Đê Chế Hán Vũ Đế
Về mặt chính trị, đế chế của Hán Vũ Đế bắt đầu củng cố vững chắc hơn với sự canh tân Nho giáo. Nó mang lại nhiều khả năng cho những người có tham vọng và xuất sắc của tầng lớp bình dân có thể tiếp cận được các vị trí quan trọng trong chính quyền mà cho đến thời điểm đó chỉ được các đội cận vệ cũ, bao gồm chủ yếu là các quý tộc, các đạo sĩ và những người ủng hộ hoàng tộc nắm giữ. Nhờ các cuộc thi tuyển, công trạng mới được thay thế các đặc ân mà nó đến từ dòng dõi. Nhưng đế chế của Hán Vũ Đế vẫn không tránh khỏi những cuộc nổi loạn và sự tranh đua quyền lực tiếp tục hoành hành trong triều đình nhà Hán. Sự thất bại của chủ nghĩa ly khai (năm -122 trước Công nguyên) của hoài nam vương Lưu An, được biết đến với tác phẩm bách khoa Hoài Nam Tử về các thông tin của thời bấy giờ, đã minh chứng sự khó khăn trong việc chỉnh đốn lại nhóm dòng dõi quý tộc sau mười lăm năm trị vì của Hán Vũ Đế.
Cũng như cha ông, hoàng đế Hán Cảnh Đế (Jindi), đã biết trong thời ngự trị, cuộc nổi dậy liên minh của bảy nước tổ chức vào năm -154 trước Công nguyên bởi Ngô vương Lưu Tỵ, Hán Vũ Đế quyết định hoàn thành việc hủy bỏ hệ thống đất phong của các chư hầu để ngăn chặn mọi âm mưu nổi loạn. Do đó, đặc quyền không chỉ thuộc về con trai cả của vị vua chư hầu đã qua đời mà nó sẽ được chia cho tất cả các con trai sau này. Những người này không có đóng bất kỳ một vai trò chính trị nào khác ngoài đặc ân tài sản mà đất phong cho họ thừa hưởng.Do sự phân chia khéo léo này, chỉ cần một vài thế hệ kế tiếp là có thể phá hủy các chư hầu chính quan trọng và phân tán các lực lượng của chúng. Ngoài ra, ngài còn bổ nhiệm cho mỗi vùng một thanh tra lưu động (thứ sử) chịu trách nhiệm kiểm soát và giám sát không chỉ các gia tộc quyền thế mà còn luôn cả các tổng trấn. Đối với các cuộc cạnh tranh quyền lực trong triều đình, ngài biết cách tận dụng một cách khéo léo bằng cách thúc đẩy các cuộc đối đầu và cạnh tranh của các cố vấn trong các cuộc tranh luận đôi khi vô ích nhằm củng cố một quyền lực trung ương mạnh mẽ nhưng lại công bằng và đạo đức.
Qua cách chỉ định một ban thư ký nhằm để xem xét các báo cáo và kiến nghị của các quan, trên thực tế, ngài đã loại bỏ vai trò thủ tướng. Chính vì suy nghĩ này mà ngài đã củng cố tính cách chuyên quyền suốt thời gian ngự trị . Ngài không tha thứ cho bất kỳ lỗi lầm nào khi một trong những cố vấn hoặc các tướng lĩnh của ngài phạm lỗi.
Đó là trường hợp của xạ thủ Lý Quảng được mệnh danh đặt biệt bởi quân Hung Nô là « phi tướng quân« . Ông ta đã bị cách chức vì đã sai lầm để bị thất lạc trong sa mạc cùng với binh lính trong một cuộc giao tranh chống lại quân Hung Nô. Nhưng bản án của ông ta có thể được giảm bằng một khoản tiền phạt thay thế. Việc giảm án và phạt tiền rất phổ biến vào thời nhà Hán. Ngay cả việc người bào chữa cầu xin cũng có nguy cơ đến tính mạng vì bị buộc tội lừa dối hoàng đế. Đó là trường hợp nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên bị cung hình (thiến) để bảo vệ gia đình viên quan Lý Lăng, cháu của tướng quân Lý Quảng, bị buộc tội theo quân Hung Nô. Những biện pháp mà Hán Vũ Đế áp dụng trong nhiều lĩnh vực minh chứng các phương pháp tồi tệ nhất. Các quan cố vấn và tướng lĩnh đều bị xử phạt tùy theo sự nhận xét của ngài. Họ dễ dàng bị cách chức dễ dàng bởi những tội phạm nhỏ trước khi được thăng chức nhờ việc khác. Ban thưởng và hình phạt là một phần của quy tắc ứng xử mà ngài áp dụng cho các cận thần. Sự sợ hãi của họ cho phép Hán Vũ Đế phát triển nghệ thuật cai trị của mình một cách tinh vi. Rất hiếm có quan chức nào trong triều đại của Hán Vũ Đế giữ được chức vụ của họ quá năm năm ngoại trừ Gongsunhe,một quan lại lo về trang bị có thể giữ chức vụ của mình hơn ba mươi năm. Chỉ có học giả Đông Phương Sóc mới biết rút lui ra khỏi triều đình đúng lúc để ẩn dật và tránh sự thất sủng.
Về mặt kinh tế, theo lời khuyên của Công Tôn Hoằng, ngài bãi bỏ luật cho phép người giàu đúc tiền, chiết xuất muối bằng cách bốc hơi và luyện gang. Kể từ bây giờ, nhà nước độc quyền các hoạt động này để tăng nguồn thu lợi. Để giúp đỡ nông dân, nhà nước mua lại một số hàng hóa dư thừa khi giá giảm và bán lại với giá thấp hơn khi có tình trạng thiếu thốn. Mục đích của biện pháp này là để kiểm soát biến động giá cả và ngăn chặn tình trạng đầu cơ của các thương gia lớn. Đây cũng để nhà nước đảm bảo kiểm soát thực phẩm qua junshu (hoặc các văn phòng giao thông của nhà nước). Hán Vũ Đế thiết lập ra một loại thuế đánh vào tài sản (xe cộ, gia súc, thuyền vân vân …) của các thương nhân và những người cho vay nặng lãi có trách nhiệm kê khai vốn liếng của họ. Trong trường hợp lừa đảo, họ có nguy cơ mất tài sản và bị phạt hai năm nghĩa vụ quân sự ở biên giới. Theo tài liệu của nhà sử học Tư Mã Thiên, sự khởi đầu của triều đại của Hán Vũ Đế được hỗ trợ bởi sáu thập kỷ phục hồi dần dần các lực lượng sản xuất được khuyến khích bởi những người tiền nhiệm của ngài. Quỹ nhà nước được thăng thừa. Dân chúng được cơm no áo mặc.
Vào đầu thời ngự trị này thường được gọi là thời kỳ dương thì có sự ổn định chính trị cùng với số lương thực dồi dào cho toàn bộ dân số ước tính khoảng hơn 50 triệu người theo cuộc điều tra dân số quy mô lớn đầu tiên ở năm thứ hai sau Công Nguyên được Tư Mã Thiên đề cập trong hồi ký lịch sử của ông. Theo nhà Hán học người Pháp, Marcel Granet, chính sách mà Hán Vũ Đế áp dụng phản ánh rất rõ tính cách cách mạng. Hán Vũ Đế chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của mình, cố gắng tìm giải pháp từng trường hợp cho các vấn đề khẩn cấp, bỏ lại sau đó một khi giải quyết xong và sử dụng các quan viên chỉ trong một thời gian ngắn để đạt được kết quả mong muốn. Khi họ được biết đến với những chiến công và trở nên quá « nguy hiểm », ngài quyết định khai trừ ngay. Sự ngờ vực của một bạo chúa được hổ trợ bởi các quan cố vấn « pháp gia » không có đầu óc sâu sắc đã không cho phép Trung Hoa vào thời điểm đó nắm bắt cơ hội hiếm có để trở thành một quốc gia vững chắc và có tổ chức.
Đế chế của Hán Vũ Đế có thể sụp đổ trong một sớm một chiều. Hung Nô vẫn là một mối quan tâm lớn đối với Vũ Đế mặc dù chính sách heqin được những người tiền nhiệm của ngài áp dụng cho đến lúc đó. Sự không phục tùng và xấc xược của Hung Nô tiếp tục làm bẽ mặt nhà Hán. Để đánh bại một kẻ thù vô hình như Hung Nô, Hán Vũ Đế có nghĩa vụ tổ chức lại quân đội của mình và làm cho nó phù hợp hơn để di chuyễn mà mục tiêu chính là đánh bật kẻ thù và cướp gia súc của địch ở giữa nơi họ cấm trại qua các cuộc tấn công nhanh chóng bằng một số ít kỵ mã cũng như sự điều hành của Hung Nô. Vì vậy, việc sử dụng chiến xa bị loại bỏ trong các cuộc giao tranh quân sự. Sau đó, còn phải bỏ truyền thống của quan chức thường hay mặc lễ phục truyền thống để mặc ưu tiên quần dài tránh không bị cản trở trong việc cưỡi ngựa và khắc phục sự miễn cưỡng của quân nhân khi cưỡi ngựa bởi vì vị trí hai chân dạt ra mỗi bên được xem như với tư thế ngồi xổm bởi những người bình thường hay dùng. Chiến thuật này làm choáng váng quân Hung Nô, nhưng nó không thể làm chúng khuất phục được.
Đế chế của Hán Vũ Đế có thể sụp đổ trong một sớm một chiều. Hung Nô vẫn là một mối quan tâm lớn đối với Vũ Đế mặc dù chính sách heqin được những người tiền nhiệm của ngài áp dụng cho đến lúc đó. Sự không phục tùng và xấc xược của Hung Nô tiếp tục làm bẽ mặt nhà Hán. Để đánh bại một kẻ thù vô hình như Hung Nô, Hán Vũ Đế có nghĩa vụ tổ chức lại quân đội của mình và làm cho nó phù hợp hơn để di chuyễn mà mục tiêu chính là đánh bật kẻ thù và cướp gia súc của địch ở nơi họ cấm trại qua các cuộc tấn công nhanh chóng bằng một số ít kỵ mã cũng như sự điều hành của Hung Nô. Vì vậy, việc sử dụng chiến xa bị loại bỏ trong các cuộc giao tranh quân sự. Sau đó, còn phải bỏ truyền thống của quan chức thường hay mặc lễ phục truyền thống để mặc ưu tiên quần dài tránh không bị cản trở trong việc cưỡi ngựa và khắc phục sự miễn cưỡng của quân nhân khi cưỡi ngựa bởi vì vị trí hai chân dạt ra mỗi bên được xem như với tư thế ngồi xổm mà những người dân bình thường có thói quen dùng. Chiến thuật này làm choáng váng quân Hung Nô, nhưng nó không thể làm khuất phục được chúng.
Đây là lý do tại sao Vũ Đế phải lựa chọn các biện pháp khác bao gồm việc cải thiện mạng lưới đường xá không chỉ nó là xương sống của hệ thống kinh tế mà còn là chìa khóa thành công trong việc vận chuyển quân lính và tiếp tế. Trên các con đường của người Hán hiện nay có các trạm thư, chuồng ngựa, nhà trọ cho quan chức, ký túc xá cho du khách bình thường và thậm chí có cả nhà giam cho tù nhân. Mạng lưới đường bộ do đó qua nhiều thế kỷ trở thành yếu tố then chốt của sự bảnh trướng quân sự và là công cụ hữu hiệu của sự thâm nhập văn hóa của người Hán. Nó được xem ngang hàng với mạng lưới đường bộ của người La Mã.
Triều đại của Vũ Đế đánh dấu thời kỳ hoàng kim của nhà Hán. Chính ở triều đại này, Việt Nam đã bị thôn tính vào năm 111 trước Công nguyên. Đây là sự thống trị đầu tiên của Trung Hoa có gần 1000 năm.
Tham khảo tài liệu.
- Précis d’histoire de Chine. Editions de langues étrangères. Beijing
- Văn Hóa Nam Chiếu-Đại Lý. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Hànội 2004
- La grande époque de Wudi. Editions You Feng. Dominique Lelièvre. 2001
- Lịch sử văn minh Trung Hoa. Will Durant. Nguyễn Hiến Lê dịch. NBX Nhà văn hóa thông tin. 2006
Mạng lưới đường bộ này, dọc theo biên giới phía bắc ở vùng Cam Túc, cũng cần phải bố trí một số đồn trú, xung quanh các tháp canh mà một số có độ cao 18 thước dùng để theo dõi sự di chuyển của quân Hung Nô mà báo hiệu bằng tín hiệu khói, bảo vệ những người sử dụng đường bộ và có các hành động phòng thủ phối hợp với bộ tham mưu. Chiến thắng của nhà Hán còn phụ thuộc vào các yếu tố khác quan trọng cũng như mạng lưới đường bộ này. Cung cấp lương thực cho các đơn vị đồn trú thường là một thách thức hàng ngày chưa kể đến những khó khăn lớn mà quân đội của Hán Vũ Đế gặp khi truy đuổi quân Hung Nô ở ngoài biên giới đến những vùng không xác định được. Điều này đòi hỏi sự tham gia của một số lượng lớn ngựa và kiến thức về địa hình dần dần được cải thiện bằng cách vẽ các bản đồ và xác định vị trí các điểm nước cũng như sự hợp tác của người dân địa phương.
Đôi khi điều cần thiết là phải nhanh chóng phục hồi kỵ binh trong trường hợp bị tổn thất đáng kể. Chúng ta có thể nói đến ví dụ của chiến dịch Ferghana chống lại Dayuan (Đại Uyển) vào năm 104 TCN. Trong số 60.000 binh lính giao chiến và 3000 con ngựa bị bắt, tướng của Hán Vũ Đế, Li Guanli (Lý Quảng Lợi) đã trở về với 10.000 binh lính và 1000 con ngựa. Vì vậy, triều đình nhà Hán đã phải khuyến khích người dân chăn nuôi ngựa, định giá một con ngựa giống với mức giá tiêu chuẩn khá cao, và xúc tiến đến việc đưa các giống ngựa mới từ các vùng đất phương Tây. Việc phục hồi nhanh chóng của kỵ binh rất cần thiết trong các cuộc viễn chinh xa. Không còn xa lạ với số lượng trang trại nuôi giống ngựa không ngừng tăng lên và việc cải thiện thức ăn gia súc bằng cách trồng cỏ linh lăng (Chi linh lăng) mà hạt giống được Zhuang Qian (Trương Khiên) mang về trong chuyến thám hiểm ở Trung Á. Nhờ đó Trương Kiên đã phát hiện ra ở thung lũng Ferghana (Uzbekistan ngày nay) có những con ngựa tốt, ngựa hãn huyết (đổ mồ đỏ như máu) và mang về vào năm -114 trước Công nguyên một số mẫu vật được cung cấp bởi người Wusun, đồng minh của Hán Vũ Đế ở Trung Á. Kích thước, tốc độ và sức mạnh của các con ngựa nầy làm hài lòng Hán Vũ Đế vô cùng. Nhưng thành tích của các con ngựa nầy được cho là kém hiệu quả hơn các con ngựa của người Đại Uyển (Ferghana). Nhờ có móng guốc cứng hơn, những con ngựa Đại Uyển có thể đi đến một nghìn li mỗi ngày. Mong muốn có được những con ngựa này, Vũ Đế tổ chức một cuộc thám hiểm quân sự chống lại người Đại Uyển đã sai lầm từ khước cung cấp các con ngựa nầy để đổi lấy quà tặng. Ngài không ngần ngại đặt cho những con ngựa này sau này cái tên là « thiên mã » (tianma) (thiên mã).
Những con ngựa nầy trở thành biểu tượng của quyền lực và uy tín vì Hán Vũ Đế cảm thấy bị sĩ nhục và bẽ mặt trước sự từ chối của một tiểu vương quốc nằm ở trong thung lũng Ferghana. Chi phí dành cho cuộc thám hiểm quân sự rất quá mức không chỉ về trang bị và ngựa mà còn nhân mạng nửa để có một kết quả không đáng với khoảng ba mươi con thiên mã và ba nghìn con ngựa giống và ngựa cái bình thường. Tuy nhiên, quân đội của Vũ Đế được lựa chọn khéo léo, chủ yếu là những người lính chuyên nghiệp và phạm nhân thực sự cũng như kỵ binh do các chỉ huy của các vùng biên giới cung cấp. Những người lính nhập ngũ này phải có sức bền bỉ về thể chất đáng kể để thực hiện những cuộc hành quân nhiều ngày và tiếp quản một thành phố. Theo nhà sử học Tư Mã Thiên, không phải cái chết ở chiến trường hay thiếu lương thực là nguyên nhân dẫn đến những tổn thất đáng kể này mà chỉ là nỗi khát khao và ám ảnh của các tướng lĩnh muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến bằng mọi giá vì mạng sống của họ còn phụ thuộc vào chiến thắng hay thất bại của các tác chiến này. Phần thưởng và hình phạt nghiêm khắc hoặc thậm chí án tử hình là một trong những giải thưởng mà Hán Vũ Đế sẽ dành cho họ mà họ không hề ảo tưởng khi họ trở về Trung Hoa. Các tướng lĩnh uy quyền buộc phải tự sát hoặc đầu hàng kẻ thù (Lý Quảng, Lý Lăng, Lý Quang Lợi vân vân..). Chiến dịch của Ferghana đã hoàn thành chỉ trong vòng một năm (từ mùa xuân năm -102 đến mùa xuân năm -101).
Sự ra đời của con đường tơ lụa
Từ đây, sau chiến dịch Ferghana, tất cả các vương quốc nằm trên con đường mà quân Hán đi ngang qua (sau này được gọi là « Con đường tơ lụa« ) đã chấp nhận thành chư hầu của Trung Hoa, ngoại trừ người Hung Nô. Để chống lại những người nầy, Hán Vũ Đế cố gắng tìm kiếm liên minh với kẻ thù của quân Hung Nô, đấy là người Đại Nguyệt Chi (Yuezhi) bằng cách cử một phái đoàn do Trương Khiên dẫn đầu đến Trung Á vào năm -139. Cuối cùng, Trương Khiên không thành công trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình vì ông ta đã bị quân Hung Nô giam giữ trong 10 năm trước khi trốn thoát để khám phá được Ferghana (Đại Uyển), Sogdiana (vùng Samarkand), Bactriane (Turkmenistan hiện nay) và phía bắc Á Phú Hãn (Afghanistan ngày nay). Tuy nhiên, khi trở về Trung Hoa vào năm -126 trước Công nguyên, ông đã báo cáo với Hán Vũ Đế. Điều này cho phép Vũ Đế khám phá các quốc gia mà Trương Khiên đã đến tham quan và nhắc đến cho Vũ Đế biết có khả năng gia nhập vương quốc Shendu (Ấn Độ) từ nước Thục (Tứ Xuyên) mà còn có một đế chế hùng cường xa xôi có tên là Daquin (Đế chế La Mã).
Nếu không tìm kiếm được đồng minh chống lại Hung Nô, người ta lại có thể thấy giờ đây các đối tác thương mại quan tâm đến các sản phẩm của Trung Hoa như lụa, đồ sơn mài, công cụ bằng sắt vân vân… để đổi lấy ngọc, ngựa và lông thú. Con đường tơ lụa vì thế mới ra đời và trở thành sợi dây liên kết giữa Đông và Tây. Chỉ đến năm -115, Trương Kiên lại được Vũ Đế ủy thác dẫn một phái đoàn ngoại giao đến các vùng ở phía tây. Lần này, ông ấy cố gắng mang về không chỉ nhiều loại thực vật và sản phẩm tự nhiên (cỏ linh lăng, rượu vang, nho, quả hạch, quả lựu, đậu, len, thảm vân vân..) mà còn cả những người chăn nuôi ngựa, người Wusun. Bị ấn tượng bởi sự tráng lệ và giàu có của triều đình nhà Hán, người Wu Sun đồng ý tham gia trong cuộc liên minh sau nầy do Hán Vũ Đế đề xuất và mặc nhiên công nhận quyền bá chủ của Trung Hoa. Liên minh này được tiếp theo sau đó với sự cống hiến một cô công chúa Trung Hoa cho nhà vua của người Wusun. Vua nầy có cơ hội báo cáo hai lần cho Hán Vũ Đế về ý định hung hăng thù địch của quân Hung Nô qua cuộc liên minh nầy.
HAI THẾ GIỚI, HAI ĐẾ CHẾ:
Đến năm 100 sau Công Nguyên, đế chế nhà Hán có thể sánh ngang với đế chế La Mã. Nền kinh tế của Trung Hoa chủ yếu dựa vào nông dân trong khi nền kinh tế của La Mã dựa trên chế độ nô lê. [TRỞ VỀ]
Sự thôn tính hai vương quốc: Nam Việt và Dạ Lang (tiếp theo)