Chùa Chiền Việt Nam: Phần 1 (Version vietnamienne)

 

Thân là nguồn sinh diệt, Pháp tính vẫn như xưa
Thiền sư Thuần Chân của phái  Tì Na Lưu Đà Chi(1101)

pagoda

Version française

Không giống như chữ « Đền » thường chỉ nơi thờ một danh nhân (anh hùng, vua hoặc thần), chữ « Chùa » thì chỉ được dùng để chỉ nơi thờ phượng  tôn kính Đức Phật. Trước khi xây dựng tòa nhà này, điều cần thiết là phải xem xét kỹ vị trí vì cần phải có sự hòa hợp với thiên nhiên ở xung quanh. Mặt khác, không giống như những ngôi chùa ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Cao Miên, việc hoành tráng và xa hoa không nằm ở trong các tiêu chuẩn được lựa chọn trong việc thực hiện công trình này. Đây là lý do tại sao các vật liệu cơ bản được sử dụng chủ yếu thường là gỗ, gạch và ngói. Chùa không nhất thiết phải trội hơn các toà nhà ở xung quanh.  Trên thực tế  ở trong mỗi ngôi làng đều có một ngôi chùa. Tương tự như đình, chùa thường khơi lại đối với mọi người  dân Việt hình ảnh làng quê mà còn lại bao hàm cả hình ảnh quê hương. Chùa  vẫn có  một sức lôi cuốn quyến rũ đối với họ.

pagode0

Chùa được ghé thăm nhiều hơn đình vì không có phân chia giai cấp nào được nhìn thấy ở nơi đó. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối giữa  các con người với nhau mà cũng là phương châm do chính Đức Phật thuyết giảng để chia sẻ và giải thoát những đau khổ của con người. Ngay cả trong khung cảnh nghiêm túc và trang trọng này, đôi khi còn tìm thấy ở trong sân chùa các vở kịch cổ điển. Đây không phải là trường hợp của đình nơi  cần có sự tôn trọng nghiêm ngặt. Sự phân biệt thứ bậc có thể thấy được ít nhiều. Ngay cả phép vua cũng không thể ảnh hưởng đến phong tục lệ làng đựơc. Đó cũng là lý do tại sao chùa rất gần gũi với người dân Việt hơn bao giờ hết. Chúng ta vẫn thường quen nói: Đất vua, chùa làng, cảnh Phật để gợi nhớ không chỉ sự gần gũi, gắn bó hữu tình của chùa với dân làng mà còn là sự hòa hợp với thiên nhiên.icone_lotus

Chùa có được  một vai trò then chốt trong đời sống xã hội của làng xã cho đến nỗi chùa được nhắc đến thường xuyên trong các  câu ca dao:

Ðầu làng có một cây đa,
Cuối làng cây thị, đàng xa ngôi chùa.

hay

Rủ nhau xuống bể mò cua,
Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh.

khiến cho chúng ta nhận thấy người dân Việt rất gắn bó sâu  sắc với biển cả và núi non để được nuôi dưỡng và với  chùa  chiền  để  đáp ứng nhu cầu tâm linh. Chùa chiền đúng là nơi nương tựa lý tưởng và tâm linh của họ trước những thiên tai, hiểm họa thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Cho đến ngày nay, nguồn gốc của từ « chùa » vẫn chưa được làm sáng tỏ. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy về nguồn gốc của chữ từ « tự (chùa) » trong tiếng Hán. Theo một số nhà chuyên môn, nguồn gốc của nó nên được tìm thấy trong chữ Pali « thupa » hoặc « stupa » viết bằng tiếng phạn vì lúc mới xây dựng, chùa Việt Nam có dáng dấp của một bảo tháp. Do đó người Việt Nam  hay quen rút gọn trong cách phát âm của các từ  được du nhập từ nước ngoài, từ « stupa » trở thành từ « stu » hoặc « thu » để nhanh chóng dẫn đến từ « chùa » qua nhiều năm. Theo nhà nghiên cứu Việt Nam Hà Văn Tấn, đây chỉ là  sự phỏng đoán mà thôi. 

pagode_chuachien

Còn từ “Chiền” thì có ở trong tiếng Việt cổ, ngày nay được dùng cùng với từ “chùa” để gợi lên kiến ​​trúc của chùa. Tuy nhiên, từ « chiền » này thường được nhắc đến một mình trong quá khứ để chỉ chùa. Đây là điều chúng ta  tìm thấy trong bài thơ “Chùa vắng vẻ, tịch mịch” của vua Trần Nhân Tôn hay bài “Cảnh ở tự chiền” của Nguyễn Trãi.  Đối với nhiều người, từ « chiền » này có nguồn gốc từ tiếng Pali « cetiya » hoặc trong từ « Caitya » trong tiếng phạn để chỉ bàn thờ Phật trong mọi trường hợp.

Công trình xây dựng chùa đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nghiên cứu nhất là việc thăm dò sơ bộ mặt bằng. Nó phải đáp ứng nghiêm ngặt một số tiêu chí nhất định ở  trong phong thủy vì theo người dân Việt, môn khoa học này có thể gây ra   một ảnh hưởng tai hại hay không đối với đời sống xã hội của dân làng. Nhà sư Khổng Lộ của phái Vô Ngôn Thông (1016-1094), cố vấn triều Lý, đã có dịp đề cập đến vấn đề này trong một bài thơ của mình với câu như sau: Tuyển đắc long xà địa khả  cư  (chọn được đất rồng mới có thể ở yên). Chúng ta thường quen xây dựng chùa trên một ngọn đồi hoặc một gò đất hoặc trên một khu vực đủ cao để nó có thể chiếm ưu thế đới với các nhà của dân làng. Bởi vậy vì có liên hệ với địa hình của chùa nên từ « Lên chùa » được người Việt sử dụng ngay cả khi chùa được nằm trên mặt đất bằng.

Hầu hết ở các chùa, đặc biệt là các chùa ở miền bắc Việt Nam, khung cảnh rất thanh bình, huyền bí và tráng lệ. Sông, núi, đồi, suối vân vân… luôn hiện hữu ở nơi đó, đôi khi còn tạo nên những cảnh quan ngoạn mục bởi sự hòa nhập hài hòa với thiên nhiên. Đây là trường hợp của chùa Thầy ở tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hànội 20 cây số nằm  giữa núi và nước. [Tiếp theo]

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.