trong nhà hoặc  các tượng người hầu cận.

Nhờ con đường tơ lụa và sự mở rộng bờ cõi của Trung Quốc, một số lượng lớn của các truyền thống nghệ thuật ở trong các khu vực, các thời trang nước ngoài và các sản phẩm mới  đóng góp phần vào sự nở rộ nghệ thuật của nhà Hán. Chủ nghĩa thế giới chắc chắn có đóng một vai trò quan trọng vào thời điểm này. Sự lộng lẫy của những món đồ xa xỉ được tìm thấy trong các lăng mộ không chỉ cho thấy sự  tráng lệ và  cầu kỳ của các triều đình vua chúa dưới thời nhà Hán mà còn cho thấy sở thích ngoại lai. Các điệu múa và âm nhạc của Sỡ quốc, các bài hát của nước Điền, nghệ thuật múa ba lê của Trung Á thay mới các trò tiêu khiển của triều đình. Những cuộc tiếp xúc với các nghệ thuật của các vùng đồng hoang  làm phong phú thêm các thư mục trang trí.

Tương tự như ngọc thạch , đồng là một trong những vật liệu phổ biến nhất của người Trung Hoa. Trong thời kỳ nhà Hán, sự phổ biến các đồ đồng bắt đầu giảm bớt vì để thờ cúng tổ tiên, các bộ bình hoa nghi lễ bằng đồng hoàn chỉnh không còn cần thiết nữa mà thay vào đó là các đồ vật sơn mài bắt chước theo Sỡ quốc.  Nước nầy có cơ hội trang trí thường xuyên các vật thể qua các họa tiết hoặc hình vẽ theo trí tưởng tượng tuyệt vời và theo thần thoại của riêng tư vào thời Chiến Quốc. Mặc dầu có sự suy giảm dùng đồng ở  trong các lăng mộ của các hoàng tử Hán, đồng vẫn được sử dụng rộng rãi trong ở các đồ trang trí xe ngựa và các vật dụng xa xỉ được tìm thấy. [RETOUR]

Nghệ thuật sống (tiếp theo)

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.