Cầu Long Biên (Ancien pont Paul Doumer, Hànội)

Version française

Ai có đến Hànôi hay đi tham quan vịnh Hà Long thì ít nhất cũng trông thấy cầu nầy từ đằng xa vì nó là cầu thép nối hai quận Hồ Hoàn Kiếm và quận Long Biên bắc qua sông Hổng, một con sông rất dài xuất phát từ Vân Nam và  đổ ra biển Đông  cuối cùng. Nó mang nhiều tên qua nhiều thế kỷ. Sông nầy  chỉ quen thuộc đối với thời cận hiện đại với  tên sông Hồng  chỉ có từ cuối thế kỷ XIX , dưới thời Pháp thuộc khi người Pháp ho dựa trên màu nước của đất phù sa mà đặt một tên thống nhất. Chính con sông nầy nó làm giàu có vùng đồng Bắc Bộ nơi mà các nhà sữ gia Tây Phương và Việt cho đây   là cái nôi của dân tộc Việtnam.  Còn cái cầu nầy nó được khởi công xây dựng tháng 9 năm 1898  dưới thời kỳ Pháp thuộc với toàn quyền Paul Doumer và hoàn thành  hơn  3 năm  sau. Cầu nầy được thiết kế   do hãng Daydé & Pillé nhưng kiểu dáng quá độc đáo không thua chi  đã trông thấy với các cầu của Gustave Eiffel vì vậy có sự nhầm lẫn nầy vã lại không phải là phương án thiết kế của Gustave  Eiffel vì trên trang nhà của các người thừa kế của ông nầy không có liệt kê phương án nầy ( http://www.gustaveeiffel.com/ouvrage/routiers.html). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ « 1899 -1902 – Daydé & Pillé – Paris ».  Nhưng cũng phải công nhận  đây là một kỳ công về kỹ thuật và công việc hậu cận vì thời đó nó là một trong bốn cầu dài nhất thế giới (nhất là ở Viễn  Đông ) và ngành công nghiệp thép bản  xứ hầu như không có, xứ Pháp thì quá xa vời. Cây cầu dài 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép, đặt trên 20 trụ cầu cao 43,50m. Ở giữa cầu là đường xe lửa, hai bên có đường rộng 1,3m, từng quãng một có những chỗ rộng nhô ra, nơi những ngừơi nghèo thường bán đồ. Toàn bộ chiều dài của cầu lên tới 2.500m.   Nó là cầu chứng kiến những  thăng trầm lịch sữ của đất nước. Cầu nầy được vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương đến đầu cầu để làm lễ khánh thành dưới thời Pháp thuộc. Nó cũng  là cầu mà ngày 10/10/1954, quân đội viễn chinh Pháp  lặng lẽ  cuốn gói  rời khỏi Hànội sau trận chiến ở Điện Biên Phủ. Nó bao lần bị oanh tạc hư hao trong thời kỳ chống Mỹ.  Nay sang thời bình, sau thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp, xe máy  và người đi bộ từ khi có cầu Chương Dương  nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng. Với nét cổ kính,  nó còn là nơi lý tưởng dành cho  giới trẻ Hà Thành muốn chụp ảnh đám cưới hay lưu niệm.   Hôm tớ đến đây chụp thấy ớn quá chừng có nhiều  người đứng giữa cầu chụp nhất là có tàu hỏa thường tới lui trên cầu. Chỉ có ở đất nước mình mới thấy sự táo bạo như vậy mà thôi. Tớ còn nhớ em đó nói có chi đâu anh khi nghe còi thì chạy  vào mà thôi.  Một hình ảnh khó quên….

Quiconque ayant l’occasion de venir à Hànội ou d’aller à la baie d’Along  peut voir   au loin   ce pont en acier. Celui-ci relie les deux districts Hồ Hoàn Kiếm et Long Biên en enjambant le long  fleuve Rouge issu de la grotte de Yunnan en Chine  et terminant sa course dans la mer de l’Est. Ce fleuve  a plusieurs noms au fil des siècles. Il est  plus connu familièrement sous le nom actuel « Fleuve Rouge » à la fin du XIXème siècle. En voyant la couleur alluviale de son eau et en voulant uniformiser les noms portés par ce fleuve, les Français lui ont donné, à l’époque coloniale, le nom « Fleuve Rouge ». C’est lui qui nourrit et enrichit la région du delta du Nord que les historiens occidentaux et vietnamiens ont considérée toujours comme le berceau de la civilisation vietnamienne. En ce qui concerne le pont, il fut construit à l’époque coloniale en 1898 et achevé 3 ans plus tard sous l’initiative du gouverneur de l’Indochine,   Paul Doumer. Le projet de conception et de réalisation  de ce pont était assumé  par la société  Daydé & Pillé.  Comme sa forme et son style ressemblent à  ceux des ponts de Gustave Eiffel, il y a là une confusion énorme en attribuant cet ouvrage  à ce dernier. De plus, dans la liste des ponts routiers  réalisés par Gustave Eiffel (http://www.gustaveeiffel.com/ouvrage/routiers.html), le pont Paul Doumer ne figure pas. Par contre, on trouve encore aujourd’hui à l’entrée de ce pont,  une plaque métallique  portant le nom de la maison  Daydé & Pillé et sa date de réalisation. Il faut reconnaître que ce pont est un remarquable ouvrage d’art de l’époque, une prouesse technique et logistique,  vu  la faiblesse de la sidérurgie locale et l’éloignement de la France. Il est l’un des quatre ponts les plus longs du monde ( le premier en Extrême Orient). Long de 1862 mètres, il  comprend  19 travées solidaires formées de poutres d’acier du type Cantilever et repose essentiellement  sur une vingtaine  de colonnes solides hautes de   43,50 mètres. De chaque côté du pont, il y a un petit trottoir réservé pour les piétons et une piste  pour les vélos et les motos tandis qu’au milieu se trouvent  les rails pour les trains. La longueur totale de ce pont atteint jusqu’à 2500 mètres. Il est le témoin majeur des hauts et des bas de l’histoire du Vietnam.  Il fut  inauguré par l’empereur Thành Thái  en présence du gouverneur de l’Indochine Paul Doumer à l’époque coloniale. C’est aussi par ce pont que les troupes françaises  empruntèrent en Octobre 1954   pour quitter Hànội après la chute de Điện Biên Phủ. Il était maintes fois  la cible privilégiée des bombardements durant la guerre contre les Américains. Après la décennie des années 1990 marquée par la paix, le pont Long Biên est réservé uniquement pour les trains, les vélos, les scooters et les piétons depuis qu’i l existe  le pont Chương Dương répondant aux développements  économiques et à l’urbanisation de deux côtés du fleuve Rouge. Avec son charme antique, il devient aujourd’hui l’endroit idéal fréquenté par la jeunesse hanoienne pour immortaliser son mariage ou son souvenir. Le jour où j’étais de passage pour faire des photos, je m’aperçus qu’il y avait quelques jeunes gens empruntant la voie du milieu fréquentée par les trains  pour être photographiés. C’est une audace effarante qu’on peut trouver seulement au Vietnam au détriment de la vie. C’est difficile d’oublier cette image….

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.