Các tháp Bánh Ít (Bình Định)
Theo sự nhân xét của nhà nghiên cứu Pháp Jean Boisselier, những khu đền của người Chàm thường được dựng lên ở các ngọn đồi. Đó là lý do tại sao các tháp Bánh Ít cũng không ngoài lệ được trông thấy nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Muốn thấy hết vẽ đẹp của các tháp nầy thì phải đi theo con đường xưa từ phiá đông mà đi lên chớ nếu không thì theo quốc lộ 19 từ Quy Nhơn mà ra đều nằm về phiá tây khi đến thăm khu vực nầy. Tụi nầy đến tham quan vào ngày thứ nhì lúc trưa trời rất u ám hôm đó và mua hai vé trước cổng, mỗi vé là 15.000 đồng.
Các tháp Bánh Ít nầy nằm trền đồi nên tụi nầy phải đi bộ mất cũng 15 phút ngày hôm đó nhưng không mệt chi cho mấy vì trời sắp chuyển mưa. Khu tháp Bánh Ít ít có du lịch so với các nơi khác ở trong thành phố vì nó quá xa thành phố Quy Nhơn 21 cây số. Trong lúc đi bộ lên dốc thì nghe văng vẳng tiếng kinh phật phát ra ở đâu gần đó, chắc có lẽ có chùa gần đó. Quần thể Bánh Ít gồm có hiện nay 4 tháp mà hai tháp nhỏ còn nằm ở vòng ngoài: một tháp cổng và một tháp nằm ở trục Đông-Nam thì có nhiều cụm hình hoạ tiết chạm khắc được sắp xếp tựa như các quả bầu nậm ở trên mái tháp với 4 cửa ngoảnh về 4 hướng. Du khách muốn lên tầng trên để đến tháp chính thì phải mượn tháp cổng (hay gopura). Theo sự nhận xét của nhà nghiên cứu Việt Ngô Văn Doanh thì còn có dấu tích của một toà nhà dài dọc theo trục Đông-Tây đối diện với ngôi tháp chính. Nhà nghiên cứu Pháp Henri Parmentier cho rằng toà nhà nầy có ba gian và một mái ngói tựa như toà nhà dài trên cột (mandapa) được thấy ở tháp Pô Nagar (Nha Trang). Rất hợp lý với mình vì đây là ngôi nhà tĩnh tâm mà người Chàm cần phải ngồi thiền và cầu nguyện trước khi thực hiện nghi lễ cấp sắc ở tháp thờ chính. Ở tháp cổng có thể nhìn thấy được tháp chính qua cửa sau đứng từ trong tháp cổng. Đến nơi nầy, gió thổi lồng lộng không ngừng. Bởi vậy mỗi lần chụp hình xong là mình lại cất máy chụp vào túi ba lô liền vì sợ bụi làm hư máy nhất là còn đi chụp nhiều nơi khác lắm trong cuộc hành trình. Mình nhớ là đến trên cao trước đền tháp chính, mình vội vã lấy máy ra đeo vào cổ để chụp hình vì thấy quang cảnh quá đẹp nhất là ở gần đó có tháp mái cong hình yên ngựa (koshagraha) còn nguyên vẹn đã có 10 thế kỷ, quá thơ mộng như được thấy trên trống đồng. Nhưng khi đeo máy ảnh vào cổ rồi thì không thể nào chụp được vì dây đeo máy ảnh cứ vướng xiết cổ mình hoài mà mình cố tình quay ngựợc lại để nới cái dây ra nhưng vô phương hiệu quả. Lúc đó mình biết phải làm gì rồi, đọc thầm trong bụng 2 câu kinh của đạo Phật và tự hứa chụp cảnh chớ không có ý định quấy nhiễu chi cả thì sau đó mình mới tháo dây ra dễ dàng được và đeo vào cổ lại để chụp thoải mái. Mình mới nhận thấy nơi nầy rất linh thiêng và chắc chắn có năng lượng nào có khả năng khuấy rối mình, không phải là nơi du lịch như mọi nơi khác. Đây là chuyện tâm linh, tin hay không là tùy cách suy nghĩ lý luận của mỗi người nhưng riêng mình khó mà giải thích được nhất là mình đã quen lối suy luận theo khoa học đã từ lâu năm khi còn làm việc ở trung tâm nghiên cứu của Pháp.
Cháu Jeremy thì hôm đó chả có thấy chi cả nó lung tung chạy nhảy leo trèo trên các bậc thang của các tháp ở trên đồi. Đây là một cảm xúc mà mình khó quên được nhưng phải kể lại chớ không có mê tính và sợ hải chi cả. Ở đời có nhiều sự kiện mình được chứng kiến nhưng không thể giải thích khoa học được cả. Chỉ chấp nhận miễn cưỡng mà thôi. Khu vực nầy không biết có bao nhiêu tháp chắc phải có nhiều hơn 4 tháp vì nhận thấy nó có nhiều đóng gạch vụn rải rác khắp nơi và nó có nét đẹp huyền bí lắm. Các tháp nầy được nầy được dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII dưới thời trị vì của hai quốc vương Harivarman IV và V và mang phong cách dịch chuyển giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định (hay Tháp Mắm). Tháp chính nó có chiều cao gần 20 thước. Lối đi vào nhô ra gần 2 thước có hình mũi giáo. Chính ở giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Chính ở đây, ngày xưa có bức tượng đá thần Shiva bằng sa thạch hồng được người Chàm sùng bái nay được lưu giữ ở bảo tàng Guimet (Paris) mà mình có dịp chụp hình được lúc đến tham quan.
Còn tháp hỏa hình yên ngựa không xa chi cho mấy, nằm phía bên tay trái của tháp chính nếu từ tháp cổng đi lên. Đây cũng là nơi chứa các đồ vật sùng bái. Các cửa sổ của nó quay về hướng Đông – Tây và cửa chính của nó luôn quay về hướng Bắc.
Mình cũng thắc mắc tự hỏi tại sao kêu là các tháp nầy là các tháp Bánh Ít.? Theo sự giải thích của các cư dân ở nơi nầy thì nhìn từ đằng xa các tháp nầy nhô ra trên đồi như các bánh ít trong một đặc sản của xứ võ thuật Bình Đinh. Theo một tương truyền khác thì có một thời có một quán của bà Thị Thiện bán bánh ít ở dưới chân đồi. Các tháp nầy mang được nhiều tên lắm nhưng dưới thời thuộc địa thì người Pháp vẫn gọi là Tháp Bạc (hay Tours d’Argent) mà không có sự giải thích nào cả. Không những là một kiệt tác độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc của người Chămpa, các tháp Bánh Ít nầy còn thể hiện được chứng cớ xác thực của thời kỳ vàng son của vương quốc Champa trên bán đảo Đông Dương.
Les tours Bánh Ít
Selon le chercheur français Jean Boisselier, les temples des Chams ont été souvent érigés sur les collines. C’est pourquoi les tours de Banh Ít ne font pas exception à la règle. Elles sont situées sur une colline du village de Đại Lộc de la commune de Phước Hiệp dans le district de Tuy Phước de la province de Bình Định. Si on veut voir toute la beauté de ces tours, il faut prendre l’ancienne route dans la direction Est sinon on doit suivre normalement la route nationale 19 à partir de la ville de Quy Nhơn dans la direction Ouest lors de la visite de ce domaine. Nous y étions venus le deuxième jour à midi. Il faisait très nuageux ce jour-là et nous devions acheter deux billets devant l’entrée de ce domaine, chaque billet coûtant 15 000 piastres.
Du fait que les tours Bánh Ít étaient situées sur la colline, nous devions marcher à pied mais nous ne sentions pas trop fatigués ce jour là car il était sur le point de pleuvoir. Le domaine des tours Bánh It est moins fréquenté par rapport à d’autres lieux touristiques de la ville parce qu’il se trouve trop loin à 21 kilomètres de la ville de Quy Nhơn. En montant la pente, nous entendions les citations des sutras bouddhiques venant de quelque part à proximité de ce domaine. Il y a probablement une pagode tout proche. Le domaine de Bánh Ít se compose aujourd’hui de 4 tours dont deux sont plus petites et situées dans l’enceinte extérieure: une tour-portique et une autre tour ayant 4 portes orientées vers les quatre directions. Située sur l’axe Sud- Est, cette dernière comporte plusieurs groupes de motifs de sculpture disposés comme des petites calebasses rangées sur son toit. Le visiteur désirant monter à l’étage supérieur pour accéder à la tour principale doit emprunter la tour-portique (ou gopura).
Selon le chercheur vietnamien Ngô Văn Doanh, il existe des vestiges d’un bâtiment assez grand s’étendant le long de l’axe orienté Est-Ouest. Le chercheur français Henri Parmentier a déclaré que ce bâtiment possédait trois compartiments et un toit comme le long bâtiment sur colonnes (mandapa) trouvé dans la tour Pô Nagar à Nha Trang. C’est très logique pour moi car il s’agit d’un édifice où les Chams ont besoin de faire la prière et la méditation avant d’effectuer la cérémonie rituelle à la tour principale (ou kalan). À l’intérieur de la tour-portique, on peut voir la tour principale à travers sa porte arrière. Une fois arrivés, nous constations que le vent souffla sans arrêt.
C’est pour cela que lorsque je prends une photo, je suis habitué à ranger immédiatement mon appareil de photo dans le sac à dos de peur qu’il ne fonctionne plus car j’ai besoin de rendre visite à d’autres endroits durant mon voyage. Je me rappelle qu’à mon arrivée à l’étage supérieur devant le kalan principal, je me dépêchai de faire sortir précipitamment mon appareil de photo et je le mis tout de suite autour de mon cou afin de prendre des clichés car je trouvai magnifique le paysage aux alentours de ce kalan, surtout la présence d’une tour à toit incurvée en forme de selle (koshagraha) pratiquement intacte depuis 10 siècles. Elle est trop poétique comme on la voit sur les tambours de bronze.
Une fois la courroie de l’appareil photo mise sur le cou, je n’arrivai pas à faire des photos car elle continua à me gêner énormément malgré ma tentation de la desserrer dans le sens contraire sans avoir l’effet escompté. Juste à ce moment là je m’aperçus qu’il fallait absolument faire quelque chose en murmurant silencieusement les deux phrases du sutra bouddhique que je connais par cœur et en promettant de faire des photos sans aucune intention de me montrer dérangeant à ce lieu. J’arrivai à enlever tout de suite la courroie hors de mon cou avec une facilité étonnante et je la remis sans difficultés pour continuer à faire des photos à ma guise. Je vins de réaliser que ce lieu était « sacré » et il avait des esprits ou des énergies puissantes malveillantes capables de m’embêter. Il n’est pas un lieu touristique comme ailleurs. C’est une question spirituelle. « Avoir la croyance en soi ou non », cela dépend de la façon de penser et de raisonner de chacun, mais il m’est difficile de donner une explication d’autant plus que j’ai été habitué au raisonnement scientifique pendant longtemps lorsque je travaillais encore au CNRS.
Mon neveu Jérémy ne le vit pas du tout ce jour-là. Il continua à sauter et à grimper les escaliers des tours de la colline. C’est une émotion que je ne peux pas oublier mais je dois la raconter sans avoir l’intention d’être superstitieux et d’avoir peur de quelque chose d’étrange. Dans la vie, il y a de nombreux évènements dont j’ai été témoin mais je ne réussis pas à me satisfaire en cherchant une explication scientifique. Je dois l’accepter à contre cœur.
Cette zone devrait avoir plus de tours car on trouve beaucoup de gravats éparpillés partout et elle a une beauté très mystérieuse. Ces tours furent construites à la fin du XIème siècle et au début du XIIème siècle sous les règnes de deux rois Harivarman IV et V. Elles portaient le style de transition entre le style de Mỹ Son A1 et le style Bình Định (ou Tháp Mắm).
La tour principale (ou kalan) a une hauteur de près de 20 mètres. Son entrée dont la partie saillante dépasse de près de 2 mètres est en forme de lance. Au milieu de son dôme se trouve un visage de Kala en relief. C’est à l’intérieur de ce kalan que se trouvait autrefois une statue en grès rose de Shiva, vénérée par les Champs et conservée aujourd’hui au musée Guimet (Paris). J’ai eu l’occasion de la photographier lors de l’une de mes visites. La tour de feu en forme de selle n’est pas située très loin sur le côté gauche de la tour principale si on vient de la tour-portique. C’est le lieu de dépôt des objets de culte. Ses fenêtres sont orientées vers la direction est-ouest et sa porte principale est toujours orientée vers le nord.
Je me demande aussi pourquoi ces tours sont appelées « tours Bánh Ít » ? Selon l’explication des habitants d’ici, ces tours sont visibles de loin sur la colline comme des petits gâteaux de forme pyramidale qu’on retrouve dans une spécialité du pays des arts martiaux de Bình Định. Selon une autre légende, il y eut une époque où il y avait une dame de nom Thi Thiện vendant ces petits gâteaux Bánh Ít au pied de la colline. Ces tours portent de nombreux noms mais durant la période coloniale, les archéologues français les appelaient sous le nom des tours d’Argent sans donner aucune explication. Étant non seulement aujourd’hui un chef-d’œuvre unique dans l’art architectural du peuple du Champa, les tours Bánh It témoignent aussi de l’âge d’or du royaume Champa sur la péninsule indochinoise.