Văn hóa miệt vườn (Civilisation des vergers)

Version française

Trước khi trở thành đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, đầu thế kỷ Kitô lãnh thổ này thuộc về vương quốc Phù Nam trong vòng 7 thế kỷ. Sau đó, nó đã được sáp nhập và thuộc về đế chế Angkor vào đầu thế kỷ thứ 8 trước khi được nhường lại cho các chúa Nguyễn vào đầu thế kỷ 17 bởi các vị vua Khơ Me. Đây là một khu vực được vung tưới bởi một mạng lưới kênh rạch khiến làm các cánh đồng của nó được phì nhiêu với đất phù sa qua nhiều thế kỷ và do đó thích ứng với việc trồng trọt các cây ăn quả. Sông Cửu Long lúc nào cũng làm người dân bản địa phải tranh đấu không ngừng cũng như sông Nil của Ai Cập với người nông dân. Sông Cửu Long đã thành công trong việc xây dựng một bản sắc « miền nam » cho người bản xứ và mang đến cho họ một nền văn hóa mà người dân Việt hay thường gọi là «Văn hóa miệt vườn ». Ngoài sự tử tế, lịch sự và lòng hiếu khách, người bản xứ của vùng đồng bằng này còn cho thấy ở nơi họ lúc nào cũng có sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và môi trường.

Với sự giản dị và khiêm tốn trong cách sống, họ rất tự hào dành một phần nào quan trọng cho đạo lý và đức hạnh trong việc giáo dục con cái. Đó là tính cách đặc biệt của một người  con của đồng bằng sông Cửu Long này, một người dân miền nam Việt Nam sinh ra trên một vùng đất thấm nhuần triết lý của Phật giáo Nguyên thủy vào đầu thế kỷ công giáo và xuất thân từ sự hỗn hợp của nhiều dân tộc Việt Nam: người Kinh, người Chàm và người Khơ Me trong hai thế kỷ qua. Chúng ta không ngạc nhiên khi nghe trong một câu nói có những từ ngữ lạ thường, có sự pha trộn của các từ tiếng Hoa, tiếng Khơ Me và tiếng Việt. Đây là trường hợp của từ ngữ sau đây:

Sáng say, chiều xỉn, tối xà quần

để nói rằng có thể say sưa nguyên ngày sáng, chiều và tối. Bạn có thể dùng ba thứ tiếng: Việt, Hoa và Khơ Me « say », « xỉn », « xà quần » của ba dân tộc đề ám chỉ từ « say ». Cùng một ly rượu vang có thể uống được bất cứ lúc nào trong ngày và được chia sẻ trong niềm vui và tình anh em của ba dân tộc. Người bản địa của đồng bằng sông Mê Kông chấp nhận dễ dàng mọi nền văn hóa và mọi ý tưởng với sự khoan dung. Mặc dù vậy, họ phải khó nhọc  tạo dáng qua nhiều thế kỷ vùng đồng bằng nầy với mồ hôi bằng cách biến đổi nó từ một vùng đất hoang dã và dân cư thưa thớt thành một vùng đất giàu vườn rau cải và cây ăn quả và đặc biệt là  vựa lúa của Vietnam hiện nay. Điều này nó cũng không sai với những gì mà nhà địa lý người Pháp Pierre Gourou, một chuyên gia về thế giới nông thôn ở Đông Dương, đã tường thuật lại trong quyển sách của ông về những người nông dân Việt ở đồng bằng (1936):
Đây là một sự kiện địa lý quan trọng nhất của đồng bằng. Họ thành công trong việc mô hình hóa vùng đất đồng bằng nhờ  sức công lao của họ.

culture_verger

Trước khi trở thành vùng Lưỡng Hà của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long là một không gian mênh mông của các cánh rừng,  các đầm lầy và các  cù lao. Nó cũng là một môi trường có nhiều dạng sống và các động vật hoang dã khác nhau (cá sấu, rắn hổ mây, hổ, vân..vân..). Đây là trường hợp ở tận phía nam  của tỉnh Cà Mau, nơi có rừng ngập mặn thứ hai trên thế giới được tìm thấy ngày nay. Đây là lý do mà thường nghe kể lại những buổi đầu khó khăn của  những người  dân Việt đầu tiên đến vùng đất mới nầy trong các bài ca dân gian của người Nam Bộ hoặc mô tả các cuộc phiêu lưu của những người Việt dám mạo hiểm vào rừng để đối mặt với những con hổ hung dữ và xuống dưới sông để lượm trứng của bày cá sấu. 

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy.

hay là
Lên rừng xỉa răng cọp, xuống bãi hốt trứng sấu

Bất chấp sự sợ hãi và nguy hiểm bám đuổi họ và đôi khi còn làm họ ớn lạnh rùng mình khi nghe tiếng chim hót  hoặc tiếng nước do sự chuyển động của một con cá cùng tiếng chèo thuyền làm họ giật mình giữa một không gian yên tĩnh, khắc nghiệt mà mọi chuyện nguy hiểm có thể xảy ra lúc nào. Nơi nầy, ngày cũng như đêm, muỗi rừng không ít khiến khi xưa đã có câu ca dao nầy: 

Cà Mau là xứ quê mùa, muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu.

Trong thời kỳ gió mùa, ở vài nơi của đồng bằng bị ngập lụt, họ không có cơ hội đặt chân xuống đất liền trong nhiều ngày khiến họ phải chôn cất những người thân yêu bằng cách treo quan tài trên cây chờ nước rút để chôn cất hay dìm dưới dòng sông để thiên nhiên tự lo liệu lấy thông qua những câu chuyện cảm động được nhà văn hào Sơn Nam viết trong cuốn sách  « Hương Rừng Cà Mau »
Can đảm và kiên cường là những đức tính của người dân đồng bằng sông Cửu Long này để cố gắng tìm được một cuộc sống tốt hơn trong một môi trường khắc nghiệt. Kênh Vĩnh Tế dài hơn 100 cây số vào đầu thế kỷ 19, là một bằng chứng của một dự án vĩ đại mà tổ tiên của người ở vùng đồng bằng này đã thực hiện đào trong 5 năm liền (1819-1824) để giảm bớt nước muối trong đất và kết nối Hậu giang (Bassac) từ sông Mê Kông (Châu Đốc) đến cửa sông Hà Tiên (Vịnh Xiêm La ) dưới sự chỉ đạo của thống đốc Thoại Ngọc HầuHơn 70.000 người  dân Việt, người Chămpa và người Khơ Me  được huy động và gia nhập một cách miễn cưởng  vào dự án nầy. Nhiều người  đã bỏ mình ở nơi nầy. Trên một trong 9 chiếc bình của triều nhà Nguyễn được bố trí trước đền thờ các vị vua Nguyễn (Thế Miếu) ở Huế, có một dòng chữ kể lại các công trình đào kênh Vĩnh Tế  được hoàng đế Minh Mạng công nhận và tỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên của người dân mìền nam. Vĩnh Tế là tên của bà vợ của thống đốc Thoại Ngọc  Hầu mà hoàng đế Minh Mạng chọn để nhìn nhận công lao của bà  có lòng can đảm giúp chồng trong việc thực hiện con kênh này. Bà ấy  đã qua đời hai năm trước khi kết thúc công trình này.

Đồng bằng  sông Cửu Long đã có một thời  từng là điểm khởi đầu cho  các cuộc di cư của các thuyền nhân sau khi chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ (1975). Một số người bị  bỏ mạng  trong các cuộc hành trình nầy mà không có  một kiến ​​thức nào về nghề đi biển. Những người khác, những người không thể vượt đi được, đã bị chính quyền Việt cộng bắt lại được và bị gửi sau đó đến các trại cải tạo. Sự khắc nghiệt trong cuộc sống không ngăn được những người con của đồng bằng sông Cửu Long sống hạnh phúc trong môi trường của họ. Họ tiếp tục duy trì lòng hiếu khách và hy vọng có một ngày nào đó sẽ tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ cố rèn luyện để đạt được qua nhiều thế kỷ lòng cương quyết và một tinh thần cộng đồng vô song để tìm kiếm một vùng đất màu mỡ nuôi dưỡng và một không gian tự do. Để nói về các con người ở đồng bằng nầy, chúng ta có thể lấy lại câu nói của Sơn Nam ở cuối quyển sách của ông mà có tựa đề: Tiếp Cận với đồng bằng sông Cửu Long: Không ai yêu thương đồng bằng Cửu Long nầy hơn chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận cái giá phải trả.

Chính ở vùng đồng bằng này, ngày nay chúng ta tìm thấy tất cả các khía cạnh hấp dẫn của vùng sông nước Cửu Long (mặt trời, nụ cười, vẽ đẹp miền nam bộ, lòng hiếu khách, hình bóng thiếu nữ qua chiếc nón lá, các con đò, chợ nổi, những nhà sàn trên nước, nhiều loại trái cây của vùng nhiệt đới, các trại nuôi cá, các đặc sản địa phương vân vân…). Điều này cũng được nhận thấy trong câu nói sau đây:

Đất cũ đãi người mới

Khi Việt Nam được thống nhất vào năm 1975, chính phủ Việt Nam đã đưa về vùng đồng bằng nầy có hơn 500.000 nông dân từ miền bắc và miền trung. Được nuôi dưỡng bởi đất phù sa, vùng đất nầy rất được màu mỡ. Nó trở thành lá phổi kinh tế và là một nguồn lợi trời ban cho 18 triệu người dân ở trong khu vực nầy. Nó có thể một mình nó nuôi dưỡng cả nước Việt Nam.

Paris ngày 26/04/2020

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.