Đình Làng (Maison communale)

dinhlang

Version française

Đình Làng hai chữ  khó mà tách rời ra trong tâm trí của người dân Việt vì ở đâu có làng thì nơi đó cũng có một cái đình. Luôn luôn được  lợp ngói,  đình làng là một ngôi nhà  chung to lớn bằng gỗ và dựng  trên mặt đất không cần chân móng.  Ngược lại với chùa thường có cửa  để khép đóng lại, đình làng  không có vách mà cũng không có cửa,  thông ra bên ngoài một cách trực tiếp.  Mái đình rất bể thế nặng nề khó mà không nhìn thấy  từ xa  nhất là với các đầu đao uốn cong.   Nơi mà có  đình được  nghiên cứu một cách tĩ mĩ theo phép phong thủy vì nó có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của cả làng.   Đình phải được dựng thông thường ở môt nơi thoáng đãng hướng về chổ  nào có nước (hồ, giếng hay sông) để được trong tư thế tụ thủy, tụ linh và tụ phúc.  Chẳng hạn đình Tây Đằng với một ao đầy sen trước lối vào mùa hè, đình Đồng Ky (Từ Sơn, Bắc Ninh) được dựng ngang con sông hay đình Lê Mật (Gia Lâm, Hànội) với một cái giếng thoáng rộng.  Đình làng Viet Nam được xây cất  thông thuờng trong một khung cảnh cây cối xanh tươi với các cây đa cổ thụ xum xuê  có cả trăm năm, cây sứ hay cây cau vân vân….


Không thể định nghĩa vai trò của nó hơn những gỉ mà ông Paul Giran, một quan chức Pháp lo việc dịch vụ dân sự ờ Đông Dương  tường thuật lại trong cuốn sách với tựa đề:  Ma thuật và tôn giáo của người Việt ở trang  334-335, 1912:

Đình làng nơi mà thờ cúng Thành Hoàng là một chốn  cai quản cuộc sống cộng động. Chính ở nơi nầy  mà có các kỳ hợp của chư vị kỳ mục, chức sắc địa phương để giải quyết   những  vấn đề liên quan đến hành chánh và công lý nội bộ.  Cũng chính ở nơi nầy mà có các lễ nghi  tôn giáo và  diễn ra tất cả những cảnh tượng của cuộc sống hằng ngảy trong xã hội Vietnam.


Có thể ví đình như là toà thị chính của một thành phố hiện đại. Nhưng đình  được  qúi trọng hơn toà thị chính nhiều bởi vì nó có liên hệ mật thiết với tất cả dân làng. Với đình,  người dân Việt có thể tìm lại  không những cội nguồn mà luôn cả khát vọng và kỷ niệm chung ở làng, nơi mà mình sinh và lớn lên. Sự gắn bó sâu đậm với làng nhất là đình không bao giờ làm quên đi với ngày tháng những tình cảm riêng tư mà thông thường được tìm thấy trong các câu ca dao:

Qua đình ngả nón trông đình
Ðình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu….

hay là

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
……………………………
Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta ….

Hình ảnh ngôi  đình  nó  in sâu mật thiết vào tâm khảm mỗi  người dân Việt  từ bao thế hệ cha ông vì nó  biểu tượng  cội nguồn và bản sắc.  Từ triều nhà Lý có ra một chỉếu chỉ  qui định trên toàn lãnh thổ Vietnam  mỗi làng phải có một đình riêng tư. Từ vùng châu thổ sông Hồng, ngôi đình  theo gót chân của người dân Việt mà  phổ biến hội nhập   trong cuộc nam tiến từ thế kỷ  12 đến thế kỷ 18.  Trước hết ở miền trung Vietnam qua các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An dưới triều đại nhà Lê rồi đến Quảng Nam và Thuận Hóa dưới triều đại nhà Mạc và sau cùng ở đồng bằng sông Cửu Long đến mũi Cà Mau với các chúa Nguyễn.  Ngôi đình  phải thích nghi không những với khí hậu,  vùng đất mới và nguyên vật liệu khác mà còn luôn cả phong tục tập quán địa phương qua suốt cuộc hành trình có hàng ngàn cây số, kéo dài 4 thế kỷ. Ngoài trừ  vùng núi Tây Nguyên, cái nôi  văn hóa của các dân tộc thiểu số, ngôi đình được nổi bật khác biệt  với tính cách đa dạng  và một phong cách và kiến trúc riêng tư  được trông thấy ở  mọi vùng đất  nước.

Được xây dựng vài thế kỷ trước đó, ngôi đình miền Bắc được xem là hình mẫu tham khảo đối với người dân Việt vì nó không phải duyên dáng hơn mà nó có tính chất độc đáo.  Nó là biểu tượng chân chất của cuộc sống nông thôn Vietnam qua nhiều thế kỷ. Chính nó được  dựng  lên đầu tiên trong văn hóa nông thôn ở đồng bằng sông Hồng.  Ngôi đình miền Bắc không những là một hệ thống cột kèo chồng rường xà kết cấu  vững chắc kê trên nền gạch hay đất mà còn là một bộ khung thuần gỗ mà mái đình nén xuống  nhờ  có trọng lượng của nó. Vai trò của  các  chân cột  dùng đề đỡ mái đình là một  đặc tính  của ngôi đình làng Việtnam. Chân cột càng lớn thì ngôi đình càng vững chãi.

       Ðình Bảng ( Tiên Sơn, Bắc Ninh )

dinhvn_1dinhvn_2

Hình dạng của ngôi  đình xem rất bề thế nhờ các cột cái to tướng.  Đây là trường hợp của ngôi đình Yên Đông bị hủy diệt bởi hỏa hoạn (Quảng Ninh) và các cột cái có  đường kính đến 105 cm.  Cảm tưởng nầy thường  được minh họạ qua câu thành ngữ mà ta  thường hay nói: to như cột đình và được thấy ở ngôi đình nổi tiếng « Ðình Bảng » với 60 cột đình bằng gỗ lim và một mái nhà vĩ đại với các đầu đao hình cánh hoa sen.   (tiếp theo phần 2                                        

Đình Bảng (Bắc Ninh)