Hoa Sen (Lotus)

lotus

English version

Version française
 

Không có cây thủy sinh nào được người Việt  ngưỡng mộ và  qúi  trọng bằng cây hay hoa sen. Ngoài biểu tượng của Phật Giáo, Sen còn đồng nghĩa với  sự tinh khiết ,  thanh thản và vẻ đẹp nữa. Nó còn khác biệt hơn những cây thủy sinh khác không những   nhờ  vẻ đẹp đơn sơ thanh nhã của hoa mà còn được nhắc nhở  nói đến rất nhiều  trong phong phú  truyền thống ở Á Châu nhất là ở Việt Nam. Nơi nầy,  Sen được liệt kê  vào  4 cây cao qúy nhất đó là  mai , liên , cúc và  trúc  biểu tượng  cho bốn mùa ( tứ thì) đấy. 

Nhìn lại trong nghệ thuật của người Việt, phong cảnh thường đựợc  dàn dựng  theo một sơ đồ bất di bất dịch  và cổ điển mà  thường  có sự xác định cần  thiết để trước  những yếu tố  nào, nhất là các nhân vật  trong cảnh tượng. Cho nên thường thấy một tương quan nghệ thuật độc đáo, một kết hợp bền vững giữa một loại cây và một loại vật  trong các bức tranh nho nhỏ của người Việt. Vì vậy thường thấy   sen  liên kết  với vịt (Liên Áp). Ít khi thấy sen liên kết với con vật  nào khác chỉ trừ khi nào tác giả không còn  tôn trọng những quy ước cổ điển nữa.    Với hoa , sen thường được người Việt gọi    là Hoa Sen hay là Liên Hoa.   Sen nó thuộc họ  Nymphéacées và có tên khoa học là   Nelumbo Nucifera hay là  Nelumbium Speciosum.  Nơi nào ở Việt Nam cũng tìm thấy Sen cả (  đầm, ao bùn,  vườn công cộng, đình vân vân…). Sự hiện diện của nó  ở chùa hay ở đền  làm giảm  đi nhuệ khí sân si dục vọng  của các tu sĩ và làm người khách cảm thấy lòng lân lân thả  hồn về cõi hư vô,  ấy cũng nhờ mùi    hương thơm nhẹ nhàng của  hoa sen. Nó sống rất   dễ dàng    và  thích nghi ở mọi môi trường.   Nó còn  sinh sôi nảy nở với cuộc sống dưới nước  bằng cách chọn lọc đi tất cả nước  đọng    ô uế mà nó  xâm nhập . Vì vậy  thường ví  nó  như   người có đức tính trong đạo Khổng (junzi)(quân tử).   Người nầy, dù ở môi trường nào đi nữa  vẫn không thay đổi  bản  chất  thanh cao  trong cuộc sống, vẫn giữ  đựợc sự  thuần khiết    giữa chốn đầy dẫy tham nhũng.  Người nầy cũng không để bị lôi cuốn  cám dỗ bởi  những tật xấu của xã hội cũng như sen không bi mùi hôi thúi ờ chốn bùn nhờ mùi hương thơm của hoa.  Bởi vậy trong  thơ ca của người Việt có môt bài đề cao đức tính của người quân tử dựa trên hình ảnh của cây Sen:    

Ðố ai mà ví như sen?
Chung quanh cành trắng, giữa chen nhị vàng
Nhị vàng cành trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

 

 

 

Để ca ngợi đức tính nầy của người quân tử hay của Sen, người ta thường nói : Cư trần bất nhiễm trần. Sen có nhiều đức tính khác nên lúc nào cũng được đứng đầu trong các loại cây qúi trọng của người dân Việt và Trung Hoa. Chính Sen đem lai nguồn  cảm  hứng cho các tu sĩ của một phái thiền Phật giáo Trung Hoa tên là « Pháp Hoa Tông »  dưới đời nhà Đường.  Dựa trên lý thuyết  của kinh   « Diệu Pháp Liên Hoa » , dòng nầy chỉ lấy đức tính của Sen để tu luyện.  Trong phái nầy, thời đó có nhiều hòa thượng thi sĩ nổi tiếng như Phong Cang và Thập Đắc không thua chi  Lý Thái Bạch (1)  và  Bạch Cư Dị (2) .  Trụ sở của phái nầy là chùa Hàn Sơn nằm ở vùng lân cận của thành phố Cô Tô  (Hàng Châu) chỉ chuyên trồng Sen trong các hồ.  Phái nầy  họ nghĩ rằng muốn đựợc an lạc trong tâm hồn và tránh đi sự luân hồi và  dục vọng thèm muốn thì cần áp dụng  lý thuyết  « Diệu Pháp Liên Hoa » dựa trên các đức tính của Sen như sau:

vô ưu : mùi thơm của hoa sen khi có dịp ngử nó vào thì sẻ thấy  sự thanh thản và yên tĩnh.  Theo các người xưa, Sen còn là một loại cây chóng tăng dục cũng như rau diếp.

tùy thuận: Sen có thể sống  ở bất cứ nơi nào luôn cả những nơi khô cạn cằn cỗi.

tỏa mùi thơm: (Cư trần bất nhiễm trần) Dù nơi nào có hôi thúi , Sen cũng vẫn lấn áp  thay thế bẳng mùi hương thơm của nó,  có thể  tăng trưởng tuỳ theo cường  độ của ánh sáng trong ngày.

vô cấu: trên cơ sở sinh sản. Sen có một cơ  chế cá   biệt cho   việc sinh sản thực vật. Không có sự thành hình của giao tử như các loại hoa khác. Hoa sen không những  xuất sắc về kích thước mà còn về trạng thái  dày và vàng sáp của các cánh hoa và nhất là  hương thơm của nó có thể  tăng trưởng thay đổi trong ngày. Hoa sen chỉ sống được 4 ngày. Người Nhật diển tã sự chớm nở của hoa sen như sau: ngày đầu  hoa sen có hình dáng của chai saké, ngày thứ nhì  bằng chén saké, ngày  thứ ba bẳng chén súp và ngaỳ thứ tư thì thành  cái đĩa. Dần dần quả của nó tựu hình, tựa như cái côn lật ngửa mà thường gọi là gương sen. Trên mặt bằng phẳng nầy  thì có chừng hai chục trũng chứa  những hạt nhận. Rồi sau đó   khi quả nó chín, nó tách rời cuống, nổi lềnh bềnh   và tan rã một  khi gương sen  đụng chạm với mặt nước qua ngày tháng.  Nhờ vậy các hạt nhân nó theo dòng  nước mà trôi xa hơn nơi  mà Sen nảy nở. Những hạt sen nầy  nặng hơn nước nên  chìm lún vào đất và đâm chồi mọc rễ. Hoa sen khi tượng hình đã có hạt từ trong mầm non. Bởi vậy ngưởi Việt thường nói « nhân quả đồng hành » khi nhắc đến Sen đấy. Đức Phật cũng thường dùng hoa Sen, để nói đến những người thoát khỏi ái tình và dục vọng  vì chính ái dục là nguồn gốc của mọi tội lỗi khổ đau (duhkha) và luân hồi sinh tử.

Để ca tụng đức tính của Sen qua những lời giảng dạy của Đức Phật (3), thiền sư Minh Lương thuộc phái Lâm Tế có làm một bài kệ như sau:

Ngọc quí ẩn trong đá
Hoa Sen mọc từ bùn
Nên chỗ biết sanh tử
Ngộ vốn thiệt bồ đề

 Sen được trông thấy nhiều trong nghệ thuật của người Việt, nhất là ở trong kiến trúc của Phật giáo.   Để nhận dạng cây sen  mô típ trong kỹ thuật trang trí thường có 8 cánh hoa chỉ định 8 hướng chủ yếu và biểu hiện lại đồ hình Mandala, một dạng hình học và biểu tượng của vũ tru Phật giáo. Còn trong ngành  y dược Việtnam thì hạt sen dùng để trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ và mộng tinh. Các hạt sen khi ăn nhiều và ăn sống,  thường   được xem như thuốc chữa bệnh mất ngủ. Người dùng sẻ ngủ trong giây lát nếu ăn luôn cái mầm xanh ở giữa hạt sen. Thưở xưa, ở Việtnam, các cậu trai muốn tỏ tình yêu thương các cô gái thường tặng hoa sen. Trong các lễ truyền thống của người Việt  nhất là những ngày Tết , không bao giờ có thể thiếu được  mứt hạt  sen và trà ướp sen cả.  Còn ẩm thưc  thì những người  sành điệu ăn uống ai cũng biết món gỏi ngó sen.

Đất nước Việt Nam đã bị  chìm đắm triền miên trong  chiến tranh, tham nhũng và bất công. Người Việt yêu chuộng hòa bình, công bằng và tự do lúc nào cũng nuôi hy vọng không ngừng,  sẻ có một ngày đất nước  được có lại sự thanh thản, huy hoàng và kính nể cũng như hình ảnh của cây Sen. Trong bải thơ tựa đề  « Hoa Sen », vua Lê Thánh Tôn   ngư trị một thời  hoàng kim mà Việt Nam lúc đó đang ở trên đỉnh cao của vinh quang, không ngớt lời khen ngợi vẻ đẹp  duyên dáng của Sen:

Nỏn nà sắc nước nhờ duyên nước
Ngào ngạt hương thơm nức dặm Trời ..


  • (1) Lý Bạch, một trong những thi sĩ danh tiếng nhất dưới thời của vua Đuờng Huyền Tông  (701-762).
  • (2) Thi sĩ lỗi lạc đời nhà Đường (772-846)
  • (3) Siddhârta Gautama (Cồ Ðàm Tất Ðạt Ða).