Rivière des parfums (Hương Giang)

 

Sông Hương

Version française

Được  phát nguyên từ hai  nguồn tả và hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu của dãy núi Trường Sơn, sông Hương chảy qua kinh thành  Huế rồi đến cửa Thuận An trước khi ra biển Đông. Nước sông thường trong với màu xanh ngọc và im phăng phất như mặt hồ ở  trong một môi trường thiên nhiên cây cỏ hoa lá khiến tạo ra một vẻ đẹp yên tỉnh và mơ mộng nhất là dọc theo ven sông có  một số  công trình kiến trúc hài hoà  độc đáo như chùa Thiên Mụ, Văn Thánh, điện Hòn Chén và các lăng của các vua triều Nguyễn. Khi còn thuộc vương quốc Chămpa,  sông nầy mang tên chi không ai biết cả cho đén ngày nay.  Chỉ biết trong « Ô Châu Cận Lục » của Dương văn An ấn hành vào 1555  dưới  triều nhà Mạc và « Phủ biên tạp lục »  của Lê Quí Đôn vào khoảng năm 1776 thì sông nầy được gọi là Linh Giang. Không biết bao giờ nó lại mang tên sông Huơng.  Sở dĩ nó được cư dân gọi với tên sông Hương vì nó có mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ thân rễ Thạch xương bổ, một loại thực vật mọc ven hai  bờ sôngSông nầy được  vua Thiệu Trị ca tụng về sau trong bài thơ « Hương Giang hiểu phiếm »  trong một cuộc dạo thuyền lúc ban mai. Còn người đời  gọi sông Hương là « cô gái duyên dáng của miền Trung » hay là nàng thơ của xứ Huế trong một bài viết « Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp … » của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn trong tạp chí 3/5/2021 Heritage (*).  Du thuyền trên sông Hương  vào một đêm trăng thanh là một cuộc du ngoạn vô  cùng thích  thú nhất là nếu có dịp được nghe tiếng hò thanh tao của các cô lái đò Huế.  Không biết bao giờ sông Hương đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận cho những ai có  nổi niềm tâm sự  đến đây như Nguyễn Du, tác giả của kiệt tác « Kim vân Kiều » chỉ cần thấy mảnh trăng ở trên sông Hương để gợi  lại một mối sầu muôn thưở mà cũng muốn nói lên cái thân phận ở chốn quan trường chỉ  biết khom lưng vâng dạ ở chế độ  phong kiến.

Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu.

Đào Tấn, một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam dưới thời vua Tự Đức cũng có lần  nhắc đến sông Hương qua áng thơ  văn bằng chữ Hán:

Cộng ẩm Hương Giang thủy
Vô nhân thức thủy hương

Cùng uống nước sông Hương,
Không có người cảm được mùi thơm của nước.

Còn sĩ phu  Cao Bá Quát  phấn khởi với hào khí của mình thì nhìn sông Hương như một thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh bao la:
Trường giang như kiếm lập thanh thiên.
Nhà thơ Thu Bồn cũng đã để lại gần đây những câu thơ bất hủ về sông Hương:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

Phải người Huế đi đâu cũng vẫn lưu luyến chốn quê nhà  cũng nhớ  đến sông Hương như người Nam với dòng sông Cửu Long muôn thưở:   

Anh đã từng vô Nam ra Bắc
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

(*) Tạp chí của VietnamAirLines 3/5/2021

Version française

En provenance de deux sources situées à  gauche et à droite  dans les  hautes régions de la chaîne de montagnes Trường Sơn, la rivière des parfums traverse la cité impériale de Huế puis l’estuaire de Thuận An avant d’entrer dans la mer de l’Est. Son eau est en général  limpide, de couleur turquoise et  elle est aussi calme comme celle  du lac dans un environnement naturel de plantes et de fleurs, ce qui lui confère ainsi une beauté tranquille et rêveuse, en particulier tout  le long de la rivière avec un grand nombre  d’œuvres architecturales harmonieuses et originales telles que la pagode de la Dame Céleste, le temple du Confucius, le temple du bol de jade (Hòn Chén) en l’honneur de la déesse  Thien Y A Na (Mère divine) et les mausolées des rois de la dynastie des Nguyễn. Au temps où elle appartint encore au royaume du Champa, cette rivière dut avoir  un nom que personne ne connait pas jusqu’à aujourd’hui.

Selon la monographie intitulée «Ô Châu cận lục» de Dương Văn An publiée en 1555 sous la dynastie des Mạc et l’ouvrage « Phủ biên tạp lục » de l’érudit Lê Quí Đôn vers 1776, cette rivière prit le nom  Linh Giang.  On ne connait pas exactement l’époque à laquelle elle a été nommée  « la Rivière des Parfums ». La raison pour laquelle les gens du lieu l’appellent ainsi est due au fait qu’elle  a un arôme particulier émanant du rhizome Thạch xương bồ (Acorus gramineus), une plante qui pousse le long des rives de la rivière. Celle-ci a été évoquée ensuite par le roi Thiệu Trị dans son poème intitulé « Hương Giang hiểu phiếm » lors d’une promenade en bateau le matin.

Pour les gens du coin, elle est appelée «  la charmante fille de la région du Centre  » ou la muse de Huế dans un l’article intitulé « Le pont Trường Tiền a six butées et douze travées … » du chercheur Trần Đức Anh Sơn dans la magazine Heritage (*)

Une promenade en bateau sur la rivière des Parfums par une nuit au clair de lune est une excursion extrêmement agréable, surtout si on a l’occasion d’entendre le chant éthéré des batelières de Huế. On ne sait pas quand  la Rivière des Parfums est devenue une source d’inspiration inépuisable pour ceux qui ont les confidences à révéler en venant  ici comme Nguyễn Du, l’auteur du chef-d’œuvre « Kim Vân Kiều »: il suffit de voir un morceau de la lune sur la Rivière des Parfums pour  lui rappeler la tristesse sempiternelle et évoquer l’époque féodale où  le mandarin n’avait qu’à obéir aux ordres en courbant sa tête.

Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu.

Đào Tấn, un  compositeur d’opéra vietnamien très  connu sous le règne du roi Tự Đức, a eu l’occasion de mentionner un jour la Rivière des Parfums à travers son poème écrit en caractères chinois:

Cộng ẩm Hương Giang thủy
Vô nhân thức thủy hương.

On boit ensemble l’eau de la rivière des parfums
Aucun ne réussit à déceler le parfum de l’eau.

Quant au  lettré  Cao Bá Quát, enthousiasmé par sa grandeur d’âme, il considère  la Rivière des Parfums comme une épée dressée  sous un immense ciel bleu.

Le poète Thu Bồn a laissé récemment des vers immortels sur la Rivière des Parfums:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

La rivière hésite, la rivière ne coule pas,
La rivière coule dans le cœur des gens de Huế qui l’affectionnent tellement.

Même les gens de Huế, où qu’ils aillent, sont toujours attachés à leur terre natale  et se souviennent aussi de la rivière des Parfums comme les gens du Sud avec l’éternel Mékong:

Anh đã từng vô Nam ra Bắc
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

Vous avez eu l’occasion d’aller au Sud et de venir au Nord
Partout vous avez découvert un magnifique   paysage
Peu importe le lieu, il vous  manque aussi la  terre natale,
la rivière des parfums  au vent frais et la montagne Ngự Bình au clair de lune.

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.