Dân tộc Hmong (Version vietnamienne)

 

Dân tộc Hmong

Version française

Tại sao dân tộc Hmong không có quốc gia như người Việt? Tại sao họ sống nghèo nàn tạm bợ ở miền nam Trung Hoa hay ở bán đảo Đông Dương, trở thành một dân tộc thiểu số của Vietnam tuy rằng họ rất đông dân có ít nhất 20 triệu dân trên đia bàn họ cư ngụ.

Dân tộc Hmông được chia nhiều nhóm:Hmong xanh (hay Hmong Lênh), Hmong Hoa, Hmong Đen, Hmong Trắng và Na Miêu (Mèo Nước). Dân tộc Hmong (hay thường gọi là Miêu) sống cư ngụ hiện nay ở Vietnam là con cháu của dân di cư đến từ miền nam nước Trung Hoa. Giữa chừng cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, dân Hmông mới đến định cư ở bán đảo Đông Dương (Lào, Vietnam và Thái Lan). Họ thường ở những vùng miền núi của Việtnam từ 800 đến 1500 thước so với nước biển.(Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La vân vân…) và có liên hê mật thiết với các cư dân đồng tộc ở trong địa bàn khá rộng lớn dọc theo biên giới Việt Trung và Việt Lào. Lịch sữ của họ nhìn lại kỹ là một dân tộc không bao giờ chịu đầu phục dưới sự thống trị và chính sách đồng hóa của người phương bắc (Trung Hoa) cũng như dân tộc Vietnam.

Theo truyền thuyết được kể lại qua nhiều thế hệ, ông cha của họ sống ở vùng đầy tuyết và nước đá và ít có mặt trời trong vòng sáu tháng. Bởi vậy họ thường quen sống ở các vùng nhiệt đới và không có dịp thấy được tuyết nên thường dùng những danh từ như nước cứng và cát trắng mịnh để ám chỉ nước đá và tuyết. Theo các sữ gia, họ có nguồn gốc ở Tây Bá Lợi (Sibérie) và các vùng cao nguyên của Mông Cổ. Những nét da trắng của vùng Cáp Ca (Caucase) thường thể hiện ở những người Hmông ngày nay. Còn có nhiều người nghỉ rằng họ đến từ Tây Tạng vì họ có các nghi lễ shaman. Thường hay có sự phỏng đoán nhiều hơn sự xác thực về nguồn gốc người Hmong. Trong các văn bản của người Trung Hoa, người Hmong được gọi là người Miêu. Danh từ nầy dùng để ám chỉ tất cả những dân tộc không phải là người Hán sống ở các vùng tây nam của Trung Hoa. Ngày nay, danh từ nầy dùng để chỉ rõ các dân tộc Hmong ở vùng bán đảo Đông Dương và các dân tộc thiểu số Miêu ở Trung Hoa (Hmong, Hmou, Qoxiong và Hmau) cùng liên hệ mật thiết về ngôn ngữ và văn hóa.

Les Hmong

© Đặng Anh Tuấn 

Một dân tộc luôn luôn đi tìm tự do

Nhìn lại danh từ Miao trong chữ Hán (苗)(hay Miêu) thì thấy nó đã có nguồn gốc với chữ Điền (田) (ruộng) trên đầu còn thêm tượng hình Thảo (cỏ)(艹) . Đây là cách ám chỉ của người Trung Hoa trong ngôn ngữ, để chỉ nguời Hmong thời đó. Họ là những người giỏi về làm ruộng ở đồng bằng. Cứ bị lấn áp mất ruộng đất bởi người Trung Hoa, họ buộc lòng trở thành những dân cư miền núi cho đến ngày nay. Họ đến cư ngụ những vùng núi có độ cao khắc nghiệt và khó mà tiếp cận. Họ buộc lòng hoà mình với thiên nhiên tìm ra một cách khéo léo cho mỗi môi trường một mô hình nông nghiệp để trồng lúa (các ruộng lúa bậc thang). Nguời Hoa vẫn khinh khi họ, xem họ như dân mọi rợ cho đến nổi trong văn bản của Hoa có sự phân biệt giữa người Hmong chín (shu Miao) và người Hmong sống (sheng Miao), có nghĩa là những Hmong chịu theo họ hay bị đồng hóa và những người Hmong sống bên lề của văn hoá Trung Hoa. Người Hoa có nhiệm vụ biến các người « Hmong sống » thành các người « Hmong chín ». Lịch sữ người Hmong rất phong phú qua các truyền thuyết và hiện thực. Nó cũng là con đường đầy rẫy chông gai, các cuộc xung đột không ngừng với người Hoa từ buổi ban sơ. Chính vì thế lịch sử của họ là lịch sử của một dân tộc chống lại sự áp bức khiến họ thường nổi tiếng là những kẻ hiếu chiến và khó mà đồng hóa. Ở thời kỳ tiền sử, dân tộc Hmong đã sống gần với bộ tộc Hsia (dưới đời nhà Hạ) ở lưu vực của sông Hoàng Hà ở vùng thượng Hà Nam. Cùng tù trưởng Suy Vưu (Chi You), họ đụng độ lần đầu với người Hoa và thua trận ở Trác Lộc với cái chết của Suy Vưu ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) (khoảng chừng 2690 trưc Công Nguyên). Sau đó họ bị đẩy lui đến đồng bằng sông Dương Tử trong địa bàn của dân Bách Việt bởi hoàng đế Hiên Viên và Đại Vũ của người Trung Hoa. Trong các văn bản của nhà Ân và nhà Châu, cũng có nhắc đến các cuộc xung đột với dân tộc Hmong (1121- 256 trước công nguyên). Ở vùng trung lưu của sông Dương Tử, họ giữ một vai trò quang trọng, một thế lực đáng kể trên phương diện chính trị và xã hội ở Sỡ Quốc, một trong ba nước mạnh nhất ở thời Chiến Quốc. Ngoài việc chiêu hồn, người Hmong cùng người nước Sỡ có sự liên hệ mật thiết trên phương diện ngôn ngữ, đời sống, phong tục vân vân …

 img_8504
Dạo đó, dân tộc Hmong cùng dân tộc Lạc Việt và dân Tây Âu (tổ tiên người Thái hiện nay) có một thế lực trọng đại trong dân cư của Sỡ Quốc khiến nước nầy trở thành một thành luỹ kiên cố của dân Bách Việt và dân tộc Hmong chống lại cuộc xâm lăng của người Hoa. Sau khi nước Sỡ bị chinh phục bởi nhà Tần (Tần Thủy Hoàng), người Hmong phải chạy trốn về các vùng núi ờ Qúi Châu, Tứ Xuyên và Vân Nam. Các cuộc xung đột vẫn tiếp diễn dưới triều đại nhà Hán (140- 87 trước công nguyên) và dưới thời Ngũ Đại (907-960 sau công nguyên). Tên Miêu tạm thời được quên đi dưới triều đai nhà Nguyên và sau đó được nhắc đến thường xuyên dưới triều đại nhà Minh. Vì sự gia tăng dân số, người Hoa tiếp tục chiếm đất của người Hmong khiến họ phải di cư và chống lại người Hoa một cách mãnh liệt để bảo vệ ruộng đất. Có nhóm thì dùng vũ khí còn có nhóm thì chạy trốn sang bán đảo Đông Dương nhất là họ sang với ba làn sóng người liên tìếp mà làn sóng quang trọng nhất là lúc có cuộc nổi dậy có liên hệ đến cuộc khởi nghĩa thần bí của nhóm Thái Bình thường được biết dưới cái tên là Thái Bình Thiên Quốc dưới triều đại nhà Thanh từ 1840 đến 1868. Dân tộc Hmong trở thành từ đó một dân tộc thiểu số của Vietnam từ ba thế kỷ.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.