La pagode du Maître (Chùa Thầy)

 

Version française

 Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 cây số, chùa Thầy  tọa lạc  ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, xã Sài Sơn và được xây dựng từ thời nhà Đinh. Chùa nầy là một trong ba chủa nổi tiếng nhất ở đất Hà Thành mà còn là chủa có liên quan mật thiết đến quãng đời sau cùng của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ông  thuộc thế hệ thứ 12 của  dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) và còn được xem là tiêu biểu cho khuynh hướng Mật Tông qua những pháp thuật.  Ông là  thủy tổ múa rối nước. Vốn ưa thích múa hát, ông đã dạy dân hát chèo, sáng tạo nên trò múa rối nầy  và truyền dạy cho dân chúng. Chính ở giữa hồ Long Trì mà ngày lễ hội thường  thấy ở thủy đình có trò múa rối nước.

Từ Đạo Hạnh không những  là một thiền sư rất uyên thâm hiểu biết mà còn là một danh nhân văn hóa. Chính vì vậy công lao của ông đóng góp với  đất nước và dân gian rất lớn  duới triều Lý cho nên ông được dân gian biết ơn sùng kính  thường gọi ông là Thầy, là Thánh hay Phật. Cuộc đời của ông cũng không thiếu màu sắc huyền thoại từ việc  hóa thân thành con trai của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, chính là vua  Lý Thần Tông sau này  đến  cái chết của ông được dân chúng thần thánh hóa trở thành cái chết đẹp và để trở thành người khác với cuộc sống mới   qua bài kệ thi tịch  của ông:

Thu lai bất báo nhạn lai quy,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến trước,
Cổ sư kỉ độ tác kim sư.

Dịch nghĩa

Mùa thu về không báo tin cho chim nhạn cùng về,
Đáng cười người đời cứ nảy sinh buồn thương [trước cái chết].
Khuyên các môn đồ chớ có vì ta mà quyến luyến,
Thầy xưa đã bao nhiêu lần hoá thân làm thầy nay.(*)

 Ông trở thành  là người mở đầu cho dân gian  một tín ngưỡng thờ Thánh Tổ hòa trộn vào Phật giáo qua mô hình  « Tiền Phật – Hậu Thánh ». Đây cũng  là  một thể thức tôn sùng từ đó ở chùa của người dân Việt  dành cho những người có công đức hay  gần gũi và bảo trợ  dân gian. 

(*) Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập I), NXB Khoa học xã hội, 

pagode_thay

Version française

Loin du centre-ville de Hànội de 20 km, la pagode du Maître est située au pied de la montagne Sài Sơn dans la commune du district Quốc Oai. Celle-ci fut édifiée à l’époque de la dynastie des Đinh.  Elle est  l’une des trois  pagodes  célèbres de la capitale Hanoï mais elle est liée intimement aussi à la durée de vie restante du moine zhen Từ Đạo Hạnh. Celui-ci appartint à cette époque à la douzième génération de l’école   Vinitaruci  et il fut considéré comme le représentant du bouddhisme tantrique à travers ses pouvoirs magiques. Il est aussi le créateur du spectacle des marionnettes sur l’eau. Étant passionné pour les danses et les  chansons  traditionnelles, il a appris au peuple  le théâtre populaire  ainsi que la façon de se distraire avec  les marionnettes sur l’eau.  C’est au milieu de l’étang du Dragon que se déroule fréquemment le spectacle des marionnettes sur l’eau à l’occasion des festivités locales.   Từ Đạo Hạnh était non seulement  un moine ayant  une profonde connaissance mais aussi un illustre personnage culturel.  C’est pour cela que ses contributions étaient énormes   pour le peuple et le pays si bien que tout le monde  exprimait sa gratitude en l’appelant souvent « Maître », « Saint » ou « Bodhisattva ». Il ne manque pas la coloration mythique dans la vie de ce moine zhen. De son incarnation dans le personnage du roi Lý Thần Tông, fils de Lý Dương Hoán jusqu’à sa mort que le peuple a mystifiée en lui donnant une belle mort et une réincarnation avec une nouvelle vie à travers son  kê (une sorte de stance bouddhique): 

Le retour de l’automne n’accompagne pas celui des hirondelles,
Je désapprouve les gens continuant à s’accrocher à  leur vie avec tristesse et douleur  devant la mort
Il est déconseillé à mes disciples de  montrer trop d’attachements émotionnels à cause de moi,
Étant l’ancien maître,  j’ai incarné tant de fois pour devenir le maître d’aujourd’hui.(*)

Il  est le premier à introduire au peuple le culte des personnages déifiés dans le bouddhisme  à travers le modèle « Devant Bouddha-Derrière les Saints ou les personnages déifiés ». C’est une forme de vénération adoptée à cette époque  par les Vietnamiens pour exprimer leur gratitude envers tous ceux qui avaient la vertu et le mérite de les protéger dans le quotidien.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.