Moine Vạn Hạnh (Version vietnamienne)

 

Version française

Thiền sư Vạn Hạnh

Ông được sử sách xem làm một nhà sư có công tham gia dựng nước dưới ba triều Đinh, Tiền Lê và Lý nhất là dưới triều Lý, một triều đại nhân ái được sử gia Ngô Sĩ Liên nói đến  trong « Ðại Việt Sử Ký toàn thư ». Chính ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc đảo chánh dẫn đến việc  lên ngôi của Lý Công Uẩn dựng lên một vương triều kéo dài được hơn 200 năm. Ông không những là thầy dạy dỗ Lý Công Uẩn từ thưở nhỏ mà là người có tài năng, hiểu thấu thời cuộc chính trị ở thời đó để đem đạo vào đời mà đào tạo một đứa  trẻ mồ côi  sống nương tựa ở nhà chùa  trở thành một vị vua anh minh  hiền đức và một phật tử chân chính. Ông đúng là một thiền sư phi thường. Ông không phải một sa môn chỉ biết tu để  lo truyền đạo,  để được giải ngộ và thoát vòng luân hồi riêng cho mình mà là một người đem hết tâm quyết và tài năng của  chính mình mà phục vụ đất nước dưới ba triều, không màng danh lợi, không làm quan cho một triều đại nào mà chỉ biết đồng hành cùng dân tộc để  mang lại cho đất nước có được một nền độc lập tự chủ với ngoại bang và thịnh vượng.

Ông tên là họ Nguyễn, sinh ra năm 938 ở  làng Cổ Pháp, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh và mất vào năm 1018 dưới triều của vua Lý Thái Tổ.  Từ thưở nhỏ, ông rất thông minh nên ông thông suốt ba cõi (quá khứ, hiện tại và tương lai) và  biết dung hợp Nho, Lão, Phật. Năm 21 tuổi, ông xuất gia, tu ở chùa Lục Tổ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông đạo giả. Sau khi  thiền sư Thiền Ông viên tịch (năm 979), ông chuyên tâm tập tu Tổng Trì Tam Ma Địa (Dharanisammadh)i,một  pháp tu thuộc Mật giáo  lấy đó làm hạnh riêng và đạt đến tam muôi (hay chính định) có nghĩa là tập trung tinh thần và giữ tâm tĩnh lặng không tán loạn. Nhờ đó ông thu được những điều huyền vi của giáo lý, ông trở thành từ đó người có đạo lực và có trí tuệ. Những câu  ông nói ra dân chúng đều cho là những câu sấm kỳ diệu. Ông thuộc dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, thế hệ thứ 12  cùng với sư Đạo Hạnh.  Vì vậy, vua Lê Đại Hành rất kính trọng  ông  và hay thường mời ông vào cung hỏi ý kiến khi có đại sự cùng với  các thiền sư Khuông ViệtĐỗ Pháp Thuận.  

Năm 980, nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân sang xâm lược nước ta. Quân Tống đóng binh ở Cương Giáp, tỉnh Lạng Sơn. Vua mời ngài đến hỏi tình thế thắng bại thế nào, ông quả quyết “Chỉ trong ba đến bảy ngày giặc phải lui”. Sau đó quả đúng như vậy.

Khi vua muốn đánh Chiêm Thành, còn đang do dự chưa dứt khoát thì ông  khuyên vua nên cất binh, nếu không sẽ mất cơ hội. Vua bèn xuất quân và dành thắng lợi hoàn toàn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành bởi vì trước đó vua sai Tử MụcNgô Tử đi sứ Chiêm Thành, bị Chiêm Thành bắt giữ  nên vua nổi giận muốn chinh phạt Chiêm Thành.

Theo sách Thiền Uyển tập anh thì ông dùng rất nhiều phương pháp hữu hiệu và tài tình như sấm truyền và tiên tri khiến làm dấy lên lòng tin của quần chúng. Một khi nhân tâm đã định thì việc chung  có thể  đạt được đến tới 90%. Như vậy ý trời cũng là ý dân rồi cũng như việc soán ngôi của Lý Công Uẩn với sự  giải thích sự xuất hiện  con chó  trắng có chữ « thiên tử trên lưng », sấm cây gạo vân vân…khiến sự thay đổi triều đại nó chỉ cần đến lúc mà thôi.  Ông tận dụng trí tuệ tới mức siêu đẳng để việc lên ngôi của Lý Công Uẩn nó trở thành một cuộc cách mạng bất bạo động và không đổ máu. Ai cũng có một ngày đến ngưỡng cửa tử thần  thì đâm ra sợ hãi. Ông thì không nên trước khi ông hóa (qua đời), ông chỉ dạy cho các đệ tử  sống theo vận trời, nhìn thịnh suy như chu kỳ thiên nhiên mà chớ hoảng sợ hãi, an nhiên tự tại ở nơi mình mà hành nghiệm (thiền), tự thắp đuốc mà tìm lấy triết lý sâu sắc qua một bài kệ có tên là « Thi đệ tử » như sau:

Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.

Bản dịch của Ngô Tất Tố

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie).

Công của ông rất lớn luôn cả việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Lý Thái Tổ. Có lẽ ông là  người đứng sau hậu trường lên kế hoạch dời đô nầy từ lâu với Lý Công Uẩn với chuyện thấy rồng  vàng xuất hiện ở nơi thuyền ngự nhất là ông rất giỏi về phong thủy. Theo giáo sư Nguyễn Lang thì ông vừa là người thảo chiếu, vừa là người thiết kế họa đồ cho kinh đô Thăng Long vậy  để cho đất nước có  đựợc một nền độc lập lâu dài và kinh đô được phồn vinh chớ Hoa Lư quá chật hẹp làm sao cho kinh tế được phát triển.

 

Trong lúc trị vị, vua Lý Nhân Tôn (1072-1127) có truy tặng một bài kệ thâu tóm lại thân thế và ảnh hưởng của sư Vạn Hạnh trong công cuộc dựng vương triều như sau:

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ.

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ  

Version française

Le moine zen Vạn Hạnh

Il a été décrit dans les anciens écrits historiques vietnamiens  comme un moine ayant le mérite de participer  à la formation du pays sous les trois dynasties des Đinh, des Lê antérieurs et des Lý, en particulier celle des Lý que l’historien Ngô Sĩ Liên a qualifiée comme une dynastie de clémence dans son ouvrage intitulé « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet ». C’est lui qui a joué un rôle important dans le coup d’état aboutissant à l’intronisation du roi Lý Công Uẩn, le fondateur d’une dynastie durant plus de 200 ans. Il est non seulement le maître de ce roi dès son plus jeune âge mais aussi le personnage talentueux ayant la capacité de connaître à fond la situation politique de cette époque pour faire intégrer  la religion dans la vie  sociale en aidant le jeune orphelin vivant aux dépens de la pagode à devenir un grand roi sage et vertueux  et surtout un bouddhiste authentique. C’est vraiment un moine zen extraordinaire. Vạn Hạnh ne se fait pas religieux pour prêcher les enseignements bouddhiques ou pour faire des efforts accomplis par lui-même dans le salut pour atteindre à la bouddhéité et à se libérer de la réincarnation mais il est  un personnage pleinement résolu à apporter son talent pour servir le pays sous les trois dynasties Đinh, Lê antérieurs et Lý.  Il ne s’intéresse ni aux honneurs  ni aux richesses comme les autres gens. Il n’aime pas être au service d’une dynastie ou d’un roi. Par contre il aime à  être toujours ensemble avec le peuple pour permettre à la nation d’avoir à la fois l’indépendance, l’autonomie et la prospérité.

On ne connait que son nom de famille (Nguyễn) et son nom religieux (Vạn Hạnh). Il  est né en l’an  938 dans le village de Cổ Pháp du district  Tiên Sơn de la  province de Bắc Ninh et il  est mort en 1018 sous le règne du roi Lý Thái Tổ. Dès son jeune âge, il est très intelligent. Il réussit à connaitre à fond le passé,  le présent et le futur et à  fusionner le confucianisme, le taoïsme et le bouddhisme. À 21 ans, il se fait religieux  et devient disciple du moine bouddhiste Thiền Ông đạo giả à la pagode Lục Tổ. Après le décès de son maître zen (en 979), il se consacre à l’étude du Dharanasamadhi (ou Tổng Trì Tam Ma Điạ), une pratique  du bouddhisme tantrique censée d’avoir sa propre vertu et d’atteindre  le samadhi  (ou chính định en vietnamien). Cela signifie une concentration totale de l’esprit dans la méditation. Grâce à cela, il acquit les bienfaits  dans l’enseignement. Il devient ainsi un homme de puissance et de sagesse.  Tout ce qu’il  prononce devient désormais une prophétie. Les gens y croient fermement. Il appartient  à l’école de Vinitaruci (Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi) et fait partie de la douzième génération avec le moine  Đạo Hạnh. Le roi Lê Đại Hành a un plus  grand respect pour lui et l’invite souvent à la cour pour lui demander des conseils lorsqu’il y a les affaires d’état importantes  avec les autres  moines Khuông Việt  et Đỗ Pháp Thuận.

En l’an 980, la dynastie des  Song envoya  le général Hầu Nhân Bảo et ses soldats  pour envahir notre pays. L’armée des  Song s’installa  à Cương Giáp, dans la province de  Lạng Sơn dans l’attente des renforts militaires.  Le roi l’invita à  la cour pour lui  demander son avis sur l’issue de cette confrontation. Il  lui répondit sans hésitation: dans trois à sept jours à venir, l’ennemi devra se retirer.  Effectivement, l’armée des Song  fut obligée de déguerpir car les renforts n’arrivaient pas à la rejoindre au temps voulu.

Envieux de  punir le Champa pour son tort de retenir les deux émissaires Từ Mục et Ngô Tự, le roi  Lê Đại Hành était encore hésitant. Vạn Hạnh lui conseilla d’entamer immédiatement  l’expédition militaire et de ne pas laisser s’échapper l’occasion. Le roi décida de monter l’expédition sur-le-champ  et il gagna  la guerre.

 Selon le livre bouddhique intitulé  « Floriflège du jardin du Dhyana (Thiền Uyển Tập Anh » , Vạn Hạnh a utilisé de nombreuses méthodes efficaces et ingénieuses telles que les oracles et les prophéties ayant suscité la confiance des masses de population. Une fois l’opinion et le cœur humain établis, le but de la communication  peut atteindre la réussite  jusqu’à 90%. Ainsi la volonté du ciel est aussi celle du peuple comme c’est  le cas de l’usurpation de Lý Công Uẩn avec l’explication de l’apparition d’un chien blanc portant sur son dos le mot «empereur», la prophétie du fromager (sấm cây gạo) etc …

Le changement dynastique n’est qu’une question de temps. Vạn Hạnh se sert de son intelligence « surnaturelle » pour que l’accession au trône de Lý Công Uẩn devienne une révolution du palais non violente et sans effusion de sang. Un jour, face à la mort, tout le monde prendra peur plus ou moins. Par contre grâce à l’entendement et à la maîtrise des sensations, Vạn Hạnh y reste indifférent avec sérénité. C’est pourquoi, avant sa mort,  il instruisit ses disciples de vivre selon le mouvement du ciel en observant la grandeur et la décadence comme le cycle de la nature sans prendre peur, en restant spontanément à leur place avec calme pour pratiquer la concentration méditative et en  cherchant soi-même la philosophie profonde à travers la stance bouddhique (ou kệ en vietnamien)  nommée «Conseil aux disciples» comme suit:

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (*)

Son grand succès tient aussi au transfert de la capitale Hoa Lư à Thăng Long décidé par Lý Thái Tổ. Etant caché probablement derrière  les coulisses, il prévoit de réaliser le projet de transfert  depuis longtemps  avec Lý Công Uẩn. C’est pourquoi  l’histoire de l’ascension du dragon d’or n’est pas étrangère à ses pratiques habituelles (ou oracles) dans la communication.  De plus, il est très bon en Feng-shui. Selon le professeur Nguyễn Lang, il est à la fois rédacteur de l’édit du transfert et architecte du plan géographique de Thăng Long, afin que le pays puisse avoir une indépendance et une prospérité à long terme pour dix mille générations  car l’ancienne capitale  Hoa Lư est donc trop exiguë  pour le développement économique  en cas de paix.

Pendant son règne, le roi Lý Nhân Tôn (1072-1127) lui  a rendu hommage à  travers un poème résumant  à la fois l’identité et l’influence du moine Vạn Hanh dans la  fondation  du royaume comme suit:

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ.

Bibliographie
(*) Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie . Edition Picquier. 1996
Lưu Văn Vịnh : Việt sử siêu linh. Edition Hạ Long Thư Các. 1998
Đại Việt sử ký toàn thư.  Nhà xuất Bản Thời Đại.
Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo sử luận.
Philippe Langlet: Modernité et proximité des moines lettrés vietnamiens sous les premières dynasties (Xème-XIIIème siecles)

 

 

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.