Dynastie des Han: Art de vivre (version vietnamienne)

Version française

Nghệ thuật sống  dưới thời nhà Hán

Dưới thời  nhà Hán, xã hội Trung Hoa được cơ cấu đến mức độ chỉ có sĩ phu và nông dân mới được kính trọng so với  các nghệ nhân và thương nhân theo Hán thư của Ban Cố vào thế kỷ thứ nhất. Tuy nhiên, chỉ có người buôn bán mới được hưởng lợi từ hệ thống kinh tế của đế chế mặc dầu có một số hạn chế do triều đình  áp đặt. Sự gia tăng các công ty tư nhân và việc mở các tuyến đường thương mại (như con đường tơ lụa chẳng hạn) đã giúp họ trở nên giàu có dễ dàng. Họ bán những phẩm vật không cần thiết và hàng hóa xa xỉ được ưa thích bởi tầng lớp quý tộc Hán và điền chủ. Nhờ nghệ thuật tang chế  mà  mới có được các bài học bổ ích về nghệ thuật sống cũng như các trò tiêu khiển dưới thời đại đó. Tơ lụa được dành cho triều đình, giới quý tộc và các quan chức trong khi vải lanh thì người dân  hay thường dùng và được thấy trong  các bộ trang phục truyền thống và được trang trí  phong phú thêm nhờ các phụ kiện nhầm thể hiện được địa vị  của họ ở  trong xã hội. Tơ lụa đang có sự  phát triển đáng kể vì phẩm vật nầy thuộc về hàng hóa thương mại sang trọng  nhưng nó cũng được sử dụng trong hệ thống cống nạp  cho Hung Nô và các nước chư hầu. Vào năm thứ nhất  trước Công nguyên, việc quyên góp tơ lụa đã đạt đến đỉnh cao với 370 quần áo, 30.000 cuộn lụa và 30.000 chỉ tơ lụa. Các thương nhân lợi dụng các  cuộc trao  đổi nầy để bắt đầu giao dịch sinh lợi với  các người nước ngoài, đặc biệt là với người Parthe và người La Mã. Các xưởng tư nhân cạnh tranh với các  công xưởng của triều đình. Điều này thúc đẩy việc sản xuất tơ lụa và gia tăng sự đa dạng ở trong khu vực. Việc dệt vải cho thấy được  mức độ kỹ thuật cấp cao qua một chiếc áo lụa dài 1,28 thước  và sải cánh 1,90 thước  được tìm thấy  ở lăng mộ của bà Đại chỉ nặng có 49 gam.

Ngoài tấm vải lụa che quan tài của người quá cố và được trang trí bằng các bức vẽ minh họa vũ trụ quan của Lão giáo  còn phát hiện ra các bản thảo Di Kinh viết trên lụa, hai bản sao của Đạo Đức Kinh, hai quyển sách y học và hai văn bản về Âm-Dương, ba bản đồ ở một trong ba ngôi mộ của Mã Vương Đôi, một số được viết bằng chữ lishu (chữ viết của người ghi chép) và xiaozhuan (chữ viết dưới dạng dấu ấn) có niên đại từ thời Hán Cao Tổ, những chữ khác được viết hoàn toàn bằng tiếng lishu có niên đại của thời Hán Vũ Đế. Mặc dù giá rất đắt đỏ, tơ lụa vẫn được ưa chuộng hơn vì dễ tiện dụng hơn, nhẹ hơn và dễ vận chuyển hơn so với các thẻ bằng gỗ. Dưới thời nhà Hán, sơn mài mà  công việc nầy vẫn được xem coi là một nghề thủ công tinh tế, bắt đầu lan tràn vào  các nhà của những người giàu có.

 Noi theo tầng lớp quý tộc của nước Sỡ, họ sử dụng  các chén đĩa gỗ sơn mài, thường có màu đỏ ở mặt trong và màu đen ở mặt ngoài với các hoa văn sơn nổi, những màu này được tương ứng với  các màu của Âm Dương. Cũng tương tự như vậy với các khay và các hộp thì họ dùng để đựng quần áo xếp, đồ vệ sinh cá nhân, các bản thảo, vân vân… Đối với các gia đình quý tộc, ngọc thạch được thay thế bằng sơn mài. Còn đối với các người bình dân, gốm cùng gỗ những vật liệu được trọng dụng ở chén đĩa. Tương tự như các mâm hình tròn hoặc hình chữ nhật riêng lẻ,  các bàn thấp, thường có chân, được sử dụng để phục vụ các bữa ăn với các món ăn, đũa (kuaizi), thìa, cốc  erbei để uống nước và rượu. Về lương thực chính, kê và gạo là những loại ngũ cốc được phổ biến nhất.

Kê được dành cho các ngày lễ ở miền bắc Trung Quốc trong khi gạo, một sản phẩm của vương quốc Sỡ cổ đại, bị hạn chế ở miền nam Trung Quốc vì nó là một sản phẩm xa xỉ. Đối với người nghèo, lúa mì và đậu nành vẫn chiếm ưu thế trong bữa ăn của họ. Đồ ăn Trung Quốc cũng giống như thời Tần. Geng, một loại thịt hầm, vẫn là thức ăn truyền thống của Trung Quốc trong đó  các miếng thịt và rau được trộn với nhau. Tuy nhiên, sau khi bành trướng lãnh thổ và sự xuất hiện và thuần hóa các sản phẩm mới từ các nơi khác của đế chế, những  sáng kiến đổi mới bắt đầu xuất hiện từ từ trong việc sản xuất mì sợi, các thức ăn hấp và  các bánh từ bột mì. Rang, luộc, chiên, hầm và hấp là một số phương pháp nấu ăn được thấy. Chiếu được dùng để ngồi bởi mọi tầng lớp xã hội cho đến cuối triều đại. Chiếu được giữ cố định ở bốn góc bằng những quả cân nhỏ làm bằng đồng và được  tượng trưng qua các con vật đáng yêu: hổ, báo, hươu, cừu, vân vân.. Để giảm bớt sự khó chịu do tư thế quỳ trên gót chân,việc dùng vật dụng dựa lưng hoặc tay vịn bằng gỗ sơn mài rất thông thường.  Chiếu còn được dùng để ngủ bởi những người dân bình thường ở  miền trung và miền nam Trung Hoa. Mặt khác, ở phía bắc Trung Quốc, vì thời tiết quá lạnh, người ta phải dùng đến một cái « kang», một loại giường đất được đắp bằng gạch và trên đó trải chiếu và chăn. Dưới kang này, có một hệ thống đường ống  nước để phân phối hơi nóng  từ lò sưởi được đặt ở bên trong hoặc bên ngoài ngôi nhà.

Giải trí và thú ăn chơi không bị lãng quên dưới thời nhà Hán

Nhờ các văn bản, chúng ta mới biết rằng truyền thống âm nhạc của nước Sỡ giữ một vị trí quan trọng trong triều đình nhà Hán và được tiếp tục yêu chuộng. Theo nhà Hán học người Pháp J.P. Diény, người Hán thích loại âm nhạc bi ai, buồn thảm hơn tất cả các loại nhạc khác. Các chủ đề được yêu chuộng trong các bài hát  thường  là chia ly, trốn tránh và  khoái lạc. Chính ở trong những ngôi mộ cổ kính những tượng hình  nhỏ của  các vũ công (minh khí) mới được phát hiện ra. Thông qua các cử chỉ, những tượng hình này cho thấy khả năng tài ba của  các vũ công khi  múa với các đường lượn bay nhờ qua các  cánh tay áo dài của chiếc váy.

Các điệu múa nầy được dựa trên các chuyển động của quần áo do sự khởi động cơ thể và cánh tay khiến tạo ra cho vũ công kèm theo bài hát đôi khi u sầu, một bức chân dung sống động trong nghệ thuật vũ đạo của người Hán. Đối với họ, theo quan niệm của Nho giáo, gia đình là đơn vị cơ bản của hệ thống xã hội mà việc thờ cúng tổ tiên, các nghi lễ, yến tiệc và hôn nhân được tổ chức thường xuyên nên mang lại rất nhiều cơ hội trong suốt cả năm và lý do để có được âm nhạc làm cho cuộc sống hài hòa. Là biểu tượng của sự uy quyền và sức mạnh nên không thể  thiếu được tiếng chuông đồng. Các công cụ nầy được sử dụng thường xuyên trong các nghi lễ mà còn có ở trong âm nhạc cung đình. Nhờ các cuộc khai quật khảo cổ học, chúng ta  được biết rằng cuộc sống của các hoàng tử nhà Hán nổi bật với các bữa tiệc linh đình, các trò chơi và các buổi hòa nhạc kèm theo các điệu múa. Còn các trò tiêu khiển thì chỉ dành cho nam giới. Liubo (một loại trò chơi cờ vua) là một trong những trò chơi phổ biến nhất thời bấy giờ với trò chơi xúc xắc có tới 18 mặt. Thà chơi còn hơn nhàn rỗi, đây là lời khuyên của Đức Khổng Tử ở trong sách « Văn tuyến », một trong tập tứ thư.

Không giống như khảo cổ học của các thời kỳ trước, khảo cổ học của người Hán cho phép chúng ta tiếp cận lĩnh vực thân mật như việc trang điểm của các phụ nữ. Họ dùng kem che khuyết điểm bằng bột gạo hoặc chì trắng để trang điểm khuôn mặt. Những vết màu đỏ được bôi lên trên gò má, quầng thâm dưới mắt, chấm màu trên môi vân vân… Thời nhà Hán, giáo dục là  việc ưu tiên cho giới trẻ. Từ lúc còn ấu thơ, sự vâng lời, lễ phép và tôn trọng đối với người lớn tuổi đã được dạy dỗ. Lên mười tuổi, cậu bé bắt đầu nhận được những bài học của thầy. Cũng phải học những điều suy ngẫm của Đức Khổng Tử (Luận ngữ), kinh điển về đạo hiếu (Xiao jing) vân vân… trước khi bước vào khoảng mười lăm đến hai mươi tuổi thì đọc Kinh điển.

 
Được xem là thấp kém hơn nam giới, phụ nữ buộc phải học nghề dệt lụa và nấu ăn ngay từ khi còn bé và phải có những đức tính chủ yếu được truyền như dịu dàng, khiêm tốn, tự chủ. Còn phải chịu ba phục tùng (Tam Tòng): lúc nhỏ thì phục tùng cha, lấy chồng phục tùng chồng và khi góa chồng thì phục tùng con. Người phụ nữ có thể lấy chồng vào khoảng 14-15 tuổi để đảm bảo sự nối dõi tông đường. Bất chấp những ràng buộc của Nho giáo, người phụ nữ vẫn tiếp tục có được quyền lực thực sự trong cấu trúc gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa mẹ và con trai. Sự quan tâm đến việc tôn vinh những người đã khuất khiến người Hán, đặc biệt là người Tây Hán, tạo ra những khu chôn cất xa hoa và những kho báu thực sự là những tấm vải liệm ngọc bích để tìm kiếm sự bất tử. Đây là trường hợp  mộ chôn cất cha của Hán Vũ Đế, Hán Cảnh Đế.

Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã khai quật được hơn 40.000  hiện vật ở xung quanh gò chôn cất của hoàng đế. Người ta dự đoán toàn bộ khu tang lễ này sẽ cung cấp khoảng 300.000 đến 500.000 hiện vật vì ngoài phần mộ còn có hai huyệt riêng biệt để khám phá, đó là huyệt của hoàng hậu và người thiếp yêu thích của hoàng đế Hán Cảnh Đế. Theo một nhà khảo cổ Trung Quốc phụ trách cuộc khai quật này, điều quan trọng không phải là số lượng hiện vật được phát hiện mà là tầm quan trọng của mỗi hiện vật phát hiện được tìm thấy ở trong khu mộ táng này. Người ta đựợc  dẫn đến kết luận rằng nhà Tây Hán rất trân trọng các ngôi mộ hoành tráng mặc dù qua sự tiết lộ của các cuộc khai quật,  các  đồ vật rất nhỏ hơn nhiều so với các đồ vật tìm thấy ở trong các lăng mộ nhà Tần. [RETOUR]

Niên đại Tây Hán (Còn tiếp)

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.