Phong Cách Mỹ Sơn A 1 (Thế kỷ 10)
Nhà nghiên cứu Jean Boisselier nhận thấy có hai phong cách. Phong cách đầu tiên thường gọi là phong cách Khương Mỹ ( nửa đầu thế kỷ 10) gồm có những công trình thường lấy lại những nét đã thấy qua trong phong cách Đồng Dương . Còn phong cách thứ nhì được biết với tên Trà Kiệu (hậu bán thế kỷ 10) thì trong những công trình không còn thấy phong cách Đồng Dương nửa. Người ta nhận thấy ảnh hưởng Nam Dương-Chà Và ngày càng càng rõ rệt sau khi chịu ảnh hưởng của người Khờ Me.
Trong phong cách Khương Mỹ, chúng ta thường thấy sự hài hòa và đối xứng. Thường thấy trong nét mặt của các tạo vật điêu khắc sự dịu dàng. Còn trong phong cách Trà Kiệu thì ngoài sự dịu dàng trên khuôn mặt hay tư thế, còn thấy được khuôn mặt mĩm cười hay là vẻ đẹp ở trên các đồ trang sức, thường có khuynh hướng nghiên về phù điêu nổi cao vân vân…Sự gia tăng vẻ đẹp của phụ nữ không thể phủ nhận: tính nảy nở của đôi vú, chiều rộng của xương chậu, nét duyên dáng và hấp dẫn của cơ thể vân vân ….
Điêu Khắc Cổ Chămpa
Sau phong cách Trà Kiệu thì có phong cách Chánh Lộ (thế kỷ 11) . Nhận thấy ở tác phẩm của phong cách nầy những nét chính như sau: môi dày, miệng rộng, lông mày nhô ra. Không còn thấy khuôn mặt mĩm cười , thân hình cong lại, sự giản dị trong việc trang sức và mũ đội (Kirita-Mukuta). Có thể nói đây sự rỏ ràng trong việc trở về truyền thống xưa. Phong cách nầy là một phong cách dịch chuyển giữa phong cách Mỹ Sơn A 1 và phong cách Bình Định (hay Tháp Mắm).
Phong cách Tháp Mắm (từ cuối thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13)
(hay phong cách Bình Ðịnh)
Phong cách nầy được thấy từ cuối thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13. Vương quốc Chămpa trở thành một thuộc quốc của Chân Lạp suốt 20 năm trời (từ 1203 đến 1220). Vì lý do nầy chúng ta nhận thấy có ảnh hưởng quan trọng của nghệ thuật Angkor trong phong cách nầy. Không phải việc tình cờ mà nhà uyên bác Pháp Jean Boisselier gán buổi ban đầu phong cách Tháp Mắm thuộc về phong cách Bayon trong nghệ thuật Chămpa. Phong cách nầy không những mang tính chất phóng đại mà còn biểu hiện một cách dị thường các con vật, các chư thánh và môn thần (môi dày, con ngươi không đậm, chân mày nổi ra rõ rệt, lỗ mũi nở ra , ria mép). Những tác phẩm Chămpa của thời gian dài nầy có không những liên hệ mật thiết với nghệ thuật Khơ Me mà còn với Đại Việt (thời Lý – Trần) qua những con rồng , những tháp vàng, bạc và ngà đấy. Trong phong cách nầy, những tác phẩm điêu khắc rất đa dạng và phong phú nhưng thường có xu hướng hoang đuờng , mang tính huyền thoại hơn là hiện thực.
Đôi khi, các mãnh thú dữ tơn được chạm khắc ngoài sức tưởng tượng và mang tính chất phóng đại, trở thành những con vật ngộ nghĩnh và dễ thương.
Chúng ta cũng có thể cùng ý tưởng mơ hồ của nhà uyên bác Pháp Jean Boisselier về nghệ thuật Chămpa bằng cách tự hỏi rằng chúng ta đề cập một công trình trụy lạc hay là chúng ta đến chót đĩnh của một nghệ thuật đi vượt xa giới hạn của nó.
Makara
Nhà nghiên cứu Việt Ngô văn Doanh có dịp so sánh phong cách nầy với tia sáng của một chiều tà: Mặc dầu nó có lộng lẫy và gay gắt nóng bỏng nhưng nó quá già nua. Nó chuẩn bị tắt dần với nuôi tiếc để rồi sau đó nhường chổ lại cho phong cách Yang Mung và Pô Rome.
Phong cách Tháp mắm
Phong Cách Muộn
Phong cách Yang Mum và Pô Rome (Thế kỷ 14- Thế kỷ 15)
Thường thấy ở hai phong cách nầy tính chất tầm thường và sơ lược. Có xu hướng lo những mô hình cần chạm khắc và chỉ phác tháo phần còn lại nhất là đôi chân dưới thường gán vào một khối đá hay bệ. Thường gọi là kut, những bia mộ mà nền móng của mộ không chạm khắc thường cắm vào đất khiến nhìn xem thấy đây là một hình dáng người thô sơ không biết có phải ảnh hưởng hồi giáo hay là trở về quá khứ với tín ngưỡng vật linh.
Sau khi Vijaya ( Bình Định) thất thủ chống lại người Việt dưới triều đại nhà Lê (Lê Thánh Tôn) và mất đi các thánh địa như Mỹ Sơn, Trà Kiễu, Đồng Dương thì Ấn Độ giáo không còn là quốc giáo mà phải nhường bước lại cho các hình thức tôn giáo khác như ( đạo thờ các thần linh, đạo Hồi). Chính vì vậy điêu khắc cổ Chămpa cũng suy tàn từ đó.
Bị lãng quên qua bao nhiêu ngày tháng, gần đây trở nên sỡ hữu của dân tộc Việt, điêu khắc cổ Chămpa không những được ngưỡng mộ bỡi dân Việt mà còn trở thành, từ khi có cuộc triển lãm các bảo vật nghệ thuật Việtnam ở bảo tàng viện Guimet, năm 2005 , một thành phần trọng đại trong nghệ thuật Việt nam. Từ đây, điêu khắc cổ Chămpa là một phần không thể thiếu sót được trong di sản văn hóa và nghệ thuật của Việtnam.
[Trở về trang Điêu Khắc cổ Chămpa]
- La statuaire du Champa. Jean Boisselier. Volume LIV, EFEO Paris 1963.
- Văn hóa cổ Champa. Ngô . Văn Doanh. NXB Dân Tộc 2002
- Champa sculpture. Nguyễn Thế Thục. NXB Thông Tấn 2007
- Jean Boisselier . La statuaire du Champa. Recherche sur les cultes et l’iconographie.
- Bénisti Mireille: Arts asiatiques. Année 1965. Volume 12. N°1.
- L’art du Champa. Jean François Hubert. Editeur Parkstone Press International. 2005
- Pérégrinations culturelles au Champa. Nguyễn Vă Kự, Ngô Văn Doanh, Andrew Hardy. Editions Thế Giới Publishers 2005