Các cuộc chinh phục của nhà Hán (Nam Việt và Dạ Lang)
Vào thời điểm Trương Khiên lãnh trách nhiệm tìm kiếm các liên minh vào năm -126 để kềm kẹp quân Hung Nô thì họ lại tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công mãnh liệt càng ngày nhiều hơn với hàng nghìn người Hoa chết hoặc bị giam giữ ở dọc theo biên giới (Dai, Yanmen hoặc Shang) ở miền bắc Trung Quốc khiến Hán Vũ Đế phải có biện pháp củng cố quyền lực và hậu phương và áp dụng một chính sách mới đối với những kẻ man rợ này. Kể từ bây giờ, các cuộc tấn công của quân Trung Hoa được thường xuyên hơn nhằm ngăn cản sự tập trung của quân Hung Nô ở dọc lãnh thổ Trung Quốc.
Cuộc thắng lợi đầu tiên được diễn ra vào mùa thu -128 tại vùng Yuyang với Vệ Thanh (Wei Qing), người được xem là anh hùng mới của quân đội Trung Hoa. Tiếp theo là những cuộc chinh phạt rực rỡ và quyết định khác vào mùa xuân -121, do Hoắc Khứ Bệnh (Hua Qubing), con trai của chị cả của Vệ Thanh, một nhà lãnh đạo xuất sắc được xem là « nhà vô địch của quân đội » với danh hiệu được Hán Vũ Đế ban tặng đặc biệt nhờ cách dùng chiến thuật mới để tấn công nhanh như sấm sét quân Hung Nô ở giữa lòng lãnh thổ của họ. Nhờ đó quân Trung Hoa mới tái chiếm lại được vùng Ordos, một khu vực ở phía nam của sông Hoàng Hà, để thành lập các khu chỉ huy ở Shuofang và Wuyuan và di dân đến đây với mục đích mang lại lâu dài một nguồn hầu cận đáng kể cho quân đội trong việc truy đuổi kẻ thù đến các khu vực khác xa xôi. Đế chế của Hán Vũ Đế có đủ phương tiện để thực hiện chính sách thuộc địa này với một dân số 50 triệu người có được vào thời điểm đó. Ước tính có hơn 2 triệu người Trung Hoa bị di chuyển dưới thời kỳ cai trị của Vũ Đế dọc theo biên giới phía bắc. Chính sách này đã được có lợi vì những vùng di dân nông nghiệp này đã trở thành những bức tường thành an toàn của Trung Quốc trong vài năm sau đó để chống lại những “kẻ man rợ” này. Điều này làm chúng ta nhớ đến chính sách của người Việt trong việc chinh phục Chiêm Thành và đồng bằng sông Cửu Long cũng như của người Hoa ở Tây Tạng ngày nay. Sự quấy rối không ngừng quân Hung Nô phấn khích nầy như các con ong bị quấy rầy với các tổ của chúng, buộc Vũ Đế phải thay đổi chiến thuật bằng cách dành ưu tiên cho các mặt trận phía bắc ngay bây giờ và tạm thời từ bỏ mọi tham vọng lãnh thổ ở phía tây nam của đế chế ở vùng Vân Nam và vương quốc Nam Việt trước đây mà miền bắc Việt Nam thuộc về.
Nhờ chiến lược bất biến sau đây:
1°) Công kích và đẩy lùi quân Hung Nô càng xa lãnh thổ của chúng nhờ dùng yếu tố bất ngờ.
2°) Lưu đày các dân bị nạn các lũ lụt hoặc những người bị kết án về các khu vực xâm chiếm thuộc về quân Hung Nô và tạo ra các đồn trú quân mới ở đó. Đây là trường hợp của các đồn trú quân Jiuquan, Dunhuang, Zhangye và Wuvei dọc theo hành lang Cam Túc.
3°) Làm suy yếu các lực lượng Hung Nô bằng cách dùng lá bài chia rẽ và dụ dỗ các đồng minh của quân Hung Nô mới bằng hệ thống cống nạp (tạo ra năm quốc gia đồng minh độc lập (hoặc shuguo) đóng vai trò là các vùng nằm giữa đế chế Trung Hoa và quân thù Hung Nô dưới thời trị vì của Vũ Đế) .Do đó, ngài thành công trong việc kiềm chế đựợc đà tiến của quân Hung Nô hiếu chiến khiến buộc họ phải dời tổng hành dinh của họ về gần hồ Baïlkal (Siberia) và nới lỏng được quyền kiểm soát của Hung Nô ở phương đông của vùng Turkestan.
Điều này cho phép Vũ Đế rảnh tay và có lại mộng bành trướng ở phía Nam và phía đông-bắc nhằm đảm bảo thương mại và có các đồng minh khác vì Trương Khiên đã đưa ra có một tuyến đường trực tiếp để đến vương quốc Shendu (Ấn Độ) từ vương quốc Thục (mà bị Tần Thủy Hoàng chinh phục vào thời Xuân Thu (hay Chunqiu, 722-453 TCN). Việc suy luận này Trương Khiên đã có được trong thời gian ở Daxia (Bactriane), nơi mà ông đã khám phá ra các sản phẩm của nước Thục (tre nứa, vải vân vân…) được vận chuyển bằng con đường tiếp cận trực tiếp này. Vũ Đế cố gắng sử dụng lại chiến lược tương tự mà ngài đã lựa chọn cho Hung Nô.
Sự thôn tính các vương quốc ở phương Nam
Lợi dụng sự bất hòa của giữa người dân Việt và cái chết của vua Triệu Anh Tề (Zhao Yingqi), Vũ Đế tìm thấy có cơ hội để sáp nhập vương quốc Nam Việt vào đế chế của mình. Khi vị vua mới là Triệu Ái Đế (Zhao Xing) có 6 tuổi, việc nhiếp chính được giao cho mẹ của ông. Bà nầy là một phụ nữ người Hoa tên là Cù Thị (Jiu) và không bao giờ che giấu sự lưu luyến của bà đối với quê hương cũ bởi vì bà không được ưa chuộng bởi các người dân Việt bản xứ . Vũ Đế cố gắng mua chuộc bà nầy bằng cách đề nghị một thỏa ước sát nhập vương quốc Nam Việt vào đế chế của mình để đổi lại bà được chức tước hoàng gia. Dự án này đã bị hủy bỏ do một cuộc đảo chính được tổ chức bởi thủ tướng Lữ Gia với sự ủng hộ của nguời dân Việt. Vị hoàng hậu bội bạc này cùng cậu con trai của bà, vị vua mới và các quan chức nhà Hán bị tàn sát bởi Lữ Gia và những người Việt ủng hộ ông ta. Những người này cài đặt vị vua mới Triệu Dương Đế (Zhao Jiande) nhất mẹ của ngài là một người Việt. Quá tức giận, Vũ Đế không thể để cho một sự sỉ nhục như vậy diễn ra mà không bị trừng phạt khi ngài có cơ hội chiếm đoạt dứt khoát một khu vực được biết đến nhờ sự giàu có tự nhiên với các cảng Quảng Châu và Hepu nầy rất thuận lợi cho việc tiếp cận biển ở phương Nam. Theo các thương nhân người Hoa, kinh tế ở Nam Việt phát triển rất mạnh vì ngoài ngọc trai, sừng tê giác, mai rùa mà lại còn có cả đá quý và các loài cây bản điạ hiếm có. Những sản phẩm kỳ lạ này có thể trở thành các sản phẩm thời trang cho triều đình nhà Hán.
Cuộc viễn chinh quân sự do phục ba tướng quân Lộ Bác Đức chỉ huy với một trăm nghìn thủy thủ cùng các thuyền tháp được vận chuyển đến đó để dập tắt cuộc nổi dậy ở Nam Việt. Ông ta được hỗ trợ trong nhiệm vụ này bởi Dương Bộc (Yang Pu) nổi tiếng có tính cách tàn nhẫn đối với các nạn nhân của mình tựa như con diều hâu săn mồi. Mặt khác, Lộ Bác Đức rất hào hiệp và dựa trên tên tuổi của mình mà mời quân thù ra đầu hàng. Ông ta đã thành công thuyết phục được sự gia nhập của ngừời dân Việt sau khi cuộc đụng độ quân sự kết thúc. Về phần Lữ Gia và vị vua trẻ Triệu Dương Đế, họ bị bắt vào mùa xuân -111 trong lúc chạy trốn. Đầu của họ được treo ở cổng phía bắc của thành Trường An. Nam Việt được biết đến giờ nhờ có uy thế làm bá chủ ở trong khu vực, sự thất bại nầy được xem như là hồi chuông báo tử cho sự hy vọng của các người dân Việt và buộc họ phục tùng nhà Hán từ đây. Đây là trường hợp của nước Tây Âu và vua của vùng Cangwu (Quảng Tây) cũng như vương quốc Dạ Lang nằm vào thời điểm đó giữa lãnh thổ Quý Châu và Quảng Tây. Miền bắc Việt Nam cũng bị chiếm đóng bởi người Hoa. Họ cố gắng dựa trên lợi thế đế chiếm đất đến tận Rinan ở An Nam.
Vũ Đế chia miền bắc Việt Nam thành ra hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Thủ phủ hành chính của Giao Chỉ ban đầu ở Mê Linh sau đó được chuyển đến Lũy Lâu thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đối mặt với sự tan rã của nước Mân Việt và sự phản kháng của một bộ phận dân cư của Đông Việt mà Vũ Đế xem coi là nguồn rắc rối trong tương lai, ngài không do dự dùng các biện pháp mạnh mẽ. Ngài ban hành một sắc lệnh cho phép trục xuất tất cả dân cư của vương quốc này vào năm 111 trước Công nguyên và đày họ đến một khu vực khác giữa sông Hoài và sông Dương Tử.
Nhờ việc chinh phục được các lãnh thổ của người Việt và Dạ Lang, Hán Vũ Đế tiếp xúc lần đầu tiên với Điền quốc và biết được tầm quan trọng của nước nầy. Không lâu sau, ông phái các sứ thần đến đó để thuyết phục vua Changqian của vương quốc nầy đến Trường An để tuyên thệ trung thành. Trước sự miễn cưỡng của Changqian, Hán Vũ Đế ra lệnh tiêu diệt tất cả các bộ lạc thù địch, đặc biệt là người dân Laojin và người dân Mimo đang cố gắng chặn con đường phía nam mà Trương Khiên đã đề cập để đến Daxia và Trung Á. Có hơn hai vạn quân thù bị giết hoặc bị bắt trong cuộc can thiệp quân sự này. Vua Changqian của Điền quốc buộc lòng phải xin đầu hàng cùng thần dân của mình. Thay vì bị trừng phạt vua Changqian đã được tha thứ vì tổ tiên của ông ta là người Hoa và nhận được ấn « Điền vương chi ấn » như vua của nước Dạ Lang để cai quản vùng đất tịch thu nầy. Điền quốc được chuyển thành vùng chỉ huy Yzhou vào năm -109 trước Công nguyên. Đây là cách mà Hán Vũ Đế kết thúc cuộc sáp nhập ở phiá tây nam Trung Quốc (Vân Nam). Theo nhà sử học Tư Mã Thiên, vấn đề quan hệ giữa người Trung Hoa và những người man rợ ở Tây Nam đã nảy sinh từ việc ai đó nhìn thấy một loại nước sốt « ju » ở Phiên Ngung (Canton) và người dân Daxia có gậy tre của bộ tộc Qiong để nhắc nhở lại một cách hài hước rằng Hán Vũ Đế chỉ quan tâm buổi ban đầu đến sự tồn tại của tuyến đường từ phía nam đến Daxia cho việc mậu dịch. Việc thực dân hóa miền nam bắt đầu diễn ra mạnh mẽ nhưng ngài vẫn để cho tầng lớp quý tộc người Việt địa phương có khả năng tự chủ hơn cũng như vua của nước Điền. Trong khi đó, để tách Hung Nô ra khỏi các người chăn nuôi ngựa Wuhuan và Donghu, Hán Vũ Đế không chậm trễ cho quân đội đóng binh ở Mãn Châu. Trong khoảng thời gian từ năm 109 đến 106 trước Công nguyên, quân đội của Hán Vũ Đế đã chiếm đóng phân nửa ở phía bắc của bán đảo Triều Tiên và thành lập được 4 vùng chỉ huy ở đó: Letun ở phía tây bắc, Zhenfan ở phía tây, Lintu ở phía đông và Xuantu ở phía bắc.
Sau 54 năm trị vì, Hán Vũ Đế qua đời vào năm 87 trước Công nguyên và để lại Trung Hoa ở trong một tình trạng phá sản và suy sụp cũng như vua Louis XIV của Pháp quốc mười tám thế kỷ sau đó. Nếu các chiến dịch quân sự đưa triều đại nhà Hán lên đỉnh cao của vinh quang và quyền lực nhưng ngược lại làm cạn kiệt ngân sách của quốc gia. Sự khởi đầu của triều đại của Hán Vũ Đế tương ứng với thời kỳ Dương mà dân chúng có cơm no áo mặc, đây là điều mà Tư Mã Thiên đã viết trong hồi ký lịch sử của mình. Các kho thóc cũng như các kho bạc công cộng cũng được lấp đầy. Đế chế đã ổn định. Tất cả điều này phần lớn là do nỗ lực của người tiền nhiệm Hán Cảnh Đế (Jing Di) để cai trị trong suốt 17 năm trị vì theo nguyên lý của Đạo giáo: lãnh đạo với mức can thiệp tối thiểu (Wu wei er zhi). Các lao dịch và thuế má rất thấp.
Thật không may, sự xa hoa của triều đình cùng với chính sách đối ngoại tốn kém đối với Hung Nô và các nước chư hầu (hệ thống triều cống) và chính sách thôn tính đã nuốt chửng tất cả tài sản cùng tài nguyên của đất nước. Điều này cho phép Dương chuyển qua Âm. Các quý tộc và quan chức độc quyền sở hữu các phần đất màu mỡ bằng cách mua lại với giá rẻ từ các nông dân nghèo đói khiến tạo ra một tình huống thảm khốc: người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo thêm. Người dân ở thủ đô Lạc Dương sống phung phí và xấc xược và dùng toàn đồ gấm, ngọc trai và ngọc bích tinh xảo trong khi đó hoàn cảnh của người dân nghèo trở nên tồi tệ hơn. Một số người thích trở thành nô lệ của tư nhân hoặc chính phủ. Thiên tai và lũ lụt cũng không ngừng ở đất nước. Trong khi đó, các âm mưu và sự trác táng càng ngày gia tăng ở trong triều đình nhà Hán vào cuối thế kỷ thứ nhất. Quyền lực của triều đình suy yếu do các phe phái khác nhau, sự ganh đua giữa các phu nhân hoàng gia và các trò chơi của họ hàng, điều này cho phép Vương Mãng, một quan nhiếp chính đầy tham vọng lợi dụng thời cơ để đầu độc hoàng đế trẻ tuổi Hán Bình Đế (9 tuổi) vào năm thứ 5 sau Công Nguyên và chiếm đoạt ngai vàng với sự giúp đỡ của bà dì mình, thái hậu họ Vương của đế chế. [TRỞ VỀ]
Lăng mộ của các hoàng tử Hán: đi tìm sự bất tử