Hồng Nhậm
(1847-1883)
Tôn kính một hoàng đế thi sĩ qua 4 câu thơ lục bát:
Ngậm ngùi thương xót phận mình
Làm vua chẳng có quang vinh chút gì
Thực dân chiếm đất ở lì
Trẩm đây buồn tủi, sử thì kết oan
Là ông vua thứ tư của triều Nguyễn, ông có tên là Hồng Nhậm khi ông còn là một hoàng tử. Ông là con thứ hai của vua Thiệu Trị và được vua Thiệu Trị đổi ý chọn làm người nối ngôi vua trong di chúc thay vì thái tử Hồng Bảo bị vua xem như người chỉ biết ham vui chơi bời. Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết nằm giữa cung điện khi lúc làm lễ đăng quang cho Hồng Nhậm (Tự Đức). Sau đó Hồng Bảo bị mang tội thông đồng với các cha cố đạo Tây Phương âm mưu đảo chánh Tự Đức và bị giết trong tù khiến vua Tự Đức cũng bị chỉ trích ít nhiều về sau qua các bài thơ của các quan triều đình. Vua thiếu lòng cao thượng mà Tào Phi con trưởng của Tào Tháo dành cho em Tào Thực, một nhà thi sĩ lỗi lạc ở thời Tam Quốc trong lúc tranh giành quyền lực. Đây là trường hợp của danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh. Một ngày, khi lúc dùng cơm vua bi lưỡi cọ với răng nên đau, liền có ý tưởng chọn cho chủ đề thơ là «chấn thương bởi răng » và ra lệnh cho quân thần làm thơ với chủ đề tài nầy. Lợi dụng thời cơ nầy, Nguyễn Hàm Ninh mới ngỏ lời cùng vua qua bốn câu thơ như sau:
Ta ra đời trước chú chưa sinh
Chú phận làm em, ta phận anh
Ngọt bùi sao chẳng cùng san sẽ
Mà nỡ đau thương cốt nhục tình?
Nguyễn Hàm Ninh được vua khen thưởng nhờ có tài năng phi thường với một số lượng vàng không ít nhưng đồng thời ông cũng nhận được cho mỗi câu thơ sáng tác của ông một roi vì mỗi câu đều có ý nghĩa và sâu sắc. Tự Đức là một đai thi sĩ của thời ông. Đó là lý do tại sao ông có một sỡ thích không thể chối cải được là ông rất trọng các nhà thơ vĩ đại trong thời đại của ông. Họ được đánh giá rất cao với giá trị thực sự của họ ngay cả quyền lực luôn cả lòng tự trọng của Tự Đức đôi khi có thể bị coi thường bởi những lời chỉ trích mạnh mẽ và gay gắt từ những người có tính cách độc lập như Cao Bá Quát. Ông nầy không ngừng chế nhạo vua nhiều lần trước mặt bá quan nhưng vua không ngần ngại khen ngơi khi Cao Bá Quát đã thành công trong việc thể hiện lại được cách nói đối ngẫu của vua bằng cách dựa trên lời nói đưa ra của vua qua một trò chơi chữ khéo léo. Lợi dụng sự hiện diện của Cao Bá Quát, vua Tự Đức mới ra câu đối như sau:
Nhất bào song sinh, nan vi huynh, nan vi đệ
Một bọc sinh đôi, khó làm anh, khó làm em.
Vì vua muốn nhắc lại là Cao Bá Quát có một người anh sinh đôi là Cao Bá Đạt, hai anh em giống nhau, khó mà phân biệt được ai là anh ai là em. Cao Bá Quát trả lại ngay câu đối như sau:
Thiên tài thất ngộ, hữu thi quân, hữu thi thần
Nghìn năm gặp một, có vua ấy có tôi ấy
để nhắc lại với Tự Đức có một vua đa tài thì cũng có một tôi tớ rất giỏi giang. Tự Đức không vui chi cho mấy vì ông biết Cao Bá Quát muốn trêu ông qua câu ca dao ‘Vỏ quýt dày, móng tay nhọn’ đấy. Một lần khi đi qua cửa của điện Cần Chánh, Cao Bá Quát không hài lòng khi thấy treo hai câu đối ngẫu của vua Tự Đức:
Tử năng thừa phụ nghiệp
Thần khả báo quân ân.
Vua Tự Đức thấy vậy mới hỏi vì lý do gì mà Cao Bá Quát không vui. Chữ ‘Tử’ không thể đứng trước chữ ‘phụ’. Luôn cả chữ ‘Thần’ không thể đứng trước được chữ ‘quân’ vì thể thức viết nó không phù hợp với tôn ti thứ tự. Tự Đức bảo Cao Bá Quát sửa lại sự sai lầm nầy. Cao Bá Quát mới đáp lại với hai câu đối như sau:
Quân Ân, thần khả báo
Phu nghiệp, tử năng thừa.
Dù có một tâm hồn lãng mạn và có khí chất ốm yếu, Tự Đức là một hoàng đế ít biết đến sự thư thản và bình tâm suốt thời kỳ ông ngự trị. Ông không những phải đối đầu với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản của phương tây mà còn dẹp các cuộc biến loạn trong nước như việc loại trừ Hồng Bảo và vây cánh, giặc Châu Chấu do Cao Bá Quát cầm đầu vân vân….Chuyện mất 6 tỉnh ở Nam Bộ lúc nào cũng ám ảnh ông và làm ông buồn rầu triền miên vì ông là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Nguyễn có phần trọng trách để mất đi một phần đất của Vietnam cho ngoại bang nhất là mãnh đất của quê mẹ của ông. Chuyện ông không có con vì ông bị bệnh đầu mùa từ thưở nhỏ và nhất là sự tự sát của sĩ phu Phan Thanh Giản, tổng trấn của các tỉnh miền tây Nam Bộ khiến làm ông lúc nào cũng có tâm tư buồn bã và khiến ông thường tìm nơi ẩn dật qua các nhà thủy tạ màu đỏ Du Khiêm và xung Khiêm mà nay trở thành những nơi du khách ngoại quốc và Việtnam rất thích khi có dịp đến tham quan các lăng mộ ở Huế. Chính ở nơi nầy vua Tự Đức có làm ra rất nhiều bài thơ nhưng nổi tiếng vẫn là bài thơ “Khóc Bằng Phi” với hai câu thơ để đời khi nhắc đến:
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi
Ông là một đứa con hiếu thảo thường có mẹ bao bọc đó là bà thái hậu Từ Dũ. Ông thường xem xét và chú ý đến những gì mẹ của ông đề nghị. Một hôm, qua vở kich Trung Hoa “Đường Chinh Tây”, bà Từ Dũ bị sốc khi thấy nữ anh hung Phàn Lê Huê giết cha. Để làm vui lòng mẹ, ông buộc lòng truyền lệnh cho quan trọng trách lo các trò giải trí sửa đổi trọn vẹn nội dung lại để tránh màn thảm kịch nầy đi ngược lại với tinh thần Khổng giáo. Chuyện khai phục chức Hàn Lâm Viện điển tịch cho sĩ phu Phạm Phú Thứ cũng có liên quan đến sự qưở trách mà Từ Đức nhận được từ bà thái hậu Từ Dũ. Chính Phạm Phú Thứ dân sớ lên cho Tự Đức chỉ trích và hặc cái tính lười biếng của vua Tự Đức nhất là vua thường bãi bỏ các buổi thiết triều quan trọng và không giải quyết các đơn thỉnh cầu từ khi ông lên làm vua. Mặc dầu bị mang tội phạm thượng khi quân, Phạm Phú Thứ không bị sa thải mà trở thành một đại thần nổi tiếng dưới thời Tự Đức. Vì bị ảnh hưởng quá lớn của nhóm quan lại nho giáo, Tự Đức không thể cải cách kịp thời và bất chấp những lời cảnh báo và ghi nhớ thảm hại của học giả yêu nước Nguyễn Trường Tộ. Ông không tận dụng những cơ hội thuận lợi để đưa Viêtnam trên con đường hiện đại mà còn chìm lún sâu hơn một chút trong sự cô lập, buồn bã và cô đơn từ khi chính quyền thực dân Pháp thôn tính 6 tỉnh Nam Bộ. Để giải khuây nổi buồn triền miên của Tự Đức, bà Từ Dũ hứa thưởng ai có công làm vua Tự Đức cười. Ông thường có thói quen đi xem kịch. Một hôm, lợi dụng sự hiện diện của Tự Đức, một kép hát tên Vung sấn đến trước mặt vua Tự Đức lúc ông đang hút thuốc lá và nói rằng:
Ông có thể cho tớ mồi một hơi không?
Cử chỉ của Vung làm kinh ngạc mọi người vì ai cũng biết đây là một việc phạm thượng nhưng lúc đó vua Tự Đức phì cười và nói rằng: Mi quá gan thế. Nhờ thế Vung khỏi bị tội khi quân và được bà Từ Dũ trọng thưởng. Thật đáng tiếc khi gán cho vua Tự Đức một ông vua chuyên chế có trách nhiệm để chính quyền thực dân cướp đất. Số phận của đất nước cũng như của dân tộc Vietnam đã bị quyết định từ lâu từ khi ông nội của ông, hoàng đế Minh Mạng và cha ông hoàng đế Thiệu Trị đã chọn lựa chính sách đàn áp người công giáo và người truyền giáo nước ngoài. Nhờ vậy chính quyền Pháp mới biện minh được sự can thiệp và thôn tính của họ. Chính sách thực dân Pháp đã tiến hành từ lâu.
Qua những giai thoại nầy, chúng ta biết rằng Tự Đức là một hoàng đế khoan dung và hiếu nghĩa, một người có trái tim và một nhà thơ vĩ đại của thời ông. Số phận của đất nước buộc Tự Đức, bất chấp chính mình, trở thành một hoàng đế và giết chết anh trai của mình vì cộng tác với ngọai bang. Chúng ta có thể làm tốt hơn Tự Đức không? Đây là câu hỏi mà chúng ta tự nêu ra nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của vua Tự Đức. Qua bao nhiêu năm chúng ta cũng không tìm thấy được câu trả lời nhưng chúng ta biết có một điều là vua Tự Đức không thể thờ ơ với những biến cố đang ập lên một cách tàn nhẫn trên đầu ông và dân tộc của ông. Ông cũng không đứng dậy nổi được trước nỗi đau buồn thống khổ nầy khi nhìn thấy sự sụp đổ của đất nước mà ông là người bị buộc tội vì có nhiều trọng trách trong lịch sử Vietnam.
Pictures gallery