Estampes vietnamiennes (Tranh dân gian)

Tranh khắc của Henri Oger

(Les estampes de Henri Oger)

Không có tính hiếu kỳ và tinh thần cởi mở của người lính trẻ Pháp này, các tranh dân gian phổ biến của Việt Nam  được biết  có nguồn gốc từ thế kỷ 15, vào thời điểm mà học giả Lương Như Hộc đã du nhập các kỹ thuật  chế tạo  tranh  sau chuyến công du chính thức ở Trung Hoa, có lẽ sẽ bị lãng quên và  biến mất mãi mãi với những thăng trầm của chiến tranh.

Henri Oger là một trong những người Pháp hiếm hoi, đã khám phá được vào đầu thế kỷ 20  một nền văn minh có được nghìn năm phong phú về truyền thống và phong tục  ở  một  xã hội Việt Nam nghèo đói, lạc hậu và  kín kẽ  cho đến giờ đối với các người nước ngoài. Chỉ ở thời điểm đó chỉ có những nhà học giã Tây Phương như Gustave Dumoutier, Pierre HuardMaurice Durand hay các cha cố đạo như Alexandre de RhodesLéopold Cadière mới quan tâm đến  xứ nhỏ bé nầy mà thôi. Còn tên của Henri Oger không bao giờ nghe nói đến chỉ có được nhắc một lần ở trong một bài duy nhất của nhà học giả Pierre Huard được đăng trong tập san BEFO (1970) trang 215-217 với tựa đề là « Le pionnier de la technologie vietnamienne (Người tiên phong kỹ thuật của người An Nam). Sau khi có bằng Tú tài triết học hạng bình  vào năm 1905, ông đăng ký vào Trường Cao học Thực hành (École supérieure des études pratiques) (Ban IV). Ông là học trò của Sylvain LeviLouis Finot. Năm 1907, ông xin bộ thuộc địa cho phép ông làm nghĩa vụ quân sự tự nguyện tại Hà Nội (1908 – 1909). Lời thỉnh cầu của ông được chấp nhận. Lúc đó ông mới có 23 tuỗi và ông tiếp tục học tiếng Nôm và chữ Hán ở trường thuộc địa  Hànôi và đậu ra trường  đứng được  hạng 4 trong nhóm 25 học trò. 

Chính trong thời gian nầy, ông miệt mài đeo đuổi nghiên cứu mô tả nền văn minh vật chất và tâm linh của xứ Bắc Kỳ mà ờ nơi đây  ông Gustave Dumoutier chỉ đề cập nghiên cứu qua vài nét các hoạt động thủ công. Theo nhà học giả Pháp Pierre Huard, Henri Oger lợi dụng nghĩa vụ quân sự và hành chánh để thỏa mãn tính tò mò  vô bờ bến của một nhà bác học trên mọi lãnh vực, ngôn ngữ cũng như văn học. Ông còn tự khen mình cho rằng công trình nghiên cứu nền văn minh  vật chất của người dân Việt và các khía cạnh xã hội học của nó  vẫn chưa có ai làm ở Đông Dương. Ông công nhận  cần phải tiến hành kiểm kê và làm các danh mục rộng lớn.  Tuy biết  rằng có rất nhiều tự điển ở Việt Nam nhưng thật sự không có các cuộc khảo sát nào mang tính chất xã hội và dân tộc học cả. Chính vì thế ông chủ động sản xuất một cuốn bách khoa toàn thư gồm  có 2 tập, liên quan đến mọi khía cạnh của xã hội Việt Nam của thưở xưa: thủ công, lễ hội, kỹ thuật canh tác, phong tục tổ tiên vân vân… Ông nhờ đến khoảng ba mươi thợ khắc để thực hiện các bản vẽ khắc trên gỗ. Vì lý do thời tiết nên các bảng khắc nầy được in lại tại chổ theo phương pháp truyền thống của người dân Việt.

Mỗi ngày ông phải la cà khắp 36 phố phường và vùng ngoại ô Hànội  cùng các họa sĩ để phát họa trên giấy từng công đoạn những hình ảnh linh động về cuộc sống của người Hà Thành.  Phải công nhận các hình ảnh nầy được vẽ một cách tĩ mĩ mà luôn cả chi tiết cũng được ghi nhận rõ ràng cùng các động tác. Nhờ lòng ngưỡng mộ văn hóa của người dân Việt mà  Henri Oger mới vượt qua vào thời điểm này tất cả những khó khăn nhất là trong việc quyên tiền và thực hiện một công trình khổng lồ này gồm có được 4677  tranh khắc tất cả. Ông không nhận được  sự viện trợ nào từ nhà nước Pháp cả mà còn bị khiển trách vì quá lơ là với công việc hành chánh (Ông là lính hạng nhì ). Ông không được xem trọng như một nhà nghiên cứu ở trường Viễn Đông Bác cổ như Henri Maspéro. Thêm vào đó, ông còn cổ vũ  cho  việc cải cách xã hội và dân sự tại Đông Dương, dưới hình thức của phong trào « Ngôi nhà cho mọi người » được sáng lập tại Pháp.  Ông chỉ thu được tiền đăng ký của hai mươi người hảo tâm, tổng số tiền có được là 2000 đồng nên ông  chỉ in được 60 bản mà thôi. Sau đó,  viện lý do ông bệnh mà thật sự ra ông không hoàn thành công việc hành chính được giao phó nên năm 1919 ông được phép hồi hương về Pháp. Năm 1922, ông được nghỉ hưu và lấy vợ không có  được đứa con nào cả. Theo Pierre Huard, ông sống ở Tây Ban Nha từ tháng hai năm 1932. Từ 1936, kể như ông mất tích và không còn tin tức chi cả về ông.

Mặc dù vậy, ông Henri Oger đã thành công trong việc  thực hiện công trình nầy  và để lại cho người dân Việt Nam một kho tàng vô giá. Công trình nghệ thuật của ông vẫn  ít được biết đến với công chúng Pháp và Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Chỉ trong năm 1978, có một cuộc triển lãm mang tên « Những họa sĩ nông dân Việt Nam » đã  được diễn ra tại Trung tâm văn hóa ở thành phố Bourges. Ba bản sao của công trình của ông đang được lưu giữ hiện nay ở các thư viện quốc gia Hà Nội và Sài Gòn, nhưng chỉ ở  Saigon mới tìm thấy có được các tập  vẹn toàn. Tuy rằng cuốn sách « Kỹ thuật của người An Nam » không có nhiều giá trị về mặt khoa học nhưng về mặt lịch sử đây là một cuốn sách cổ qúi giá  vô cùng và có một không hai  ở đầu thế kỉ 20 vì nó minh họa lại cuộc sống của nguời Hà Thành mà còn lưu lại vài hình tập tục mà ngày nay không còn nữa theo sự nhận xét của hai phó giáo sư trường Viễn Đông Bác Cổ  Olivier TessierPhilippe Le Failler. Gần đây, với sự hợp tác của Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM, Trường Viễn Đông Bác Cổ tái bản lại toàn bộ tác phẩm hiếm có này bằng 3 thứ tiếng (Việt, Pháp và Anh), dưới dạng sách và ấn phẩm điện tử. Còn có  bổ sung bản dịch ra chữ quốc ngữ tất cả những chú thích được viết bằng chữ Hán Nôm trong lần tái bản này. Đây cũng là một cách thức của  Trường Viễn Đông Bác Cổ công nhận công trình nghiên cứu của Henri Oger.

Khác hẳn với các bạn đồng nghiệp ở Trường Viễn Đông Bác Cổ, Henri Oger đi trước thời đại vì ông không tán thành quan điểm của giới trí thức phương Tây vào thời điểm đó mà  chủ nghĩa thực dân đang ở đỉnh cao và tất cả đều phải phục vụ cho chính sách nầy. Ngược lại ông cố gắng hòa mình sống trong môi trường của người dân Việt, học ngôn ngữ mẹ đẻ của họ và cùng họ la cà mãi hai năm trời  để biết  tập tục rõ hơn và mô tả đúng hơn. Chỉ có những nhà dân tộc học như Georges Condominas hay ông mới làm được việc  phi thường nầy.

estampes_oger

Version française

Sans la curiosité et l’esprit d’ouverture de ce jeune militaire français, les estampes populaires vietnamiennes dont l’origine remonta au XVème siècle, à l’époque où le lettré Lương Như Hộc  introduisit les techniques de fabrication des estampes lors du retour de sa mission officielle en Chine, seraient probablement dans les oubliettes et disparaîtraient à jamais avec les vicissitudes de la guerre. 

 

Attraper la libellule

Henri Oger était l’un des rares français qui, au début du siècle dernier, put découvrir à travers la société vietnamienne hermétique jusque-là aux étrangers, pauvre et arriérée, une civilisation millénaire riche en traditions et en coutumes. À cette époque il n’y avait que des érudits occidentaux comme Gustave Dumoutier, Pierre Huard , Maurice Durand ou des missionnaires comme Alexandre de Rhodes, Léopold Cadière portant intérêt à ce petit pays. Quant au nom de Henri Oger, personne le ne le connait sauf une fois il est évoqué dans le seul article de l’érudit Pierre Huard publié dans le bulletin de EFEO (1970) pages 215_217 avec le titre  « Le pionnier de la technologie vietnamienne ». Après l’obtention du baccalauréat  de philosophie avec mention assez bien  en 1905, il fut inscrit à l’École supérieure des études pratiques (IVème section). Il était l’élève de Sylvain Levi et Louis Finot. En 1907, il demanda au ministère des Colonies de pouvoir faire ses deux ans de service militaire volontaire à Hànoï (1908 – 1909). Sa requête fut acceptée. Alors il n’eut que 23 ans . Il continua à poursuivre sur place ses études  en caractères chinois (Hán) et démotiques (Nôm)  à l’école coloniale  dont il sortit classé 4ème sur 25 élèves. C’est durant cette période qu’il s’adonna à poursuivre  la recherche descriptive de la civilisation  matérielle et spirituelle du  Tonkin, là où Gustave Dumoutier n’avait abordé que par touches l’étude de quelques activités artisanales. Selon Pierre Huard, Henri Oger profita du service militaire et de l’administration pour assouvir la curiosité d’un savant dans tous les domaines, aussi bien linguistique que littéraire. Il se flatta que les travaux de recherche sur la civilisation matérielle du peuple vietnamien et ses aspects sociologiques n’eussent pas encore été réalisés en Indochine. Il reconnut qu’il était nécessaire  de faire des inventaires  et de vastes répertoires. Malgré l’existence de nombreux dictionnaires au Vietnam, il n’y avait pas vraiment des enquêtes sociales et ethnographiques. Partant de cette constatation, il prit l’initiative de réaliser une encyclopédie constituée de 2 volumes, relatant tous les aspects de la société vietnamienne d’autrefois: métiers d’artisans, fêtes, techniques d’agriculture, coutumes ancestrales etc….. Il demanda  à une trentaine de graveurs de réaliser des dessins gravés sur bois. Puis  à cause des conditions climatiques, il fit imprimer sur place les planches de ces gravures selon les méthodes traditionnelles vietnamiennes. Chaque jour,  il dut parcourir les trente-six rues et les faubourgs de Hanoï avec les artistes pour retracer sur papier les scènes dynamiques de la vie de leurs  habitants.  Il faut reconnaître que ces croquis étaient dessinés avec méticulosité et  les  détails  des mouvements étaient décrits surtout avec précision. 

Grâce à  l’amour du Vietnam et l’estime de son peuple que  Henri Oger eût  à cette époque, cela lui permit  de surmonter  toutes les difficultés rencontrées dans la collection des fonds et dans la réalisation de cette œuvre gigantesque  ayant  4677 dessins en tout. Il ne reçut aucun aide de l’Etat français mais il fut reproché par contre pour ne pas assumer correctement son emploi administratif. (un soldat de deuxième classe). Il  ne fut jamais considéré  vraiment comme  un chercheur à l’Ecole Française d’Extrême Orient tel que Henri Maspero. En plus, il voulut faire des réformes sur l’éducation sociale et civique en Indochine  en fondant « Une maison de tous » en France. Il obtint seulement les souscriptions d’une vingtaine de personnes généreuses, au total 2000 piastres. Cela lui permit d’imprimer seulement 60 exemplaires. Profitant de sa maladie mais plutôt de son manque d’assiduité dans son travail administratif, il fut rapatrié en France en 1919. En 1922, il prit sa retraite et se maria sans avoir des  enfants. Selon Pierre Huard, il vit en Espagne à partir février 1932. Puis il fut porté disparu en 1936. On n’avait plus de nouvelles sur lui.

Malgré cela, Henri Oger a réussi à réaliser son projet scientifique et à  laisser au peuple vietnamien un trésor inestimable. Son œuvre est restée méconnue du public français et vietnamien pendant des décennies. Seulement en 1978, une exposition intitulée « Les peintres paysans du Vietnam » eut lieu au centre culturel de Bourges. 

estampes_1Trois exemplaires de son œuvre sont conservés actuellement aux Bibliothèques Nationales de Hanoï et de Saïgon mais c’est seulement dans cette dernière ville qu’on trouve l’intégralité de ses 2 volumes. Bien que  l’ouvrage de Henri Oger intitulé « Technique du peuple annamite » n’ait pas beaucoup de valeur scientifique, il constitue par contre au point de vue historique un livre ancien précieux et unique en son genre au début du 20ème siècle car il illustre la vie journalière des Hanoïens et il garde quelques croquis relatant  certaines coutumes qui n’existent plus aujourd’hui  selon les observations des deux chercheurs Olivier Tessier et Philippe Le Failler de l’Ecole Française d’Extrême Orient (EFEO). Récemment, avec la coopération de la Bibliothèque des Sciences Générales de Ho Chi Minh Ville, cet ouvrage rare a été ré-édité en trois  langues, sous forme de livres et de publications électroniques. Il existe également une traduction dans la langue nationale de toutes les notes écrites en Hán (chinois) et en  Nôm (vietnamien) dans cette édition. C’est aussi la manière de l’EFEO d’apporter la reconnaissance implicite des travaux scientifiques de Henri Oger. Différent de ses collègues de son époque, il était en avance sur son temps car il n’épousait pas le point de vue de l’intelligentzia occidentale à une époque où le colonialisme était à son apogée et tout devait servir cette politique.  Par contre il s’efforçait de s’installer dans le propre milieu des Vietnamiens, d’apprendre leur langue maternelle et parcourir tous les recoins de Hanoï durant ses deux années successives  afin de mieux connaître leurs us et coutumes  et les décrire avec justesse et concision.   Il n’y a que  les ethnologues comme Georges Condominas et lui pouvant accomplir ce travail extraordinaire. 

Bibliographie:

Introduction générale à l’étude de la technique du peuple annamite. 2 volumes. Editions: Geuthner-Jouve, Paris.
Huard Pierre: Le pionnier de la technologie vietnamienne. Henri Oger (1885-1936).  BEFO. Tome 57, 1970 pp  215-217
Tessier Olivier: Du geste au dessin. La vie à Hanoï au début du XXème siècle saisie par Henri Oger.  Arts asiatiques. Tome 66. 2011
Nguyễn Mạnh Hùng: Kỹ thuật của người An Nam. Quyển 1 Sách chuyên khảo. 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.