Có tuổi đời nhiều hơn cầu Long Biên ở Hànội, cầu Trường Tiền ở Huế được Hãng Schneider et Cie et Letellier thiết kế và khởi công vào tháng 5 năm 1899 và khánh thành vào ngày 18 tháng 12 năm 1900 với sự hiện diện của vua Thành Thái. Người ta ghi nhận được một cuộc chạm trán đầu tiên của ngài với khâm sứ Alexis Auvergne ở thời điểm khánh thành cái cầu mới bắc qua sông Hương. Tự hào về kỳ công kỹ thuật và sự vững chắc của cái cầu, Alexis Auvergne không ngần ngại trả lời với thái độ ngạo nghễ: Khi nào cầu nầy sụp đổ thì nước ngài sẻ được độc lập. Để cho thấy sự quan trọng mà chính quyền thực dân đã dành cho cái cầu mới này, họ đặt cho nó một cái tên mới là cầu « Thành Thái ». Điều này khiến làm vua Thành Thái tức giận vô cùng vì ông viện cớ rằng từ nay mọi người có thể giẫm đạp lên đầu ngài qua cái cầu này. Ngài cấm mọi người gọi cầu nầy bằng tên mới và xúi giục họ sử dụng tên cũ « Trường Tiền ». Vài năm sau, trong một cơn bão dữ dội năm thìn (1904), cái cầu nầy bị sập bốn nhịp phía bắc rơi xuống sông. Thành Thái nhanh chóng nhắc nhở lại câu nói của Alexis Auvergne với sự hài hước hóm hỉnh của ông. Alexis Auvergne đỏ mặt xấu hổ và buộc phải lánh trốn trước những lời nói khó chịu này. Đến năm 1906, sàn cầu mới được đúc lại bằng xi măng. Năm 1938 cầu được nới rộng ra ở hai bên để làm chỗ cho người đi bộ. Sau khi vua Thành Thái bị truất phế, cầu nầy mới lấy tên Georges Clemenceau, một thủ tướng Pháp có công với trận thế chiến thứ nhất. Sau khi Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương thì cầu lấy tên là Nguyễn Hoàng, một vị chúa Nguyễn đầu tiên được trấn thủ ở đất Thuận Hóa. Bao lần thay đổi, người dân Huế vẫn quen gọi là Trường Tiền hay Tràng Tiền vì ở gần đó có công trường đúc tiền của nhà nước. Cầu nầy thật sự có 6 nhịp 12 vài cầu chớ không phải 6 vài cầu 12 nhịp như ca dao đã ghi nhận theo sự nhận xét của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn. Bởi lẽ, cầu này có năm trụ ớ giữa, cùng với hai mổ cầu ở hai đầu, chia chiếc cầu ra sáu khoảng không gian bằng nhau (6 nhịp). Mỗi nhịp có 2 chiếc vài ở hai bên nhầm thay đổi mômen lực, chuyển từ lực tác động xuống một điểm trên cầu (do người và vật đi qua) thành lực dàn đều trên mặt cầu, tránh sự cộng hưởng lực và nguy hại cho tuổi thọ chiếc cầu.
Dù có rất nhiều cầu bắc ngang sông Hương nhưng cầu Trường Tiền vẫn được người dân Huế ưa thích vì nó có nét đẹp riêng tư. Cái duyên dáng của nó như chiếc trâm cài trên mái tóc của nàng thơ tên là sông Hương được nhắc đến trong bài viết của Trần Đức Anh Sơn. Nhìn thoáng qua từ đằng xa, cầu gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược được thiết kế theo phong cách gô tíc, ở đầu cầu phía bắc thỉ có chợ Đông Ba còn ở đầu phiá nam thì có khách sạn lâu đời Morin (1906). Cầu Trường Tiền nay là một biểu tượng lịch sử quan trong ở cố đô Huế.
Plus ancien que le pont Long Biên à Hanoï, le pont Trường Tiền de Huế fut conçu par la compagnie Schneider et Letellier en mai 1899. Celle-ci commença à le construire en mai 1899 et fêta son inauguration le 18 décembre 1900 en présence du roi Thành Thái. On nota la première altercation virulente de ce dernier avec le résident général Alexis Auvergne au moment de l’inauguration du nouveau pont enjambant la Rivière des Parfums. Fier de la prouesse technique et sûr de la solidité du pont, Alexis Auvergne n’hésita pas à dire à Thành Thái avec son ton arrogant:
Quand vous aurez vu ce pont s’écrouler, votre pays sera indépendant.
Pour montrer l’importance que les autorités coloniales ont donnée à ce nouveau pont, elles lui octroyèrent un nouveau nom « Thành Thái ». Cela rendit l’empereur furieux car en prenant le prétexte que tout le monde put piétiner sur sa tête par le passage de ce pont, il interdît à ses sujets de l’appeler avec le nouveau nom et les incita se servir de l’ancien nom « »Trường Tiền » .Quelques années plus tard, lors du passage d’une tempête violente (1904), le pont s’écroula avec ses 4 travées dans l’eau. Thành Thái ne tarda pas à rappeler à Alexis Auvergne ce qu’il lui avait dit avec son humour noir. Alexis Auvergne rougit de honte et fut obligé de déguerpir devant ces propos gênants. En 1906, le nouveau tablier du pont fut refondu avec du ciment. En 1938, le pont fut élargi des deux côtés pour accueillir les piétons. Après la destitution du roi Thành Thái, ce nouveau pont prit le nom de Georges Clemenceau, l’ancien premier ministre français ayant rendu des services méritoires à la Première Guerre mondiale.
Après que La France avait perdu la souveraineté en Indochine, le pont prit le nom de Nguyễn Hoàng, le premier seigneur des Nguyễn chargé d’être le gouverneur du territoire Thuận Hóa. Malgré la changement de nom en plusieurs fois, les gens de Huế aimaient à l’appeler encore sous le nom de Trường Tiền ou Tràng Tiền car à sa proximité se trouvait un atelier de l’état destiné à faire des pièces de monnaie. Ce pont a en fait 6 travées et 12 butées mais non pas 6 butées et 12 travées comme cela a été dit dans la chanson populaire selon la remarque du Dr.Trần Đức Anh Sơn.
Du fait que ce pont a cinq piles au milieu, ainsi que deux culées à ses deux extrémités, il est divisé en six espaces égaux (6 travées). Chaque travée comporte une butée de chaque côté ayant le rôle de modifier la poussée en rendant la force d’impact d’un point du pont (causée par le passage de personnes et d’objets) en une force uniformément répartie sur le tablier du pont, ce qui permet d’éviter la résonance des forces et des dommages pour renforcer la pérennité du pont.
Bien qu’il y ait de nombreux ponts sur la Rivière des Parfums, le pont Trường Tiền est préféré par les gens de Huế car il se distingue par sa beauté particulière. Son charme a été évoqué par le chercheur Trần Đức Anh Sơn comme celui d’une broche accrochée dans la chevelure d’une jeune fille aimée nommée « Sông Hương » (Rivière des Parfums) En l’observant de loin, on constate que ce pont se compose de 6 travées de poutres en acier en forme de peigne conçues dans un style gothique. À l’extrémité nord du pont se trouve le marché Đông Ba et à son extrémité sud, il y a l’hôtel Morin datant de l’époque coloniale (1906) . Le pont Trường Tiền devient aujourd’hui un symbole historique important dans l’ancienne capitale de Huế.