Chùa Thiên Mụ (Pagode de la Dame céleste)

 

 

Version française

Trước khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng  xây dựng chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ vào năm 1601  ở trên đồi Hà Khê  nằm phiá tã ngạn sông Hương  thì chính  ở nơi nầy đã có trước đó  một nền thảo am của những người đến khai khẩn vùng đất nầy lập lên tên là Thiên Mỗ. Chuyện nầy được ghi nhận lại bởi một danh sỹ Dương Văn An đời nhà Mạc có công trạng  viết về núi sông, thành trì, phong tục ở miền Thuận Hoá  (Bình Trị Thiên và Bắc Quảng Nam) trong Ô Châu Cận Lục  vào 1553.  Như vậy  vùng đất nầy thuộc về dân tộc Chàm  vì các di tích thành Lồi của họ được tìm thấy gần đây chỉ cách thành phố  Huế có 4 cây số. Khi Nguyễn Hoàng được  vua Lê  Anh Tông làm Tổng Trấn Tướng Quân kiêm quản cả  Quảng Nam và Thuận Hóa ở Đàng Trong thì ông đã có ý định muốn làm nên nghiệp lớn.  Lúc đầu ông đóng quân ở   (phiá  bắc của Quảng Trị  ngày nay). Có một lần ông đi dò dẫm các vùng lân cận thì ông mới khám phá ra đồi Hà Khê. Ông được nghe dân gian kể là nơi này  có một  bà lão mặc áo đỏ quần lục hay thường xuất hiện  và cũng là nơi mà Cao Biền (Kao Pien)  viên tướng tài nhà Đường (Trung Quốc), làm quan cai trị Việt Nam vào thế kỷ IX. Giỏi thuật số và thông địa lý, ông cho người đào hố ở  phiá sau đồi để  cắt đứt các long mạch và phá linh khí tránh sự xuất hiện của một chân tu đến đây  lập chùa và  làm cho nước Nam hùng mạnh. Đã có ý đồ làm chúa ở xứ Đàng Trong từ lâu, ông không ngần ngại ra lệnh lấp hố, tụ lại linh khí làm bền vững long mạch và  truyền lệnh xây dựng một ngôi chùa trên nền thảo am của đồi  tên là Thiên Mụ ngoảnh mặt ra sông Hương  để thoả mản ý nguyện trông đợi của dân chúng. Vì sợ quấy rầy bởi  những thần linh  địa phương có khả năng mang lại cho ngườì dân Việt  một cuộc sống tồi tệ trong cuộc Nam Tiến nên họ hay thường sử dụng những nơi có dấu tích  văn hóa Chàm để  chuyển vị các chốn  nầy  vào thế giới tâm linh và làm nơi thờ tự của họ. Họ đang cố gắng thiết lập sự hài hòa giữa sức mạnh siêu nhiên và thời gian ở  các lãnh thổ mà họ đã chinh phục được. Đó là trường hợp thánh địa Pô Nagar nơi mà nữ thần Chăm Uma được người dân Việt giành lại sở hữu và không ngần ngại biến chuyển  truyền thuyết Po Nagar thành truyền thuyết của mình và  được dàn xếp  lại theo cách riêng tư nhưng dù sao họ cũng không xóa bỏ được hết nền tảng của truyền thuyết Chàm. Nữ thần của Chiêm Thành do đó trở thành Thiên Y A Na (hay Thiên Y Thánh Mẫu) của người dân Việt. Sự chiếm đoạt sở hữu  này còn được thấy ở những địa danh khác của Việt Nam trong cuộc Nam Tiến: Bà Đen ở Tây Ninh hay nữ thần Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc).

Vì vậy cái thảo am nầy  của người Chàm tên là Thiên Mỗ cũng không ngoài lệ. Nó được dựng cất lại thành một ngôi chùa mang  tên là Thiên Mụ đấy thôi.  Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì chúa Nguyễn Kiêm nhận thấy phong cảnh thoát tục hữu tình của ngôi chùa cổ  kính nầy nên cho xây lại ngôi chùa để được  khang trang hơn.  Chùa nầy lúc đầu cũng  sơ sài mà thôi nhưng được nổi  tiếng  từ khi  hoà thượng Thích Đại Sán  (hay Thạch Liêm)  ở Quảng Đông  được chúa  Nguyễn Phước Chu, một người rất sùng đạo Phất,  mời qua để  truyền bá những lời dạy hay giáo lý của Đức Phật tại chùa.  Chúa  còn cho đúc chuông lớn và có làm bài minh khắc trên chuông vào năm 1710.  Chùa nầy còn được trùng tu nhiều lần, lần đầu vào năm 1665 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, sau đó bị binh hỏa tàn phá nặng nề dưới thời nhà Tây Sơn (1786-1801) và được tu sửa lại dưới thời ngự trị của vua Gia Long (1815)  và Minh Mạng (1831).  Phải đợi đến năm 1844, năm mà  bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ của vua Gia Long thọ  được 80 tuổi thi vua Thiệu Trị cử thống chế Hoàng Văn Hậu xây dựng chùa lại một cách quy mô, có thêm tháp Phương Duyên cao 7 tầng (21 thước)  và đình Hương Nguyện. Còn dưới thời vua Tự Đức, để tránh động đến Trời vua đổi danh từ Thiên Mụ thành ra Linh Mụ trong thời gian (1862-1869). Năm 1904, với trần bão dữ dội ở Huế, đình Hương Nguyện bị sụp đổ và chỉ được trùng tu lại 3 năm sau dưới thời ngự trị của vua Thành Thái. Chính ngài  nhân dịp  lễ mừng thọ 90 tuổi của bà Từ Dũ, vợ của vua Thiệu Trị, cho bộ Công tu bổ tháp Phước Duyên và dựng bia kỷ niệm. Ngày nay, nhờ sự hài hoà giữa kiến trúc cổ kính của chùa và cảnh sắc nên thơ bên dòng sông Hương, chùa  Thiên Mụ trở thành một danh lam thắng cảnh của đất nước.

Version française

Avant d’entamer la construction de la pagode de la Dame céleste (Thiên Mụ)  par  le premier seigneur Tiên Nguyễn Hoàng de la famille des Nguyễn en 1601 sur la colline Hà Khê  située  sur la rive gauche de la Rivière des Parfums, il y avait déjà à cet endroit  la fondation  d’un pagodon connu sous le nom Thiên Mỗ. Ce dernier  appartenait  aux gens  venus  exploiter cette région. Ce fait  était signalé  par le  célèbre écrivain  Dương Văn An de l’époque de la dynastie des  Mạc, à qui l’on attribue le mérite de décrire les montagnes, les rivières, les citadelles et les coutumes de la région de Thuận Hóa (Bình Trị Thiên  et dans le nord de Quảng Nam) dans son œuvre intitulée Ô Châu Cận Lục (Composition moderne sur le district Ô Châu) en 1553.  Cette région appartenait  ainsi aux gens du Champa  car les reliques de leur citadelle Lồi étaient retrouvées récemment à 4 kilomètres  de la ville de Huế.

Lors de la nomination de  Nguyễn Hoàng en tant que général-administrateur des régions Quảng Nam et Thuận Hóa  dans le pays Đàng Trong (le centre du Vietnam actuel) par le roi Lê Anh Tông, il  a déjà eu l’intention de faire une belle carrière politique. Il s’installa au début avec son armée à  Ái Tử (dans le nord de l’actuel Quảng Tri). Une fois, en explorant les environs, il découvrit la colline de Hà Khê. On le fit connaître dans cet endroit l’histoire d’une vieille dame  venant du Ciel et  portant une chemise rouge et un pantalon vert. Mais ce lieu était aussi l’endroit où le talentueux général de la dynastie Tang Cao Biền  (Kao Pien)  chargé d’administrer le  Vietnam au 9ème siècle et connu pour l’art de la divination et le Feng Shui,  tenta de creuser le fossé derrière de la colline. Cela permit de couper les veines du dragon et détruire toutes les énergies positives pour éviter l’apparition d’un vrai moine venu ici pour construire à l’avenir un temple et rendre le Sud plus puissant.

Ayant eu longtemps l’intention d’être le  seigneur à Đàng Trong, il ordonna  à obturer sans hésitation  le fossé   dans le but de faciliter la concentration des énergies positives et renforcer les veines du dragon et construire sur l’ancien emplacement du pagodon de la colline une pagode orientée vers la Rivière des Parfums. Il  lui donna ainsi  le nom Thiên Mụ (Dame céleste) pour répondre à l’attente et la volonté de la population. Afin d’éviter d’être dérangés par les esprits locaux qui pourraient leur apporter une vie exécrable durant leur marche vers  le Sud (Nam Tiến), les Vietnamiens n’hésitèrent pas à faire usage des vestiges de la culture du Champa pour les transposer dans leur propre univers religieux et les faire devenir leurs propres lieux de culte. Ils tentèrent d’établir une harmonie entre les puissances surnaturelles et temporelles dans les  territoires qu’ils avaient réussi à conquérir. C’est le cas du sanctuaire de Pô Nagar où la déesse du Champa Uma a été appropriée  par les Vietnamiens. Ceux-ci n’hésitèrent pas à assimiler la légende de Po Nagar dans une mythologie arrangée à leur manière sans réussir à effacer le substrat cham du mythe. La déesse du Champa devenait ainsi Thiên Y A Na (Thiên Y Thánh Mẫu) des Vietnamiens. Cette appropriation se renouvelait  à d’autres endroits du Vietnam lors de la marche vers le Sud: la Dame Noire à Tây Ninh ou la déesse Chúa Xứ au mont Sam (Châu Đốc).

C’est pourquoi  le temple cham nommé Thiên Mỗ ne fait pas exception.  Il a été reconstruit pour devenir la pagode nommée Thiên Mụ. Selon le chercheur Phan Thuan An, le seigneur  Nguyễn Kiêm, séduit par le charmant paysage de cette ancienne pagode, ordonna sa reconstruction pour la rendre  plus spacieuse. Cette pagode était très rudimentaire à son début.  Elle  devint  célèbre à partir du moment où le moine Thích Đại Sán (ou Thạch Liêm) venant  de Guangdong, avait  été invité par le seigneur Nguyễn Phước Chu, un grand dévot du bouddhisme, à diffuser les bons enseignements de Bouddha dans cette pagode. Ce seigneur fit couler une grande cloche et fit  graver une inscription sur cette dernière en 1710. Cette pagode fut restaurée à plusieurs reprises, d’abord en 1665 sous le règne du seigneur Nguyễn Phúc Tần. Elle  subit ensuite  de gros dégâts provoqués par l’incendie à la période des Tây Sơn (Paysans de l’Ouest)(1786-1801) et  des remaniements importants sous les règnes des empereurs  Gia Long (1815) et Minh Mang (1831). Puis il faut attendre l’évènement qui eut lieu en 1844. C’est l’année où  l’impératrice mère Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, épouse du roi Gia Long, fêta son anniversaire à 80 ans pour que  roi Thieu Tri chargeât  le maréchal Hoàng Văn Hậu de reconstruire la pagode à grande échelle en y ajoutant la tour Pháp Duyên (7 étages) et le pavillon Hương Nguyện.

Sous le règne du roi Tự Đức, afin d’éviter de déranger le « Ciel »,  le roi a changé son nom de Thiên Mụ en Linh Mụ durant la période (1862-1869). En 1904, à cause de la violente tempête à Huế, le pavillon Hương Nguyện s’effondra  et ne fut restauré que trois ans plus tard sous le règne du roi Thành Thái. C’est lui qui, à l’occasion du 90ème anniversaire de la reine Từ Dũ, épouse du roi Thiệu Trị, demanda au ministère public  de restaurer la tour Phước Duyên et d’ériger une stèle commémorative.

Aujourd’hui, grâce à l’harmonie entre l’architecture ancienne de la pagode et le paysage poétique au bord de la Rivière des Parfums, la pagode Thiên Mụ est devenue un lieu pittoresque du pays.

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.