Le Bambou (Cây Tre)

 

Version vietnamienne

Le bambou  est lié étroitement à la vie journalière des Vietnamiens. Lorsqu’on est en bas âge, on s’endort dans le balancement du berceau en bambou. Une fois devenu vieux et décédé, on repose dans un cercueil descendu dans la fosse avec des cordes de bambou. Le journaliste français  Jean Claude Pomonti, le spécialiste des questions d’Asie du Sud-Est, a nommé souvent et d’une manière humoristique, notre civilisation dans ses rubriques du journal « Le Monde » sous le label « civilisation du bambou » car le bambou est un élément important dans notre culture. Grâce aux recherches scientifiques, on sait que le bambou était la principale ressource utilisée par les groupes humains en Asie du Sud-Est il y avait 39 000 ans mais à cause des conditions de conservation extrêmement défavorables pour les matériaux organiques, cela rendait invisible cette utilisation plusieurs milliers d’années plus tard. Pourtant  le géographe célèbre  Pierre Gourou, en 1948, a parlé d’une « civilisation du végétal » pour l’Indochine, en particulier pour le Vietnam.  

C’est une plante à multiples usages au Vietnam. Grâce à cette plante, tout est possible dans ce pays où rien n’est facile et où on ne se laisse pas rebuter ou arrêter par des obstacles. D’abord,  dans notre histoire, le bambou est évoqué dans le mythe de l’enfant géant du village de Gióng.  Ce bonhomme grandit démesurément en quelques semaines pour chasser les armées venues du Nord (les Shang) et sur son cheval de fer crachant du feu, il réussit à arracher des forêts de bambous pour  abattre ses ennemis. Puis au XIIIème siècle, une victoire éclatante fut dirigée par le généralissime Trần Hưng Đạo contre les hordes mongoles de Kubilai Khan sur le fleuve Bạch Đằng avec les jonques et les barques de bois et de bambou. La victoire de Điện Biên Phủ fut obtenue en 1954 aussi contre le corps expéditionnaire français par l’utilisation massive et astucieuse des palanches de bambou et des bicyclettes à garniture de bambou  dans le ravitaillement du front en vivres et en munitions et dans le déplacement des pièces de canons démontés sur des pentes abruptes aux alentours du camp retranché de Điện Biên Phủ, ce qui facilite ainsi le pilonnage intensif  d’artillerie, de jour comme de nuit.

Par le biais de l’histoire, on s’aperçoit qu’il y a un attachement  profond de longue date du peuple vietnamien à ce bambou. C’est  cette plante que  le poète vietnamien Nguyễn Duy tente d’humaniser et décrire  pour les nobles qualités dans son poème intitulé « Tre Việt Nam (le bambou vietnamien) »dont quelques vers sont extraits ci-dessous:

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

Lors de la tempête, les bambous se protègent le corps
Les bras serrés et raccrochés, ils tentent de se rapprocher des autres
Remplis d’affections, ils ne peuvent  pas vivre séparément
C’est ainsi que naît dès lors la forteresse des bambous.

Dans l’alimentation, les pousses de bambou entrent dans la préparation de nombreux plats.  Celles-ci sont nécessairement cuites ou appertisées afin de supprimer les toxines naturelles qu’elles contiennent.  Il y a beaucoup de proverbes et de chansons populaires faisant allusion à l’enfance en évoquant les pousses de bambou.  On dit măng sữa ( pousse de bambou à allaiter) ou tuổi măng sữa (âge tendre) pour faire référence à l’enfance. On a l’habitude de dire: Măng không uốn thì tre uốn  sao được. (Si on ne redresse pas la pousse, comment pourra-t-on redresser le bambou ?). La pousse de bambou nous rappelle la notion de la fuite du temps. Il ne faut pas laisser s’échapper le temps perdu car le bambou pousse un temps et l’homme n’a qu’un âge.  Il faut jouir du temps avant qu’il s’en aille et que la vieillesse à grands pas aille nous rattraper. C’est ce qu’on trouve  dans les chansons populaires ou les adages vietnamiens:

Măng mọc có lứa người ta có thì.

Il y a une saison pour les pousses de bambou comme il y a un temps pour les gens.

Ou

Khi đi trúc chưa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre.

Le bambou n’avait pas encore de pousse quand je partais
Il a déjà atteint la cime du bambou quand je retourne.

Ou

Tre già măng mọc

Quand le bambou devient vieux, la pousse commence à sortir. 

Cette expression traduit  en quelque sorte notre espoir sur la jeunesse et sur les générations futures. 

Autrefois, les Vietnamiens se servirent de ce bambou creux si solide et si léger pour construire des cloisons, des haies hautes de plusieurs mètres protégeant leur village contre les ennemis et les brigands. On  trouve  ce matériau partout dans  la maison, de la charpente, des murailles, des cloisons jusqu’aux  planchers. Tout y est fait avec ce bois creux (meubles, lits, tables, accessoires divers etc …) même un gobelet à  boire. Déchiré en lanières, il sert de cordages et de ficelles. On se sert des filaments de bambou pour faire des paniers de tout genre pour faciliter les transports sur terre (hottes)  ou sur l’eau (paniers ronds). On en fait aussi des chapeaux coniques pour s’abriter de la pluie et du soleil. Grâce à cette plante, on sait créer des outillages usuels (le seau pour aller puiser de l’eau, la pipe pour les fumeurs, les conduites d’eau etc…). Il sert aussi à la nourriture des animaux et même à celle des villageois. Ceux-ci mangent, en guise d’asperges, les pousses les plus tendres de bambous. Même on déterre les racines de ce bois creux et on les assèche par le soleil durant des semaines entières. A l’approche du Tết, on s’en sert comme bois de chauffage pour cuire les gâteaux de riz gluant ou pour se protéger surtout contre le froid en hiver dans le Nord et le Centre du Vietnam. Le bambou devient ainsi quelque chose « sacrée », intime et propre au village. C’est grâce à ces haies faites avec cette plante que le village retrouve non seulement sa tranquillité et son intimité mais aussi ses traditions et ses mœurs. Le bambou devient ainsi le protecteur des villageois. C’est pourquoi dans un proverbe vietnamien on dit que

L’autorité du roi s’arrête devant les haies de bambous du village. (Phép vua thua lệ làng)

C’est aussi aujourd’hui seulement dans les villages qu’on trouve cette plante incomparable  qui facilite la vie des villageois. Le bambou et le village sont si étroitement liés qu’on les compare souvent à une personne liée à son ombre. C’est pourquoi on retrouve dans  plusieurs poèmes vietnamiens cette évocation. Cette impression, tout Vietnamien l’aura probablement lors de son passage dans son village natal à travers les quatre vers suivants:

Thì bao nhiêu cảnh mơ màng
Hiện ra khi thoàng cỗng làng tre xanh.

Au moment où on s’adonne à rêver, on voit apparaître de loin l’entrée du village ainsi que le bambou.

Dừng bước nơi đây lòng ngỗn ngang
Ngùi trông về Bắc nhớ tre làng

En s’arrêtant ici, on se sent désemparé
En se souvenant de son pays avec émotion, on est rappelé à revoir le bambou du village.

 

Retrouver le bambou c’est retrouver le village. C’est pour cela que le bambou devient ainsi le symbole représentatif du Vietnam

Cây Tre

Cây tre là một loại thực vật được gắn liền đến hoạt động hằng ngày của người dân Việt từ khi còn nằm  trong nôi cho đến khi qua đời được chôn ở dưới nấm mồ. Khi còn nhỏ, ta thường được ru ngủ và  được đu đưa trong chiếc nôi tre. Khi đến tuổi già và qua đời thì ta được an nghỉ trong một quan tài được hạ xuống hố qua các dây tre. Nhà báo Pháp Jean Claude Pomonti, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á, đã thường xuyên gọi  nền văn minh của chúng ta   một  cách hóm hỉnh   trong các mục của ông trên tờ báo « Le Monde » dưới cái tên « văn minh cây tre » vì tre là một yếu tố quan trọng trong nền văn hóa của chúng ta. Nhờ các cuộc  nghiên cứu khoa học, chúng ta biết rằng tre là nguồn tài nguyên chính được sử dụng bởi các nhóm người dân ở Đông Nam Á khoảng chừng  39,000 năm trước, nhưng do điều kiện bảo quản cực kỳ bất lợi cho các vật liệu hữu cơ, khiến cho việc sử dụng này không được nói đến có vài nghìn năm sau đó. Tuy nhiên, nhà địa lý học nổi tiếng Pierre Gourou, năm 1948, đã nói đến một nền văn minh thực vật ở  Đông Dương, đặc biệt là ở Việt Nam.

Tre là một loại cây có nhiều công dụng nhất ở Việt Nam. Nhờ có thực vật này, mọi thứ đều có thể thực hiện được ở đất nước này, nơi mà không có gì gọi là dễ dàng cả và cũng là nơi mà không để mình bị cản trở hoặc dừng lại bởi những chướng ngại nào cả. Trước hết, trong lịch sử của chúng ta, cây tre được gợi nhớ đến trong  truyền thuyết,  một đứa trẻ khổng lồ từ làng Gióng lớn lên rất nhanh  chóng trong vài tuần lễ để đánh đuổi quân nhà Ân Thương từ phương Bắc  và trên con ngựa sắt phung lửa,  thánh  thành công nhổ  các bụi tre đánh gục quân thù. Sau đó vào thế kỷ 13, chiến thắng vẻ vang của tướng Trần Hưng Đạo chống lại quân Mông Cổ của Kubilai Khan trên sông Bạch Đằng nhờ sử dụng các thuyền bè  bằng gỗ và tre. Chiến thắng Điện Biên Phủ  vào năm 1954 chống lại quân viễn chinh Pháp  nhờ việc sử dụng khôn khéo  những chiếc xe đạp cùng các đồ trang bị bằng tre trong việc tiếp tế lương thực, đạn dược cho mặt trận và trong việc di chuyển các khẩu đại bác trên những sườn núi có dốc xung quanh đồn lũy Điện Biên Phủ cố thủ khiến  tạo ra điều kiện thuận lợi cho pháo binh đột kích không ngừng cả ngày lẫn đêm. Trải qua quá trình lịch sử, chúng ta nhận thấy rằng có một mối liên hệ sâu sắc lâu đời giữa cây tre và con người Việt Nam. Chính loài cây này mà nhà thơ Việt Nam Nguyễn Duy đã cố gắng nhân hóa và miêu tả lại những phẩm chất cao quý của nó trong bài thơ “Tre Việt Nam” mà được trích ra vài câu thơ như sau:

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

Trong chế độ ăn uống, măng được dùng để chế biến nhiều món ăn. Măng cần thiết phải được nấu chín hoặc bảo quản đóng hộp  để loại bỏ các độc tố tự nhiên mà có ở trong măng. Có rất nhiều câu tục ngữ và bài hát phổ biến ám chỉ tuổi thơ bằng cách gợi lên những búp măng. Chúng ta nói măng sữa (măng còn non) hay tuổi măng sữa (tuổi còn non) để chỉ thời thơ ấu. Chúng ta thường nói: Măng không uốn thì uốn sao được. (Nếu không nắn măng thì làm sao nắn được tre?). Cây măng gợi cho ta liên tưởng đến thời gian trôi qua rất nhanh. Chúng ta đừng để lãng phí thời gian trôi đi vì tre mọc một thời và con người cũng  chỉ có một tuổi. Chúng ta phải tận hưởng khoảng thời gian trước khi nó qua đi và tuổi già nhanh chóng bắt kịp được chúng ta. Đây là những gì chúng ta tìm thấy trong các bài ca dao hoặc các câu ngạn ngữ Việt Nam:

Măng mọc có lứa người ta có thì.

Hay

Khi đi trúc chưa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre.

Hay

Tre già măng mọc

Từ ngữ nầy thể hiện sự  hy vọng của chúng ta ở tuổi trẻ và ở  thế hệ tương lai.

Thưở xưa, người dân Việt hay sử dụng loại tre  rỗng này rất vững chắc và nhẹ nhàng để làm vách ngăn, làm hàng rào cao vài thước  để bảo vệ làng trước kẻ thù địch hay kẻ cướp. Ở làng, tre làm được mọi thứ. Nó cung cấp mọi thứ cho nhà cửa, từ sườn, tường, vách ngăn cho đến sàn nhà đều làm bằng nan tre cả. Mọi thứ đều được làm bằng tre rỗng này (đồ nội thất, giường, bàn, các phụ kiện khác nhau vân vân…), thậm chí còn luôn cả cốc uống nước.  Bị tách ra thành dải, tre dùng  làm dây thừng và dây. Sợi tre được dùng làm các loại thúng thuận tiện cho việc vận chuyển trên đồng cạn (như gùi) hoặc trên mặt nước (như thuyền thúng).  Còn các sợi tre được  làm thành  các nón lá che mưa  hay che nắng. Nhờ có tre này, chúng ta còn  biết cách tạo ra các công cụ thông thường (xô lấy nước, tẩu hút thuốc, các ống nước vân vân…). Nó cũng được sử dụng làm thức ăn cho động vật và thậm chí cho dân làng.  Như măng tây những người  thích hay thường ăn những chồi non mềm mại nhất. Ngay cả phần rễ của tre rỗng này cũng được đào lên và đem đi phơi nắng trong nhiều tuần liền tiếp. Khi Tết về, dùng làm củi để nướng bánh chưng hoặc chống rét, nhất là vào mùa đông ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Tre vì thế trở thành một thứ gì  rất “thiêng liêng”, thân thiết và đặc trưng của làng quê. Chính nhờ những hàng rào làm bằng loại cây tre này mà ngôi làng không chỉ lấy lại được sự bình yên riêng tư mà còn luôn cả truyền thống và phong tục. Cây tre trở thành người che chở dân làng. Đây là lý do tại sao trong tục ngữ Việt Nam người ta thường nói rằng: Phép vua thua lệ làng. 

Ngày nay chỉ có ở các làng quê, chúng ta mới tìm thấy loại cây nầy có một không hai và giúp dân làng có một  cuộc sống dễ dàng hơn. Tre và làng có quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi chúng ta thường  so sánh như một con người được gắn bó với cái bóng của mình vậy. Đây là lý do tại sao chúng ta tìm thấy được  sự khơi gợi  này  trong các bài thơ của người dân Việt. Sự cảm nhận này, bất cứ người dân Việt nào cũng có khi trở  về làng quê qua bốn câu thơ sau đây:

Thì bao nhiêu cảnh mơ màng
Hiện ra khi thoàng cỗng làng tre xanh.

Dừng bước nơi đây lòng ngỗn ngang
Ngùi trông về Bắc nhớ tre làng

Tìm  lại được tre là tìm lại được làng quê. Đây là lý do vì sao cây tre trở thành biểu tượng tiêu biểu của Việt Nam.

Civilisation du bambou

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.