Múa Lân Sư
Nhắc đến Tết không có ai có thể không nhắc đến múa Lân. Đây là môn nghệ thuật múa dân gian được thấy trên đường phố ở Việt Nam. Nó được gọi là múa lân ở trong Nam còn ở ngoài Bắc thì gọi là múa sư (tức là sư tử (hay wǔshī ). Lân là con linh vật đứng hàng thứ nhì trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn giữa con kỳ lân với con ghê. Đặc điểm để phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Thật sự khi gọi kỳ lân, tức là nói đến một cặp: con đực gọi là kỳ và lân là con cái. Múa Lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay khánh thành cửa hàng mới vì các loại thú nầy tượng trưng cho thịnh vượng và hạnh phúc. Con lân có cái đầu được trang trí trông rất đẹp mắt và thân thể của nó được nâng lên bởi một số vũ công uốn lượn theo nhịp điệu âm thanh của các tiếng trống. Nó luôn luôn đi cùng với một vũ công bụng phệ, vui cười hay vẫy quạt, thường đeo mặt nạ và mặc áo choàng màu vàng nghệ (Ông Địa). Đây là cuộc khiêu chiến giữa người và động vật, giữa Thiện và Ác, luôn luôn kết thúc bằng chiến thắng của con người trên động vật.
Danse de la licorne ou du lion.
En évoquant le Têt, personne n’oublie de mentionner la danse de la licorne ou du lion. C’est un art de la danse folklorique que l’on trouve dans les rues du Vietnam. On l’appelle la danse de la licorne dans le Sud et la danse du lion dans le Nord (ou wǔshī bính âm). La licorne occupe la deuxième place parmi les quatre animaux au pouvoir surnaturel (tứ linh)(long, lân, qui, phụng). Dans la culture vietnamienne, on a l’habitude de confondre la licorne avec le chien-lion (con nghê). La principale caractéristique permettant de faire la distinction entre la licorne et le chien-lion réside dans les doigts de pied, la licorne étant armée des sabots et le chien-lion des griffes. Quand on parle de la licorne (Kỳ Lân), on a affaire à un couple d’animaux : kỳ c’est le mâle tandis que Lân est une femelle. La danse de la licorne est souvent pratiquée lors des fêtes traditionnelles, notamment le Nouvel An lunaire, la fête de la Mi-Automne ou l’inauguration d’un nouveau magasin (ou une boutique) car ces animaux sacrés symbolisent la prospérité et le bonheur. Cet animal légendaire dont la tête est décorée magnifiquement et dont tout le corps est porté par plusieurs danseurs, ondule au rythme des sons des tambourins. Il est toujours accompagné par un autre danseur hilare et ventru agitant son éventail et portant une robe de couleur safran (Ông Ðịa). C’est la danse-combat entre l’homme et l’animal, entre le Bien et le Mal qui se termine toujours par le triomphe de l’homme sur l’animal.