Non nước Cao Bằng (Monts et Eaux Cao Bằng)

Le fleuve Nho Quế se faufile comme un serpent à travers les montagnes

Version française

Sau công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang), Việt Nam đuợc có thêm  công viên địa chất thứ hai  Non nước Cao Bằng gia nhập vào  mạng lưới công viên địa chất toàn cầu  mà tổ chức Liên Hiệp Quốc  UNESCO công nhận vào tháng 4 vừa qua (2018). Tỉnh   Cao Bằng  cùng tên nầy thuộc vùng đông bắc Việt Nam, giáp ranh giới với khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc. Cao Bằng nằm cách xa thủ đô Hànội 286 km.  Đến từ Hà Giang, tụi nầy chọn đi qua con đèo độc đáo Mã Pí Lèng. Đèo nầy nằm giữa cao nguyên Đồng Văn, một bên là vách núi Mã Pí Lèng còn một bên là sông Nho Quế. Đèo nầy  không dài chi cho mấy chỉ khoảng 20 km nhưng nó rất hùng vĩ ngoạn mục nhất ở Việt Nam vì trong tầm mắt trên cao nhìn xuống đèo nó nhỏ  như  sợ chỉ, như con rắn bò qua hàng ngàn núi đá  trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lô nhô cây cối.  Đèo nầy được ví như « vua của các đèo » ở Việtnam vì nó rất nguy hiểm với những đoạn cua tay lổn nhổn đá hộc, hai ô tô phải né tránh nhau với tiếng kèn.  Sở dĩ đèo nầy mang cái tên Mã Pí Lèng vì theo tiếng Quảng Đông là sóng mũi con ngựa. Tuy nhiên các người Hmong họ cho là sóng mũi con mèo. Theo lời kể dân gian, các con ngựa cái leo qua đèo nầy  dễ bị trụy thai vì  dốc nó cao  quá chừng khiến con ngựa đuối sức trèo lên tắc thở.   Đường nầy được mang tên Hạnh Phúc nhưng thật sư đựợc thành hình với mồ hôi, xương máu và nước mắt của đội quân cảm tử thuộc  16 dân tộc thiểu số (Tày, Mèo, Lolo, Pù Péo vân vân …) cùng nhau đục đẽo từng viên đá ngày đêm trong thời gian suốt  6 năm liền. Có thể nói là con đường gian nan khổ sở nhất cho những ai lái xe nhưng nó cũng là một niềm vui không ít cho những người du lịch thích cảnh vật thiên nhiên  hoang dã. Có đến đây mới thành hảo hán vì đây được xem như là Vạn Lý Trường Thành của Việtnam, có đến đây mới thấy đất nước Việtnam rất xinh đẹp  và xanh tươi. Cao Bằng là một tỉnh ít bị ô nhiêm nhất chỉ có khoảng chừng 500.000 dân. Cao Bằng nổi tiếng có thác Bản Giốc, có động Ngườm Ngao, có khu di tích Pắc Bó. Chính ở nơi nầy mà người anh hùng của dân tộc Tầy Nùng, Nùng Trí Cao khởi nghĩa dành độc lập chống lại nhà Tống như tộc Lạc Việt với Ngô Quyền. Mặc dầu việc quật khởi không thành, ông được xem là người anh hùng của dân tộc Choang (Tày Nùng) và được tôn thờ ở Cao Bằng nhất là ở chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc. Chính ở nơi nầy mà theo lời chỉ dẩn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm  mà con cháu nhà Mạc chạy về đây cố thủ, làm vua được ba đời thêm vào thế kỷ 16.

Galerie des photos (de Hà Giang à Cao Bằng)

Version française 

Après la reconnaissance du parc karstique de Đồng Văn , le Vietnam a eu  récemment le deuxième parc  géologique Non Nước Cao Bằng reconnu comme   membre du Réseau global des parcs géologiques de la part de l’UNESCO en avril dernier (2018). La  province Cao Bằng  est  située au nord-est du Vietnam et a une frontière commune avec la région autonome Kouang Si (Quảng Tây) de la Chine. Elle est distante  de la capitale Hànội de 286 km. En partant de Hà Giang, nous sommes décidés de prendre la route menant au col majestueux Mã Pí Leng. Celui-ci est situé au cœur du plateau calcaire Đồng Văn avec d’un côté les falaises de Mã Pí Leng  et de l’autre  le fleuve Nho Quế. Ce col fait environ 20 km de long mais il est grandiose et  très spectaculaire au Vietnam car à portée de vue en haut, le col  ressemble à un fil mince ou à un serpent se faufilant à travers des milliers de rochers nus et gris qui se succèdent  et se laissent  envahir par la végétation.  Il est considéré comme le « roi des cols »  au Vietnam car il est tellement  dangereux  avec des tronçons de route  en forme de coude  et remplis  de blocs de pierre  équarris en désordre que  le klaxon  des  voitures doit retentir sans cesse pour éviter les risques de collision. C’est pourquoi ce col porte le nom « Mã Pí Lèng » car selon le cantonais, c’est le bout avant du  nez du cheval. Mais pour les Hmong c’est le bout avant du  nez du chat. Selon l’on-dit,  en prenant ce col, la jument enceinte aurait le risque d’avortement car  la pente est tellement  haute que  le cheval serait mort d’épuisement pour la montée. Cette route sinueuse est appelée souvent  « route du bonheur »  mais elle  a été construite  avec la sueur, le sang et les larmes des volontaires recrutés parmi les  16 ethnies minoritaires  (Tày, Mèo, Lolo, Pù Péo etc.) du Vietnam,  ne cessant pas de travailler jour et nuit durant les six années consécutives  pour cette réalisation titanesque.  On peut dire que c’est la route la plus difficile pour les chauffeurs. En passant par ce col, on se sent fier d’être un brave car on le  considère comme la Muraille de Chine du Vietnam. C’est aussi une  joie immense pour les touristes, en particulier pour ceux qui aiment la nature sauvage. En venant ici, on s’aperçoit que le Vietnam est un très beau pays et qu(il il est incroyablement vert. La province Cao Bằng est la moins polluée car elle n’a qu’à peu près 500.000 habitants. Cao Bằng est connue pour ses chutes d’eau Bản Giốc, sa grotte Nguờm Ngao,  le site historique Pắc Bó. C’est ici que le héros national du peuple Choang Nùng Trí Cao a tenté le soulèvement populaire  contre les Song (Chinois) pour établir un royaume Đại Nam au sud de la Chine comme les Vietnamiens avec le général Ngô Quyền.  Malgré l’échec de ce soulèvement, il est considéré comme un héros du peuple  Choang et vénéré partout à Cao Bằng, en particulier à la pagode Phật Tích en face des chutes d’eau Bản Giốc. C’est ici que sur les recommandations du Nostradamus vietnamien Nguyễn Bỉnh Khiêm que les descendants de la dynastie des Mạc se réfugièrent  au 16ème  siècle pour se défendre et maintenir encore leur règne pour trois générations.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.