Lê Long Đĩnh
Một ẩn ngữ trong lịch sử dưới triều đại Tiền Lê.
Vua Lê Đại Hành có đến 5 bà hoàng hậu nhưng người đàn bà có quyền lực vẫn là hoàng hậu Dương Vân Nga (được có tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu) và 13 đứa con trong đó có 11 đứa con trai, một đứa con gái và một đứa con nuôi. Ông có với Dương Vân Nga hai người con, một trai tên là Lê Long Thâu được phong làm thái tử và có công trạng tham gia giặc Tống năm 981 và một cô con gái tên là Lê thị Phát Ngân được gã cho Lý Công Uẩn (hay Lý Thái Tổ của nhà Lý về sau) và mẹ của Lý Thái Tông. Tất cả nhưng người con trai còn lại được phong vương và được trấn giữ các nơi trọng yếu của đất nước nhằm để củng cố đất nước và phòng ngừa các nổi loạn nhất là Lê Đại Hành là một vị vua chinh chiến liên miên trong việc mở mang bờ cõi. Người con trai cả Lê Long Thâu với thái hậu Dương Vân Nga cùng qua đời vào năm 1000 rồi 5 năm sau đến vua Lê Đại Hành (1005).
Trước đó, ông đã dự định cho người con thứ ba là Long Việt làm thái tử nhưng khi ông qua đời thì có sự tranh chấp giữa các thái tử, người nào cũng có binh quyền nên Long Việt chỉ được làm vua được ba ngày và sau đó bị người em là Long Đĩnh sai người vào cung giết đi, thọ được 23 tuỗi và được sử gọi là Lê Trung Tôn. Lúc đó bầy tôi điều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc.[1] Sau đó theo sử viết còn được Long Đĩnh trọng dụng làm tứ sương quân phó chỉ huy sứ vì trung nghĩa với Lê Trung Tôn rồi thăng lên đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, một chức rất quan trọng ở thời đó để bảo vệ vua và hoàng cung. Thế mà Lý Công Uẩn không bắt ngay kẻ giết vua hay là Lý Công Uẩn đồng loã với Long Đĩnh giết Lê Trung Tôn nên được hậu thưởng chớ làm gì kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Lê Long Đĩnh làm vua được bốn năm (1005-1009). Ông có tên là Ngọa triều vì ông dâm dục quá độ nên không ngồi được, phải nằm mà thị triều vì đau bệnh trĩ. Vậy có đúng như sử kể không ở thời đó?
Nhìn lại những hành động mà Lê Long Đĩnh hoàn thành lúc ngự trị thì nhận thấy không có lô gíc chút nào cả nhất là con người còn trẻ có tài năng và cường tráng cũng như vua cha Lê Đại Hành, 5 lần ra binh chinh phạt trong vòng 4 năm ngự trị mà làm sao cởi ngựa được nếu ông không ngồi được nhất là lần chót chinh phạt chỉ có 2 tháng trước khi chết. Ông lại có tâm không giết Lý Công Uẩn mà còn trọng dụng qua việc thăng chức nhất biết là họ Lý cần phải giết để trừ cái hoạ do câu sấm truyền người họ Lý lên thay thế họ Lê (sấm cây gạo). Ông còn gữi sứ giã sang triều đình nhà Tống, xin cửu kinh và kinh sách để phát triển Phật giáo trong nước thế lại có thể nhẫn tâm rọc miá trên đầu nhà sư Quách Ngang đã từng giử chức tăng thống trong triều đình. Ông còn truyền lệnh đóng thuyền đặt đò giúp dân qua lại dễ dàng trên sông Vũ Lung, tục truyền rằng nhiều người bị hại khi lội qua sông.(trang 153, Đại Việt Sử Ký toàn thư, nhà Xuất Bản Thời Đại). Lê Long Đĩnh còn thay đổi cải cách nhiều việc như đặt lại quan chế văn võ dựa theo triều đình nhà Tống nhầm để hoàn thiện chính thể và pháp lý. Ông còn xin nhà Tống cho thông thương ở Ung Châu tương tự như một văn phòng đại diện thương mại như ngày nay nhưng ông chỉ được ở Liêm Châu và trấn Như Hồng mà thôi. Đúng là một vua có tư duy kinh tế sâu sắc chớ không chút nào giống như một vị bạo chúa tàn ác như trong sử kể từ đời nhà Lý.
Như vậy ông phải bị một thế lực ngầm nào đang dẫn dắt quần chúng và ra sức cổ súy cho nhà Lý lên thay thế ông chứ. Các nhà sử học Việt Nam hiện đại khi biên soạn sách giáo trình và giáo khoa lịch sử thì chủ yếu cũng dựa vào việc đánh giá của các học giả như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu vân vân.. để dạy cho các thế hệ sau nầy trong đó có chúng ta. Không có sử nào dám nói Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi ngoại trừ Đại Việt sử ký tiền biên của sử gia nổi tiếng Ngô Thì Sĩ ở thời Tây Sơn cho rằng ông bị đầu độc bởi Lý Công Uẩn căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh). Vì thế Lê Long Đĩnh trở thành một ông vua bị căm ghét bởi quần chúng, được xem như một bạo chúa chớ ai có quan tâm đến để có được một cái nhìn chuẫn xác về cái chết của vua Lê Long Đĩnh.
Lúc đó Phật giáo được xâm nhập từ sớm qua ngã Chiêm Thành nên khi đất nước dành được độc lập thì cần điểm tựa về tinh thần để xây dựng và quản lý đất nước. Phật giáo đã chiếm được ưu thế trong xã hội nhất là các vua nhà Đinh và Lê rất xem trọng vị trí Phật giáo cho nên các thiền sư như Ngô Chấn Lưu, Vạn Hạnh hay Đỗ Pháp Thuận là những người được vua kính trọng và được vua hỏi ý kiến khi có đại sự quốc gia. Có thể nói là các thiền sư nầy có tham gia vào việc xây dựng bộ máy nhà nước nên khi quốc sư Pháp Thuận mất (991) thì chỉ còn quốc sư Vạn Hạnh thì cái chết của Lê Long Đĩnh dù là nghi án cung đình mà làm sao mà nhà sư Vạn Hạnh không biết rõ được. Chính ông giúp vua Lê Đại Hành quyết định đánh Tống bình Chiêm và dành thắng lợi sau cùng qua những lời tiên đoán chính xác của ông mà cũng chính ông dọn đường dư luận cho Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế qua chuyện con chó trắng và bài sấm cây gạo.
Sư Vạn Hạnh là người dung thông ba cõi quá khứ, hiện tại, tương lai mà cỏn dung hóa pháp môn Tổng Trì Tam Ma Điạ thành lời Sấm. Lời nào ông nói ra thành lời tiên tri khiến ngưởi đời tin tưởng vô cùng. Bởi vậy ông viết chữ « thiên tử » trên lưng một con chó trắng ở làng Cổ Pháp rồi phao truyền ra bậc thiên tử sinh vào năm Tuất vì Lý Công Uẫn sinh năm Giáp Tuất 974 và xuất hiện vào năm Canh Tuất 1010 sẽ mang lại thanh bình cường thịnh cho đất nước. Ông là người học thức uyên thâm thấu hiểu sự mê tính của người dân Việt nên dùng phương pháp nầy để làm người dân chấp nhận dễ dàng sự thay đổi triều đại và xem đó là chuyện dĩ nhiên với sấm cây gạo. Cây nầy được thiền sư La Quý An trồng ở chùa Minh Châu bị sét dánh tróc vỏ và có một bài sấm hiện ra và được ghi như sau:
Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hòa đao rụng
Mười tám hạt thành
Cành Đông vào đất
Cây khác lại sinh
Cung Đông trời mọc
Cung Tây ẩn tinh
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình.
để nói vua sẽ chết non, một quần thần sẽ phát lên, nhà Lê rơi rụng, nhà Lý tất thành. Nhà Trần vào đất nhà Lý, nhà Lê khác lại sinh. Thiên tử xuất ở phương đông, ở phương tây còn có một ngôi sao ẩn dạng. Sáu bảy năm sau thì Lý Công Uẩn lên ngôi (1010) thi 1016-1017 thi thiên hạ sẽ có thái bình. Đúng vậy. Tuy Ngô Thì Sĩ là nhà nho giáo ghét chuyên mê tính đành phải viết như sau: Sét đánh vào cây gạo có được 40 chữ thế mà đủ hết cả hưng vong của các triều đại trong thời gian hơn một ngàn năm thì cho thấy Vạn Hạnh là một nhà tiên tri của dân tộc cũng như 500 năm sau đó với Nguyễn Bĩnh Khiêm (sấm Trạng Trình).
Có thể kết luân như sau là sau khi vua Lê Đại Hành qua đời và trước sự tranh giành quyền lực giữa các con và Lý Công Uẩn thì Phật giáo phải lựa chọn một người không những có tài năng mà phải có đạo đức để có thể đem lại sự thịnh vượng và thái bình cho đất nước. Để có thể đưa Phật Giáo lên đỉnh cao sánhg chói, trở thành quốc giáo và cùng đồng hành phát triển đất nước thì chân dung của Lý Công Uẩn rất phù hợp nhất vì ông mồi côi cha và được nuôi dưởng từ thưở nhỏ ở chùa Cổ Pháp bởi sư Lý Khánh Vân, còn được sư Vạn Hạnh dạy dỗ và là con rể của vua Lê Đại Hành. Còn có tin đồn là ông còn là con ruột của sư Vạn Hạnh. Cái chết cũa Lê Long Đĩnh rất oan uất và tựa như một cuộc ám sát chính trị nên cần được minh oan nhất là với cái tên Đế ngoại triều mà ông mang suốt cả ngàn năm nay trong lịch sử nhưng trong bối cảnh chính trị thời đó, sử viết không dám nói là một cuộc ám sát chính trị tiếp nối bởi sự soán ngôi mà luôn cả quần chúng xem cái chết đó là dï nhiên theo ý trời. Mặc dù các vu khống và các cáo buộc không có cơ sở, hậu thế vẫn kính trọng ông qua các bàn thờ được thấy ở các nơi như Ninh Bình,Hà Nam, Thái Bình và Hànội.
[1] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên…, Dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử, trang 74.