Hải Đăng Đại Lãnh.
Ngày thứ nhì (9/7/2022) của cuộc hành trình ở Tuy Hoà, sau khi để xe ở bãi đậu cùng chú tài xế, tụi nầy mới đi mua vé ở trước cổng, mỗi người trả 20.000 đồng chỉ trừ tài xế thì khỏi trả xem như là người hướng dẫn. Mình mới đi một khoảng đường mà thấy quá mệt mỏi nhất là cái đường dốc quá gồ ghề gần 2 cây số nên mới hỏi em tài xế có cách nào đi khỏi mệt mỏi. Em nầy mới nói để em giải quyết vấn đề nầy cho anh mà vưà cười. Thật ra nếu biết manh mối thì có thể lên tới hải đăng một chuyến là 50.000 đồng nhưng phải biết ai mới có thể chớ theo nguyên tắc mọi người phải đi bộ lên tới trên dù cao niên hay bệnh tật. Nhờ sự giao thiệp của chú tài xế với cư dân ở đây mà mình được lên tới đồi đễ dàng rồi chờ cháu Jérémy và em tài xế 10 phút sau lên tới. Lúc trở xuống thì cũng như vậy nhưng phải biết nơi nào và người nào để có thể đi xe ôm xuống cùng với giá tiền trả cũng như lúc đi lên. Nhờ vậy mình mới có sức để đi chân không lên ngọn hải đăng chụp hình thỏa mái với một cầu thang 110 bậc bằng gỗ và hình xoán ốc. Thật thích thú khi thấy đưọc toàn cảnh biển của mũi Đại Lãnh hay mũi Cap Varella! Tên nầy là tên của một người Pháp Varella phát hiện ra vào cuối thế kỷ 19 và ghi dấu lại tầm quan trọng của mũi nầy trên bản đồ hàng hải. Đến năm 1890, chính phủ Pháp xây dựng hải đăng trên đỉnh mũi Đại Lãnh nầy. Đây là một trong hai điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Nó còn là con mắt của biển theo dõi các hoạt động của tàu thuyền ngày đêm trên biển. Theo nhà văn Nguyễn Quang Ngọc của tờ nguyệt san « Heritage », Việt Nam đã có đến hơn 90 hải đăng dọc theo bờ biển, từ miền bắc đến miền nam.
Le phare du cap Varella
Après avoir laissé la voiture au parking avec le chauffeur, nous étions allés acheter les billets à la porte d’entrée, chaque personne devant payer 20 000 VND sauf le chauffeur qui ne l’a pas payé en tant que guide. Je vins de parcourir un bout de chemin mais je me sentis trop fatigué à cause de la pente trop raide sur près de 2 km. Alors je demandai au chauffeur: Y –a –il le moyen d’éviter cet inconvénient ? Celui-ci me répondit en rigolant : je vais trouver tout de suite une solution à votre souci. En fait, si vous connaissez le bon tuyau, vous pouvez vous rendre au pied du phare pour le prix de 50 000 VND mais vous devez savoir qui peut vous apporter cette aide car en principe tout le monde doit marcher à pied jusqu’au sommet même si on est âgé ou handicapé. Grâce à la relation du chauffeur avec les gens d’ici, j’ai pu atteindre facilement le sommet et attendre mon neveu Jérémy et le chauffeur dix minutes plus tard. C’est la même pratique pour la descente mais il faut connaître l’endroit où on peut trouver la personne acceptant de me rendre ce même service avec le prix qu’on a payé pour la montée. Grâce à cela, j’eus la force d’aller aux pieds nus jusqu’au sommet du phare pour prendre à mon guise des photos en prenant un escalier de 110 marches en bois et en colimaçon. Quel bonheur de voir la vue panoramique sur la mer du cap Dai Lanh ou du cap Varella avec les yeux écarquillés! Ce nom Varella est celui d’un Français qui découvrît à la fin du 19e siècle l’importance de ce cap et la nota sur les cartes maritimes. En 1890, les Français édifièrent un phare au sommet de ce cap Đại Lãnh ou Varella. C’est l’un des deux sites recevant la première lueur du matin sur le continent du Vietnam. Mais le phare est aussi l’œil de la mer pour suivre les activités des bateaux, de jour comme de nuit , sur la mer. D’après l’écrivain Nguyễn Quang Ngọc, du mensuel « Héritage» le Vietnam a eu plus de 90 phares le long de ses côtes, du Nord jusqu’au Sud.