Quy Nhơn (Bình Định)

Quy Nhơn (Bình Định)

 

Quy Nhơn là một thành phố ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Chỉ vì cách xa thành phố Tuy Hoà cở chừng 80 cây số nên đối với du khách nước ngoài hay ở trong nước thì ít có ai nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa hai thành phố nầy nhất là các điểm tham quan ở Tuy Hoà vẫn được thấy đề nghị trong các tours du lịch ở Quy Nhơn. Tuy nhiên nếu ai muốn tận hưởng vui chơi trong cuộc hành trình của mình thì nên chọn Quy Nhơn vì thành phố nầy rất linh động nhiều về đêm nhất là có chợ đêm lớn tọa lạc giữa trung tâm thành phố ở trên đường Lê Duẫn. Chợ nầy có đến gần 200 gian hàng quần áo và ẩm thực. Ngoài ra trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn còn là cố đô của vương quốc Chămpa với cái tên Đồ Bàn (Vijaya). Kinh đô nầy nằm ở thị xã An Nhơn cách xa quốc lộ 1 khoảng 2 cây số từ năm 999 đến năm 1471. Vì vậy nên có nhiều di tích lịch sử của người Chàm như Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít, bảo tàng viện Quy Nhơn vân vân…Tụi nầy chỉ có 3 ngày ở Bình Định nên không thể xem các nơi có nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ như Eo Gió, bãi biển Tiên Sa vân vân…vì các chổ nầy cũng tựa như các điểm đã được tham quan ở Tuy Hoà mà thôi. Tụi nầy có khuynh hướng nghiên nhiều về lịch sử với bảo tàng Quang Trung, tháp Bánh Ít và bảo tàng Quy Nhơn. Trưa ngày 10/7, sau khi viếng thăm cầu gỗ Ông Cọp ở Sông Cầu (Tuy Hoà) tụi nầy mới đến Bình Định và tụi nầy lo kiếm khách sạn ở trung tâm thành phố gần ven biển và chợ đêm. Khách sạn nầy không được đối diện ngang bãi biển nhưng muốn thấy đươc toàn diện quang cảnh của con đường dọc theo bờ biễn thì phải trả tiền thêm một trăm ngàn mới có được phòng ở tầng chót của khách sạn. Thôi cũng được vì có vậy mới có thể chụp hình thoải mái, đấy cũng nhờ sự giới thiệu của cô cháu gái đã có từng ở nơi nầy rồi và cũng đây là mục tiêu chính của tụi nầy. Ngày đầu quay quần ở thành phố và chợ đêm làm tụi nầy mất cả một ngày. Chính ngày thứ nhì (11/7) là ngày tụi nầy chọn đi hai nơi quan trọng đó là bảo tàng Quy Nhơn và tháp Bánh Ít. Bảo tàng Quang Trung quá xa cách trung tâm Quy Nhơn gần 50 cây số ở trên quốc lộ 19. Nếu đến đây chắc cần có thời gian nhiều có một trăm cây số đi lại hai chiều nên đành bỏ qua ý định nầy và rất tiếc lắm đấy. Quy Nhơn là nơi không ít điểm tham quan nhưng muốn biết hết cần phải ở lại đây ít nhất một tuần nhất là các điểm tham quan không ở gần với nhau khác hẳn với Tuy Hoà. Di chuyển ở đây cũng không có đơn giản đâu. Nếu không thể mướn xe mô tô tự lái thì phải đi tàu hỏa mà còn lấy xe đò thì quá nguy hiểm, xe thường chạy tối có giường nằm. Tụi nầy buộc lòng lấy tàu hỏa để đi đến Tam Kỳ ngày 13/7 ở ga Diêu Trì nằm cách xa thành phố Quy Nhơn gần 17 cây số ở gần quốc lộ 1A khoảng 600 thước đấy. Trước ngày đó tức là ngày thứ ba (12/7) còn ở Bình Định, tụi nầy phải kiếm taxi chở lên ga Diêu Trì để mua vé vì trên mạng giờ tụi nầy chọn đi đã hết có chổ vả lại tụi nầy muốn ngồi chớ không có muốn nằm. Chỉ còn hai chổ nằm cho chuyến đi Tam Kỳ lúc 6 giờ sáng ngày 13/7 với tàu hỏa khởi hành từ thành phố Saigon. Nếu không lấy ngày 13/7 thì không thể tiếp tục cuộc hành trình đi các nơi khác ở miền trung theo lịch trình nhất là phải lấy máy bay ở Nội Bài (Huế) để đi Hà Nội vào ngày 23/7. Sau khi mua được vé tàu hỏa đi Tam Kỳ, tụi nầy mới yên lòng trở về Quy Nhơn để đi tham quan thành phố nhất là bãi biển lần chót. Buổi sáng ít có người tắm lắm chỉ cở 5 giờ chiều thì mới thấy cư dân Quy Nhơn rủ nhau ra tắm dọc theo bờ biển. Tụi nầy cũng không có duyên đi đâu thêm cả vì chiều hôm đó là ngày chót của tụi nầy (12/7) ở Quy Nhơn (Bình Định) mưa nguyên buổi tối và tụi nầy cần lấy tàu hỏa sáng sớm hôm sau (13/7) để đi Tam Kỳ. Dù muốn hay không, Quy Nhơn cũng để lại cho mình một ấn tượng tâm linh sâu sắc khó tả mà cũng không giải thích được khi đến viếng thăm các tháp Bánh It.

Version française

La ville Quy Nhơn de la province Bình Định 

Quy Nhơn est une ville côtière située dans la région du sud du Centre Vietnam. Du fait qu’elle est d’environ 80 kilomètres de la ville de Tuy Hòa, pour les touristes étrangers ou nationaux, peu de gens arrivent à faire une nette distinction entre ces deux villes, en particulier les points touristiques de Tuy Hoa continuant à être recommandés dans les circuits de voyage à Quy Nhơn. Cependant si quelqu’un veut tirer pleinement parti de son voyage, il doit choisir Quy Nhơn car cette ville est très animée la nuit, notamment avec un grand marché nocturne situé au centre-ville sur la rue Lê Duẫn. Ce marché compte près de 200 kiosques de vêtements et de nourriture. De plus, avant d’appartenir au Vietnam, la ville Quy Nhơn était aussi l’ancienne capitale du royaume du Chămpa avec le nom de Vijaya (Đồ Bàn ou Chà Bàn). Cette capitale est située dans la ville d’An Nhơn, à environ 2 km de la route mandarine (route nationale 1), de l’an 999 à jusqu’en l’an 1471. Il existe ainsi de nombreux sites historiques du Chămpa tels que les doubles tours (Tháp Đôi), les tours d’Argent (ou Tháp Bánh Ít) et le musée Quy Nhơn, l’équivalent de celui de Đà Nẵng (Tourane). À cause du temps limité (3 jours) à Bình Định, nous ne pouvons pas voir les endroits d’une beauté sauvage et majestueuse comme la falaise Eo Gió, la plage de Tiên Sa et ainsi de suite… car ces lieux ressemblent à des endroits que nous avons déjà visités à Tuy Hoà (Phú Yên). Nous avons tendance à nous pencher sur l’histoire avec le musée de Quang Trung, la tour d’argent (Bánh Ít) et le musée Quy Nhơn. Le 10 juillet 2022 à midi, après avoir visité le pont en bois « Ông Cọp » à Sông Cầu (Tuy Hòa), nous venons d’arriver à Binh Định et nous cherchons un hôtel au centre-ville tout près de la plage et du marché de nuit. Cet hôtel n’est pas en face de la plage mais si on veut avoir toute la vue magnifique de la route qui longe la côte, il faut débourser 100.000 piastres de plus pour avoir une chambre au dernier étage de l’hôtel. C’est bon de l’avoir quand même car nous pouvons prendre des photos à notre guise grâce à la recommandation de ma nièce ayant eu l’occasion d’être hébergée dans cet hôtel et c’est aussi notre objectif principal. Le premier jour de notre arrivée dans la ville, nous avons perdu entièrement la journée en faisant la ronde autour du centre-ville et du marché nocturne. C’est le deuxième jour (11/7) que nous avons décidé de nous rendre dans les deux lieux importants de la ville: le musée Quy Nhơn et les tours d’Argent (ou Bánh Ít). Le musée de Quang Trung est trop loin du centre-ville de Quy Nhơn, à peu près de 50 kilomètres sur la route nationale 19. Cela nous prendrait trop de temps en parcourant une centaine de kilomètres dans les deux sens pour y aller. C’est pour cela que j’ai été obligé de renoncer à le visiter avec regrets. Quy Nhơn abrite de nombreuses attractions touristiques mais si on veut les connaître, on doit rester ici au moins une semaine. Contrairement aux attractions touristiques de Tuy Hoà, elles ne sont pas proches les unes des autres. Le déplacement n’est pas facile non plus. Si on ne veut pas louer une moto pour la conduire soi-même, on doit prendre le train. « Prendre la voiture couchette-lit » est trop risqué car cette dernière roule surtout la nuit. Nous avons été obligés de prendre le train pour aller à Tam Kỳ le 13/7 à la gare de Diêu Trì. Celle-ci est à peu près de 17 kilomètres de la ville de Quy Nhơn, près de l’autoroute 1A, à environ 600 mètres. Le dernier jour (12/7), la veille de notre départ à Tam Kỳ, nous avons dû chercher un taxi pour nous emmener à la gare de Dieu Tri pour y acheter directement les billets car en ligne sur internet nous n’avons plus eu des sièges libres pour les horaires désirés. Il ne reste plus que deux couchettes pour Tam K ỳ avec le train dont l’arrêt est prévu à la gare Diêu Trì vers 6 heures du matin le 13/7. Si nous ne prenons pas ce train le 13 juillet, nous ne pouvons plus continuer notre voyage vers d’autres endroits de la région du centre Vietnam selon la prévision de notre planning car nous devons prendre l’avion à Nội Bài (Huế) pour nous rendre à Hanoï le 23 juillet. Après avoir acheté les billets de train pour Tam Kỳ, nous sommes rassurés de rentrer à Quy Nhơn pour visiter la ville, en particulier la plage pour la dernière fois. Le matin, il y a très peu de gens qui vont à la plage. C’est seulement vers 17h que les habitants de Quy Nhơn commencent à se baigner et à occuper tout le long de la plage. Nous n’avons pas non plus l’occasion d’aller nulle part car dans l’après-midi de notre dernier jour (12/7) à Quy Nhơn (Binh Định), il pleuvait incessamment. Qu’on le veuille ou non, Quy Nhơn m’a laissé une impression spirituelle profonde et indescriptible lors de la visite des tours Bánh Ít.

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.