La palanche (Chiếc đòn gánh)

 

Chiếc đòn gánh (la palanche).

Version française

 Khi đến đất nước ta các người ngoại quốc được nhìn thấy ít nhất một lần người bán hàng rong nhẹ nhàng nhún nhảy bên phải bên trái với đôi quang gánh trên đường phố.  Đối với họ, đây là một hình ảnh thật lạ mắt  và quyến rũ nhưng đối với chúng ta nó là một hình ảnh quá quen thuộc, nó làm chúng ta nao lòng, nặng trĩu trong tâm hồn vì nó gợi lại cho chúng ta hình ảnh của nguời phụ nữ  Việt nam  can đãm,  hy sinh, chịu đựng  dù nghèo khổ  đến đâu  vẫn cố gắng bán rong tần tão nuôi con hay gia đình nhờ  chiếc  đòn gánh dung dị nầy. Đối với họ, một người phụ nữ nhỏ bé Việt Nam nầy làm sao lại có thể  gánh nổi đến hàng chục cân chỉ nhờ cây đòn gánh mỏng manh, quả thật  một điều kỳ dị phi thường. Theo kết quả được được công bố vào  đầu tháng 1 năm 2020 từ  sự hợp tác của ba đại học Edith Cowan (Mỹ),  Calgary (Gia Nã Đại) và trường y dược của đại học Thái Nguyên thì chúng ta  biết được những người mang  chiếc đòn gánh bằng tre tiết kiệm tới 20% năng lượng so với các đòn gánh cứng.  Chính nhờ sự điều chỉnh được sự cân bằng của họ trong bước đi khiến giảm đến 18% lực mà số tạ ép lên vai nhất là họ có thể chuyển vai nên bớt mệt mỏi. Nguyên liệu làm đòn gánh dồi dào nhất là tre được  trông thấy  ở đồng bằng còn ở  các vùng thượng du thì làm bằng gỗ. Ngay từ khi làm chiếc đòn gánh, phải cẩn thận trong việc  chọn lựa  những gốc tre già và thẳng, không bị kiến làm tổ trong ống và có đốt đều nhau. Rất quan trọng khi làm đòn gánh, đó là độ dẻo dai. Nếu đòn gánh quá cứng thì người gánh lâu sẽ rất đau vai, mềm quá thì sẽ không đỡ được trọng lượng ở  hai đầu, dễ bị gãy.  Chính nhờ ờ  sự dẻo dai của chiếc quang gánh nên sự uyển chuyển của người phụ nữ Việt trông rất mềm mại duyên dáng trong bước đi.

Theo nhà văn Hữu Ngọc, cái vật lãng mạn nhất ở phương Đông, chẳng rõ nó có từ bao giờ có lẽ nó được kết tinh từ nền văn hóa nông nghiệp với trí óc tưởng tượng của người cần lao  để rồi nó  trở thành một phương  tiện di chuyển hữu hiệu  ở  trên các bờ ruộng chật hẹp và các đường về làng lại nhỏ bé.

Lúc đầu người nông dân dùng gánh lúa nặng kẽo kẹt để đi qua các cánh đồng vài cây số  mang lúa về nhà. Nhạc sỹ Phạm Duy có dịp nhắc đến chiếc đòn gánh trong nhạc phẩm « Gánh Lúa » như sau :

Lúc trời mà rạng đông, rạng đông
Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
Bước đều mà quang gánh nặng vai….

Nó còn dùng để gánh nước giếng  ở trong làng. Có tục lệ là dù nghèo hay giàu  phải gánh nước đêm ba mươi  để  tượng trưng đầy đủ những tiện nghi vật chất ở trong nhà. Nếu nhà có đầy nước thì có nghĩa là chúng ta có một mái nhà sung túc, có cơm ăn, có áo mặc vân vân … Sau đó nó trở thành bầu bạn của bao nhiêu thế hệ phụ nữ Việt Nam bán rong ở các phiên chợ hay  len lỏi chân bước liêu  xiêu  trên các nẻo đường phố tấp nập mà chúng ta hay thường trông thấy giờ đây ở các đô thị. Đó là hình ảnh của những người mẹ tảo tần nuôi con từ lúc còn thơ, chẳng từ gian nan gồng gánh cả gia đình với chiếc quang gánh. Nói như nhà thơ Nguyễn Vân Thiên trong bài thơ «Cây  đòn  gánh» :

Da xương bào cật tre mòn
Trăm năm mẹ gánh đời con qua đèo
Gánh yêu thương, gánh khổ nghèo
Gánh mơ ước lẫn gieo neo đi về…

Phải cật tre tuy rất cứng thế lại mòn vì thấm ướt  bao nhiêu năm nay mồ hôi nước mắt của mẹ.  Lúc còn thơ, con còn được ngồi trong quang gánh lúc chiều  về.  Còn bây giờ  con càng lớn  thì  quang gánh của mẹ càng thêm nặng dù con không có ngồi đi nữa, đôi vai mẹ càng thêm hao gầy, lưng mẹ vẫn còng thêm vì gia đình. Biết bao giờ cho con gánh mẹ lại một lần, đó cũng là niềm ước mơ của nhạc sỹ Quách Beem  trong nhạc phẩm « Gánh Mẹ ». Hình ảnh của  người phụ nữ  bán rong với  đôi quang gánh  trên đường  phố  nó ăn sâu từ bao giờ trong tâm khảm của  biết bao nhiêu người dân Việt và nói lên sự can đảm  phi thường, tình yêu bao la thắm thiết  của  một người mẹ, một người vợ, người phụ nữ sống vì các con, vì chồng, vì cuộc sống  lam lũ hằng ngày. Uớc mong một ngày nào đó ở  đất nước chúng ta hình ảnh quen thuộc này nó chỉ còn là một ký ức của một thời xa xôi nhờ  sự phát triển của công nghệ hoá khiến chúng ta  không còn thấy nao lòng  mà cảm thấy  hân hoan vì nó là một  biểu tượng đặc trưng từ đây trong  văn hóa Việt Nam cũng như trống đồng, chiếc áo dài, hoa sen, con trâu vân vân…

La palanche 

Débarqués dans notre pays, les  touristes étrangers ont  l’occasion de voir au moins une fois une marchande ambulante balancer doucement son corps  au rythme de son déplacement tantôt à gauche, tantôt à droite avec la palanche et ses deux paniers dans les rues de la ville. Pour eux, il s’agit d’une image étrange à leurs yeux et séduisante. Par contre pour nous, c’est une image très familière qui nous rend profondément attristés et nous  fait mal au cœur car elle nous évoque l’image d’une femme vietnamienne courageuse, résignée à vivre dans une extrême pauvreté, n’arrêtant pas à faire beaucoup de sacrifices et s’efforçant de colporter, grâce à cette palanche rudimentaire, ses marchandises journalières pour nourrir sa famille.  Pour ces touristes, comment cette femme  vietnamienne de petite taille  arrive-t-elle à porter des dizaines de kilos avec seulement une mince tige en bambou allongée et incurvée?  C’est en fait un miracle extraordinaire. Selon les résultats récemment connus au début du mois de janvier 2020 provenant de la coopération des universités Edith Cowan (USA), Calgary (Canada) et l’école de médecine et de pharmacie de  l’université Thái Nguyên, on sait que les  gens portant  la palanche en bambou économisent jusqu’à 20 % de leur énergie par rapport à ceux se servant des  tiges en bois rigide en ajustant leur équilibre dans la marche, ce qui fait diminuer de 18%  le poids du fardeau  supporté avec la possibilité de changer d’épaule leur palanche pour soulager la fatigue.

 

Le matériau de base  employé  abondamment dans la fabrication de la palanche  est le bambou que l’on trouve surtout dans les plaines et dans les hautes terres, elle est faite de bois. Au moment de sa fabrication, il faut prendre soin de choisir bien droit le pied du vieux  bambou. Celui-ci  ne porte aucune trace du nid de fourmis dans sa cavité et ayant des entre-nœuds uniformément répartis. Il est important de connaître son degré de flexibilité lors de cette fabrication. Si la tige est trop dure, la personne qui la porte longtemps aura beaucoup de douleur à l’épaule. Par contre  une tige trop molle ne peut pas supporter le poids aux deux extrémités, ce qui facilite la cassure.

 

 

(Chiếc đòn gánh)

C’est grâce à la flexibilité de la palanche que le mouvement de la femme vietnamienne fait preuve de sa souplesse étonnante  et sa grâce dans ses pas.

Selon l’écrivain Hữu Ngọc, on ne connait pas exactement  la date d’apparition de l’objet le plus romantique de l’Orient. Celui-ci  provient probablement de la civilisation  agricole avec l’esprit d’invention d’un « ouvrier-paysan »  afin de devenir le moyen de transport le plus efficace sur la lisière des champs étroits et des petits chemins d’accès au village.

Au début, la paysanne se sert de la palanche pour ramener à la maison la lourde charge du riz paddy à travers des champs  sur quelques kilomètres. Le célèbre compositeur Phạm Duy a eu l’occasion d’évoquer cet instrument dans sa chanson « Gánh Lúa » comme suit:

Lúc trời mà rạng đông, rạng đông
Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
Bước đều mà quang gánh nặng vai….

Au moment de l’aube se profilent au bout du chemin peu fréquenté les ombres des gens …
Leurs pas sont réguliers mais la palanche commence à se faire sentir sur leurs épaules ….

La palanche  est également utilisée pour transporter l’eau du puits du village. Il existe une coutume selon laquelle les pauvres ou les riches doivent ramener de l’eau avec la palanche  la trentième nuit du nouvel an pour symboliser tout le confort matériel qu’ils ont dans  leur maison.

Si la maison a assez d’eau, cela signifie qu’on est aisé, on a assez de la nourriture à manger, des vêtements à s’habiller etc…

Puis la palanche est devenue le compagnon de nombreuses générations de femmes vietnamiennes tentant de vendre leurs marchandises aux coins des marchés ou se faufilant à petits pas chancelants dans les rues animées que l’on voit souvent aujourd’hui dans les zones urbaines. C’est l’image des mères  prenant soin de leurs enfants dès leur plus jeune âge et  ne renonçant pas à affronter les difficultés et les afflictions en subvenant aux besoins de la famille (grâce à  leur palanche) . Comme l’a dit le poète Nguyễn Văn Thiên dans le poème intitulé « La palanche »:

Da xương bào cật tre mòn
Trăm năm mẹ gánh đời con qua đèo
Gánh yêu thương, gánh khổ nghèo
Gánh mơ ước lẫn gieo neo đi về…

Ayant sa peau ratatinée semblable à l’écorce  de la tige du bambou usée, la mère continue à «accompagner l’enfant tout au long de sa vie » au fil des années, garder constamment  l’amour, supporter la pauvreté,  continuer  à avoir des rêves ainsi que des difficultés rencontrées.

Même si l’écorce de la palanche en  bambou est très coriace, elle  est usée car elle  a été mouillée au fil de nombreuses années par la sueur et les larmes de notre  mère. Quand  nous étions enfants, nous pouvions encore nous asseoir dans les paniers suspendus à la fin de la journée. Mais  maintenant nous sommes grands et nous ne pouvons plus nous y asseoir. Malgré cela, les  épaules de notre mère continuent à s’amaigrir, son dos ne s’arrête pas à  se courber à cause de la famille. Comment pourrais-je porter une fois ma mère ? C’est le souhait ardent du musicien vietnamien  Quách Beem dans la chanson « Gánh Mẹ ».

L’image d’une colporteuse vietnamienne trainant dans la rue sa palanche et ses deux suspensions est ancrée depuis longtemps  dans le fond du cœur de nombreux Vietnamiens et témoigne du courage extraordinaire et de l’immense amour d’une mère, d’une épouse, d’une femme qui vit pour ses enfants, pour son mari et pour sa vie quotidienne.

Espérons qu’un jour cette image familière ne soit que le souvenir d’une période lointaine grâce au développement de la technologie dans notre pays. Elle ne nous rend plus attristés mais elle va nous réjouir  car elle devient désormais un symbole de représentation  dans notre culture vietnamienne comme les tambours de bronze, la tunique (Áo dài), le lotus, le buffle etc…

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.