Chonologie des Han occidentaux (Version vietnamienne)

 

Version française

Niên đại nhà Tây Hán


Năm 202 TCN: Lưu Bang tự xưng là hoàng đế. (Hán Cao Tổ)
195 TCN : Hán Cao Tổ qua đời
198-188 TCN: trị vì của Hán Huệ Đế.
188-180 TCN: nhiếp chính của Lữ Hậu.
180-157 TCN: trị vì của Hán Văn Đế.
157-141 TCN: triều đại của Hán Cảnh Đế.
154 TCN: nổi loạn của bảy nước chư hầu.
141-87 TCN: trị vì của Hán Vũ Đế.
87-74 TCN: trị vì của Hán Chiêu Đế.
80-68 TCN: nhiếp chính của tướng Hoắc Quang.
74 TCN: trị vì 27 ngày của Lưu Anh, bị phế truất hoàng đế.
74-48 TCN: trị vì của Hán Tuyên Đế.
48-33 TCN: trị vì của Hán Nguyên Đế.
33-7 TCN: trị vì của Hán Thành Đế.
7-1 TCN: trị vì của Hán Ai Đế.
1 TCN-5 SCN : trị vì của hoàng đế trẻ tuổi Hậu Phế Đế, bị Vương Mãng hạ độc.


Sau khi nắm quyền, Vương Mãng bắt đầu thay đổi một loạt cải cách tiền tệ (3 lần vào các năm 9, 10 và 14 sau Công Nguyên) và kinh tế của đất nước. Các tầng lớp bị ảnh hưởng nhiều nhất là các giới quý tộc và thương nhân bởi vì với mỗi lần thay đổi tiền tệ, những đồng tiền cũ được đổi lấy các đồng tiền mới với tỷ giá kém ưu đãi hơn khiến mọi người làm ra đồng tiền giả thay vì làm mất đi giá trị lúc đổi. Việc làm tiền giả bị trừng phạt nghiêm khắc. Mặt khác, các nông dân không bị ảnh hưởng nhiều bởi qua các cuộc cải cách này họ bán ngũ cốc với số lượng nhỏ để mua thực phẩm cần thiết trên thị trường và họ không phải lo lắng về tiền mặt. Từ đó về sau, Vương Mãng làm giới quý tộc và thương nhân giàu có căm ghét nhưng theo nhà Hán học Thụy Điển H. Bielenstein, vào thời điểm thực hiện cải cách kinh tế nầy, nguyên nhân chính thực sự khiến ông bị sa sút là do hàng loạt thiên tai (hạn hán, lũ lụt, các con cào cào) đầu tiên dẫn đến nạn đói, sau đó lại là cướp bóc, nổi dậy và cuối cùng là cuộc nội chiến. Trận lũ lụt khiến một số lượng lớn người dân sống ở các vùng bị ảnh hưởng phải di cư. Thảm họa này khiến những người tị nạn chết đói tập hợp lại thành các băng cướp bóc những khu vực họ đi qua và nổi dậy chống lại quân của chính phủ được phép đàn áp họ. Được biết đến với cái tên Xích Mi vì họ nhuộm lông mày màu đỏ, đám người này sớm giành được chiến công đầu tiên vào năm 22 sau Công nguyên và bắt đầu xâm chiếm các vùng khác của phía tây. Trong khi đó, có những cuộc khởi nghĩa do tầng lớp quý tộc Hán lãnh đạo nhưng đều bị đàn áp và bị dập tắt. Mãi đến mười ba năm nội chiến, gia tộc họ Lưu mới lấy lại niềm tin được ở Lưu Tú, một nhân vật tài năng và hào kiệt sau này được gọi là Quang Vũ (Hán Quang Vũ Đế) để khôi phục lại  đế chế và vương triều nhà Hán.

Đây là sự khởi đầu của thời kỳ nhà  Đông Hán. Khi lên nắm chính quyền, Hán Quang Vũ Đế không ngừng có những hành động ủng hộ dân nghèo và nô lệ. Không giống như Hán Vũ Đế, ông không thực hiện chính sách can thiệp vào các nước chư hầu. Tuy nhiên, sau đó chính ông là người đã cử Mã Viện đi dẹp cuộc nổi dậy của hai chị em Trưng Trắc Trưng Nhị trên lãnh thổ người Việt. Ông được các nhà sử học  xem coi là một trong những vị hoàng đế vĩ đại của nhà Hán cùng với Hán Vũ Đế. Qua các cuộc khai quật khảo cổ học, chúng ta biết rằng  người Hán đã hơn người La Mã trong một số lĩnh vực vào thời điểm này. Họ là những người đầu tiên phát minh ra một sản phẩm để truyền đạt tư tưởng và kiến ​​thức của mình. Họ thường gọi sản phầm nầy  với cái tên « zhi » hoặc giấy. Vào năm 105 sau Công Nguyên, một hoạn quan tên là Thái Luân của triều đình, khi quan sát cách các con ong vò vẽ nhai các sợi gỗ trong việc xây tổ, đã nảy ra ý tưởng bắt chước chúng và nhờ đó đã phát minh ra loại giấy nầy mà trình lên sau đó cho hoàng đế Hán Hòa Đế của nhà Đông Hán.

Khảo cổ học gần đây đã biện bác việc nầy vì các mảnh giấy được làm từ các sợi thực vật nầy được tìm thấy rõ ràng trước thời Thái Luân, một số có niên đại từ triều đại của  Hán Vũ Đế và một số khác được khai quật từ các lăng mộ của thời Tây Hán và từ đầu  thời kỳ nhà Đông Hán. Rất thường ghi nhận sự mâu thuẫn về niên đại mà người Trung Hoa cố tình đưa vào lịch sử truyền thống của họ được thiết lập  cho đến giờ bởi các triều đại, đặc biệt nhất là thời nhà Tần và Hán, trong chính thống Nho giáo và trong thời kỳ chinh phục thôn tính các lãnh thổ mới nếu chúng ta tiếp tục có  trí óc lý luận theo Descartes. 

Các nhân vật huyền thoại của Trung Hoa như Phục Hi, Nữ Oa, Bàn Cổ, Thần Nông được vay mượn từ các dân cư ở phía Nam. Đây là trường hợp mà nhà học giả Trung Hoa vĩ đại Ruey Yih-Fu, người đã nhìn thấy ở Phục Hi và Nữ Oa một nét văn hóa cụ thể của người Man Di,  người man rợ ở phương Nam hoặc dịch giả người Pháp Le Blanc của bộ sách  Hoài Nam Tử. Theo ông nầy thì chu kỳ Phục Hi Nữ Oa là một truyền thống của Sỡ Quốc. Các người Hán thậm chí còn đưa vào văn học của họ một huyền thoại sáng tạo Bàn Cổ  được lấy lại từ tổ tiên của người Dao (Brigitte Baptandier). Nhà khảo cổ học Trung Hoa Yan Wenming mô tả đây là một sản phẩm độc đáo của nhiều nguồn gốc hoặc một người như nhà Hán học  học nổi tiếng Chang Kwang-Chih để nói đến hiện tượng ở trong lĩnh vực tương tác văn hóa.

Cho đến giờ, người Hán hay thường viết bằng bút lông hoặc mực đen trên các bảng gỗ, lụa hoặc bảng tre. Có vẻ theo như một số nhà khảo cổ học, phương pháp sản xuất mà  Thái Luân trình lên hoàng đế Hán Hoà Đế vào năm 105 sau Công nguyên chỉ là sự tổng hợp và cải tiến các kinh nghiệm trước đó nhầm tạo điều kiện cho việc thay thế dần dần các tơ lụa và tre bằng giấy mà sản phẩm nầy ít tốn kém hơn trước sự yêu cầu càng ngày càng tăng lên ở thời bấy giờ.

Cấu trúc của các ngôi mộ

Vào đầu thời Tây Hán, các mộ hố đứng thẳng vẫn còn  trọng dụng rất nhiều. Truyền thống kiến ​​trúc này được thể hiện qua các ngôi mộ của  bà Đại ở Mã Vương Đôi  gần Trường Sa (Hồ Nam), Dabaotai gần Bắc Kinh và Fenghuangshan gần Jiangling (Hà Bắc). Sau đó, những ngôi mộ này được thay thế theo năm tháng bằng mô hình lăng nằm ngang trải khắp đế quốc Hán. Nhiều yếu tố đã góp phần vào sự thay đổi này và mang đến cho nghệ thuật tang lễ một sức sống mới. Ngoài kích thước bề thế của các ngôi mộ, chúng ta  còn nhận thấy đến sự phong phú của đồ đạc trong nhà mộ và niềm tin tôn giáo có liên quan đến sự thuyên chuyển  qua thế giơí bên kia của người Hán. Chính vì lý do đó mà các hoàng tử, quý tộc, đại địa chủ, các quan, các thương nhân giàu có đã không ngần ngại phô trương những đặc ân mà họ có trong xã hội và chức năng mà họ mong muốn được duy trì trong cuộc sống ở thế giới bên kia  và để thể hiện lòng mộ đạo và sự tận tâm của họ đối với người đã khuất bằng cách cố gắng cung cấp cho mọi thứ cần thiết qua các đồ vật tang lễ (hoặc minh khí). Những phẩm vật nầy dưới thời trị vì của nhà Hán đặc biệt rất  tinh vi. Với ý nghĩa biểu tượng, các vật nầy gồm có các mô hình thu nhỏ của các bình nghi lễ và nhạc cụ ở các nghi lễ hay các nhà nông trại hoặc các nhà ở.

Được biết thời đó  người Hán đã sử dụng xe cút kít và ròng rọc để di chuyển hàng hóa, trong khi đó  trong nông nghiệp, họ sử dụng búa bập bênh để nghiền ngũ cốc và khoáng sản. Đó là dưới thời trị vì của nhà Hán, người Trung Hoa  đã sử dụng bánh xe mái chèo cho nhiều mục đích khác nhau. Nhờ tiếp xúc với những người man rợ của phương Bắc, người Hung Nô, các nghệ nhân Trung Hoa đã vay mượn từ các người nầy những kỹ thuật mà họ rất thành công trong việc thông thạo  và sản xuất những đồ vật có chất lượng vượt trội. Đây là những gì chúng ta phát hiện ra nhờ các quá trình khai quật trong các ngôi mộ cổ kính với đồ trang trí xe ngựa, đồ sành sứ, đồ trang sức, khóa thắt lưng, vân vân … vào năm 132 sau Công Nguyên, máy đo địa chấn đầu tiên trên thế giới có thể cảnh báo triều đình nhà Hán và chỉ ra hướng của tâm chấn của trận động đất. Việc phát minh ra đồng hồ đo đường cùng đến lúc với quả cầu thiên thể quay đầu tiên. Ở Trung Quốc, đồ sứ ra đời, có độ tinh khiết và trắng sáng phù hợp với cái tên mà người Ý gọi nó là « vỏ trai (porcellana) » vào thế kỷ 15. Nguyên tố chính trong thành phần của đồ sứ là kaolin (thạch cao) được biết đến vào thời Đông Hán. Dưới triều đại này, đồ sứ bắt đầu có  được một sự bùng nổ thực sự.

Từ thời Chiến quốc cho đến thời nhà Tây Hán, người Trung Hoa đã có thể vẽ các bản đồ trên lụa và đựng trong hộp. Vào thời Xuân Thu anh hùng Kinh Kha được cử đi bởi thái tử Đan người nước Yên, cố  tình sử dụng một bản đồ gấp lại giấu một con dao găm để ám sát Tần Thủy Hoàng. Chỉ đến năm 1973, người ta mới phát hiện ra sự tồn tại của những tấm bản đồ này ở lăng mộ Mã Vương Đôi số 3 (168 trước Công nguyên). Do đó, hai bản đồ nầy cùng một bản đồ thành phố được xem là những bản đồ cổ nhất ở Trung Hoa và trên thế giới. Trong lĩnh vực thiên văn, Trung Hoa có sự phát triển nổi bật. Văn bản thiên văn được phát hiện trong lăng mộ số 3 ở Mã Vương Đôi (168 TCN) báo cáo chính xác những quan sát liên quan đến chuyển động của năm hành tinh trong khoảng thời gian 246-177 TCN. Toàn bộ hành trình của sao thổ trên bầu trời được tính là 30 năm, một con số không xa với 29,46 năm mà các nhà thiên văn học ngày nay cung cấp. 

Ngọc bích là một trong những loại đá khó gia công nhất. Tuy nhiên, kể từ thời kỳ đồ đá, những người thợ chạm khắc ngọc bích ở Trung Hoa đã khéo léo chạm khắc ngọc có lẽ bằng cách sử dụng bột nhão quartzite hoặc grenat, điều này mang lại cho ngọc bích một giá trị nghệ thuật đặc biệt với những chiếc nhẫn, các vòng tròn, hình tượng rồng vân vân… Dưới  thời nhà Thương (triều đại Thương Ân), ngọc bích được dùng cho việc trang trí thuần túy. Đây là những gì mà các nhà khảo cổ học phát hiện ra trong lăng mộ của hoàng hậu Phù Hảo (tìm thấy 755 ngọc bích). Sau đó, vào thời Tây Chu, người ta đã có phong tục che mặt cho người đã khuất bằng một chiếc mặt nạ và ngực với các mảnh giáp ghép được tạo thành từ nhiều mảnh. Đây là một dấu hiệu khác biệt hay quý tộc bằng cách đặt  các mảnh giáp trên cơ thể của người quá cố  thường mặc đồ tơ lụa. Các mặt nạ và các tấm vải liệm không dùng với mục đích trang trí mà có chức năng tôn giáo nhằm tìm kiếm sự bất tử dưới thời nhà Hán. Những chiếc bùa nhỏ bằng ngọc bích được sử dụng để bịt kín 9 lỗ trên cơ thể của người đã khuất để linh hồn người đó có thể sống mãi ở thế giới bên kia. Mặt khác, chúng ta không biết vai trò của viên ngọc « bi », được đặt trên trán của vua Nam Việt, Triệu Muội. Tấm vải liệm của Liu Shen, anh trai của hoàng đế Hán Vũ Đế và  bà vợ, công chúa Dou Wan, được tìm thấy ở Mancheng, gồm có đến 2498 tấm ngọc bích với các kích cỡ khác nhau được khâu bằng chỉ vàng, minh chứng cho sự hoàn hảo của người thợ mài ngọc Trung Hoa trong việc  chế tạo các tấm vải liệm và các vật trang trí sang trọng từ thời nhà Hán. 

Người Trung Hoa hay thường sơn mài nhiều loại  đồ khác nhau. Một số đồ vật sơn mài, đặc biệt là chiếc cốc gỗ đỏ được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Chiết Giang tiết lộ  sự biết làm phi thường của họ từ thời đồ đá (thiên niên kỷ 5-4 trước Công nguyên). Cần nhớ lại rằng khu vực này thuộc nước Ngô Việt, một phần lãnh thổ cũ của đại tộc Bách Việt  trước khi bị sát nhập bởi  nước Sỡ, sau này bị Tần Thủy Hoàng chinh phục trong quá trình thống nhất đế chế. Đây có phải là kỹ năng của họ hay của người Bách Việt? Dù sau  bắt chước  người nước Sỡ, những người Hán đã thể hiện được sự thành thạo hoàn hảo trong nghệ thuật uốn gỗ bằng cách tạo ra các tác phẩm nguyên bản và cách điệu có chất lượng tuyệt vời khiến các nhà khảo cổ phải sững sờ thán phục trong  các cuộc khai quật khảo cổ học. Những lớp sơn mài này gợi lại những hoa văn và kiểu dáng phức tạp được tìm thấy trên các chiếc bình bằng đồng. Họ đã thành công trong việc đưa sơn mài trở thành một sản phẩm chủ đạo trong thời kỳ trị vì của nhà Hán. Được biết các đồ vật sơn mài được chôn trong các lăng mộ có thể được bảo quản hàng chục thế kỷ nhờ sự hiện diện của một loại enzyme đóng vai trò như chất xúc tác protit (urushiol) trên màng mỏng của các đồ vật, không nhạy với nhiệt nóng, không thấm nước và không để axit ăn mòn. Hơn một trăm đồ vật sơn mài (khay, cốc erbei, bình hoa vân vân..) đã được khai quật ở Mã Vương Đôi gần Trường Sa (Hồ Nam). Các tác phẩm khác còn nguyên vẹn được lấy được từ lăng mộ của hầu tước Yi họ Zeng ở Leigudun (Hồ Bắc). [TRỞ VỀ]

Tài liệu tham khảo:

Cây đèn dầu hình phượng hoàng

  • La Chine des Han. Histoire et civilisation. Office du Livre. 1982
  • Splendeur des Han. Essor de l’empire céleste. Editeur Flammarion. 2014
  • Chine ancienne. Des origines à la dynastie des Tang. Maurio Scarpari. Gründ.
  • Trésors de Chine millénaires mais intacts. National Geographic. Octobre 2001
  • La dynastie des Han. Vingt siècles d’influence sur la société chinoise. National Geographic. Février 2004.
  • Chine. La gloire des empereurs. Paris Musées. Editions Findakly.
  • La Chine des premiers empereurs. Editions Atlas. 1991
  • Splendeurs des Han. Essor de l’empire céleste. Editions des Beaux Arts. 2014.

Niên đại nhà Đông Hán (Tiếp theo)

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.