Buffle (Con Trâu hay Thủy ngưu)

 

Version vietnamienne

Comme le Vietnam est un pays agricole, le buffle est considéré toujours comme un animal familier pour les Vietnamiens, en particulier pour les paysans.  Analogue aux autres peuples, le Vietnam a aussi beaucoup de légendes parmi lesquelles il y a une concernant le buffle.

Autrefois, pour aider les paysans vietnamiens, l’empereur céleste  chargea un génie de descendre au Vietnam avec deux sacs, l’un rempli de graines de céréales pour nourrir la population et l’autre de graines d’herbes pour le bétail. Il fut conseillé de semer d’abord les graines de céréales puis celles des herbes après. Comme il fut tellement distrait, il oublia les recommandations en faisant le contraire: les graines d’herbes d’abord puis celles de céréales après.

C’est pourquoi le Vietnam était tellement  inondé par des forêts d’herbes que  les plaintes de ses paysans se répercutaient en écho   jusqu’au ciel. Ayant appris cela, l’empereur céleste, furieux, condamna le génie à l’exil en le métamorphosant en un buffle vivant désormais au Vietnam. C’est pourquoi ce ruminant  était obligé de passer toute la journée à brouter l’herbe et à tirer les charrues pour racheter les erreurs commises. 

Le buffle est un animal très utile dans les pays agricoles, en particulier au Vietnam où les technologies agricoles ne sont pas très développées. Dans certains pays, si le chien est le meilleur ami de l’homme, c’est le buffle qui est le compagnon inséparable du paysan vietnamien. Sans ce ruminant, ce dernier serait dépourvu de tout car c’est lui qui l’aide à labourer tous les jours la terre, à charrier les fardeaux, à le remplacer dans des tâches fatigantes et ingrates. Ce ruminant est aussi l’animal que les Montagnards des Hauts Plateaux sacrifient pour demander au dieu de leur accorder la faveur en bénissant leur récolte.

Le buffle est l’animal bienfaiteur des paysans vietnamiens. C’est pourquoi il est l’animal le plus souvent cité dans les chansons populaires et les proverbes. Il est l’un des sujets enrichissants de la poésie vietnamienne.

Pour le paysan, le buffle fait partie de son patrimoine. C’est pourquoi on a l’habitude de dire:

Ruộng sâu, trâu nái
La rizière haute, le buffle étalon

pour désigner une personne aisée dans le village.

L’achat d’un buffle est un sujet aussi important que la construction d’un habitat ou la recherche d’une femme. C’est pourquoi les deux vers suivants illustrent cet état d’esprit chez un paysan vietnamien:

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc đo’ trong là khó thay.

L’achat d’un buffle, la recherche d’une femme et la construction d’un habitat
Parmi ces trois tâches, aucune ne paraît facile.

Comme c’est le cas de la pisciculture, l’élevage des buffles est un moyen de s’enrichir rapidement. C’est pourquoi on a l’habitude de citer souvent dans l’une des chansons populaires les deux vers suivants:

Muốn giàu thì nuôi trâu cái,
Muốn lụn bại thì nuôi bồ câu.

Si on veut s’enrichir, il faut acheter les buffles femelles,
Si on veut s’endetter, il suffit d’élever les pigeons.

Pour désigner le buffle, on a l’habitude d’utiliser le mot « ngưu () » mais cela s’avère incorrect. Selon le chercheur vietnamien Lại Nguyên Ân, c’est une erreur qu’on doit connaître.  Le buffle ne vit que dans les régions tropicales. Dans le nord de la Chine, on ne trouve pas le buffle.  Il semble que  ce mammifère existe seulement  en Kouang Tong et Kouang Si à l’époque où le territoire des Bai Yue était annexé par les Han.  Dans les textes anciens chinois écrits parles Chinois du Nord, on emploie le mot « ngưu » pour faire allusion à un  bœuf. Quant au buffle, dans le dictionnaire chinois, on le désigne par le mot « thủy ngưu (水牛) » car il est un bœuf qui sait bien nager dans l’eau. C’est un fait à connaître.

L’image du buffle est liée étroitement au paysage rural du Vietnam. On a l’habitude de voir souvent les buffles herser le sol  après le labourage dans les rizières.  C’est pourquoi la tâche pénible du buffle est décrite dans l’un des poèmes suivants: 

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Ô mon buffle, écoute ce que je te dis
Tu vas à  la rizière, tu  laboures avec moi;  
Labourer et repiquer c’est le métier des laboureurs
Moi que voici, toi que voilà, qui de nous plaint sa peine.

ou 

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng bừa vợ cấy con trâu đi cày.

Dans la rizière haute et dans la rizière basse,
Le mari herse, la femme repique, le buffle laboure. 

Le matin  le buffle est visible de bonne heure dans la rizière.  Le soir, il est ramené au hameau par le bouvier après une journée de labeur.  Le Vietnamien a l’occasion de rappeler le tableau de la vie rustique à la campagne décrit par la poétesse célèbre Huyện Thanh Quan ( la sous-préfète de Thanh Quan (ou Thái Bình d’aujourd’hui)) dans son poème intitulé « Paysage crépusculaire (Cảnh chiều hôm) »: 

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gỏ sừng mục tử lại cô thôn…

Le soir ramène les ombres du crépuscule sous un ciel blafard;
On entend de loin le son de la trompe des veilleurs répondant au tam-tam du poste de garde;
Le vieux pêcheur  déposant sa rame regagne sa station lointaine;
Le jeune bouvier frappant les cornes de son buffle regagne son hameau solitaire….

Dans l’histoire du Viet Nam, il y a deux illustres personnages assumant le rôle de bouvier quand ils sont jeunes.  À cause de la pauvreté, ils sont obligés de passer leur journée à garder les buffles bien qu’ils soient bien éduqués. Le premier était Đinh Bộ Lĩnh.  Il avait le mérite de mater les rébellions des douze seigneurs locaux et unifier le pays. Il devenait ainsi le premier empereur d’un  Vietnam indépendant après mille ans de la domination chinoise.  Le second était Đao Duy Từ. Celui-ci se réfugia à une époque dans le sud (Đàng Trong) pour s’occuper d’un troupeau de buffles appartenant à un homme riche dans la région Tùng Châu.  Sachant que Đao Duy Từ n’était pas un personnage ordinaire, cet homme riche le recommanda à Trần Đức Hoà, le conseiller éminent du seigneur Nguyễn Phúc Nguyên. En trouvant en lui les qualités d’un homme instruit et talentueux, Trần Đức Hoà lui donna  sa fille en mariage et le présenta au seigneur  des Nguyễn,   Nguyễn Phúc Nguyên (ou seigneur bonze).  C’est sur ses recommandations que ce dernier réussit à construire deux forteresses « Trường Dục » et « Định Bắc Trường thành » le long du fleuve Nhật Lê qu’on est habitué à appeler « la forteresse du Maître »  à Đồng Hới (Quảng Bình) pour résister aux assauts des armées du seigneur Trịnh. Il était le mandarin méritant de la dynastie des Nguyễn et il était considéré toujours par le seigneur Nguyễn Phúc Nguyên comme son « Maître Vénéré ».

Bref, on trouve en grande partie à travers l’image du buffle celle de notre pays, le Vietnam. Pour les Vietnamiens d’Outre Mer, revoir le buffle c’est retrouver le Vietnam. Cet animal est l’un des symboles représentatifs du Vietnam avec le bambou. Le buffle reflète à la fois la douceur de vivre et la résistance inébranlable du peuple vietnamien.

Version vietnamienne

Galerie des photos

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên con trâu vẫn được xem  là  con động vật quen thuộc  của người dân Việt  nhất là với những người nông dân. Tương tự như các dân tộc khác, nước ta cũng có nhiều truyền thuyết, trong đó có một truyền thuyết liên quan đến con trâu.

Thưở xưa, để giúp đỡ những người nông dân Việt, Ngọc Hoàng có sai một vị thần xuống Việt Nam với hai bao tải, một bao đựng ngũ cốc để nuôi dân và một bao đựng cỏ cho gia súc. Theo lời chĩ dẫn thì nên gieo hạt ngũ cốc trước, sau đó mới đến hạt cỏ. Vị thần nầy có tính lo ra nên quên mất làm ngược lại tức là gieo hạt cỏ trước rồi đến ngũ cốc sau.

Bởi vậy nước ta có đầy cỏ rừng thảo mộc khiến người nông dân than thở vang đến tận thiên đình. Khi biết được điều này, Thượng Đế nổi giận lên án đày vị thần  nầy biến thành con trâu xuống sống ở Việt Nam. Đây là lý do tại sao loài nhai lại này phải gặm cỏ cả ngày và kéo cày để chuộc lại lỗi lầm của mình làm ra.

Trâu là một loài động vật rất hữu ích ở các nước nông nghiệp, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà công nghệ nông nghiệp chưa phát triển mạnh mẽ.Tại vài nước , nếu con chó là người bạn thân thiết nhất của con người thì con trâu lại là bạn đồng hành chí thiết của người nông dân Việt Nam. Nếu không có loài nhai lại này, người dân Việt sẽ  thiếu mọi thứ vì chính trâu giúp họ cày đất mỗi ngày, gánh vác, thay thế họ làm những công việc nặng nhọc và bạc bẽo. Loài động vật nhai lại này cũng là loài vật mà người Thượng Tây Nguyên thường hiến tế để xin thần linh ban ơn cho mùa màng thuận lợi.

Con trâu là loại thú được xem đem lại nhiều lợi ích cho  nông dân Việt. Đây là lý do tại sao nó là con  động vật thường được nhắc đến trong các bài ca dao và tục ngữ phổ biến. Nó là một trong những đề tài làm phong phú thêm nền thi văn Việt Nam. Đối với người nông dân, con trâu là một phần di sản của họ. Bởi vậy ta thường nói: Ruộng sâu, trâu nái để hàm ý chỉ người giàu có trong làng.

Việc tậu trâu là một đề tài quan trọng như cất nhà hay kiếm vợ. Hai câu thơ dưới đây minh họa tâm trạng của người nông dân khó mà chọn lựa :

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc đó trong là khó thay.

Cũng như nuôi cá, nuôi trâu là phương án làm giàu nhanh chóng. Đây là lý do mà tại sao người ta thường có thói quen trích dẫn trong một  của những bài hát nổi tiếng hai câu thơ như sau: 

Muốn giàu thì nuôi trâu cái,
Muốn lụn bại thì nuôi bồ câu.

Để chỉ con trâu, người ta có thói quen dùng chữ Ngưu không thôi nhưng thật sự không đúng. Theo nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân đây là một sai lầm cần phải biết. Trâu duy có xứ nóng mới có. Phương bắc nước Tàu không có trâu, hình như chỉ có Quảng Đông Quảng Tây mới có mà thôi lúc mà người Hoa thôn tính được  Bách Việt. Sách vở Tàu đời xưa toàn do người phương bắc làm, cho nên chỉ nói ngưu để chỉ con bò.  Còn con trâu thì trong tự điển mới gọi là thủy ngưu vì nó là con bò lội nước rất giỏi. Một sự thật  cần phải biết.

Hình ảnh con trâu  thường được gắn liền với phong cảnh nông thôn của nước Việt. Chúng ta hay  quen nhìn thấy trâu thường xới đất sau khi cày trên ruộng lúa. Đó là lý do tại sao nhiệm vụ cực nhọc vất vã của con trâu được miêu tả trong một trong những bài thơ sau đây:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

hay là

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng bừa vợ cấy con trâu đi cày.

Sáng sớm trâu ở ngoài đồng, chiều tối trâu được mục đồng dẫn về nông thôn sau một ngày vất vã. Ai cũng có dịp được biết cuộc sống mộc mạc ở  đồng quê mà  nhà thơ lỗi lạc, bà Huyện Thanh Quan đã mô tả  trong bài thơ Cảnh chiều hôm:

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gỏ sừng mục tử lại cô thôn…

Trong lịch sử Việt Nam, có hai danh nhân lúc thưở nhỏ đã từng làm mục đồng tức là làm nghề giữ trâu. Họ vì nghèo chớ không phải thất học dù họ chân lắm tay bùn cần kề với trâu. Đó là Đinh Bộ LĩnhĐào Duy Từ. Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp được loạn sứ thần, thống nhất đất nước và trở thành hoàng đế đầu tiên của một nước Việt Nam độc lâp sau một ngàn năm Bắc thuộc. Còn Đào Duy Từ thì có một thời vào nam phải đi chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng Châu nhưng phú ông biết Đào Duy Từ không phải người thường nên giới thiệu ông với Trần Đức Hoà. Nhận thấy ông học rộng tài cao nên  Trần Đức Hòa gã con gái cho ông và giới thiêu ông với chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Nhờ thế ông mới giúp chúa Sãi  đắp lũy Trường Dục  và lũy Định Bắc Trường thành dọc theo song Nhật Lê tục gọi là lũy thầy Đồng Hới để ngăn chặn quân Trịnh. Ông là một công thần của nhà Nguyễn và được chúa Sãi xem như  một người thầy được kính mến.

Tóm lại, qua hình ảnh con trâu chúng ta nhận thấy ra một phần lớn hình ảnh của đất nước Việt Nam chúng ta. Đối với người dân  Việt ở hải ngoại, gặp được lại con trâu là tìm lại được đất nước Việt Nam. Con trâu là một trong những biểu tượng đại diện Việt Nam cùng với cây tre. Con trâu thể hiện  sự dịu dàng của cuộc sống và sự kháng cự kiên định của người dân Việt.

 

 

 

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.