Le tombeau de l’empereur patriote Hàm Nghi (Ngôi Mộ của vua Hàm Nghi)

Version française

Mộ vua Hàm Nghi

Từ lâu cứ mang hoài bão được một lần đến viếng thăm và đốt nhan kính cẩn trước mộ của vua Hàm Nghi nhất là mộ của ông được an táng ở làng Thonac thuộc vùng hành chánh Aquitaine, khu vực Dordogne, tỉnh Sarlat-la-Canéda, huyện Montignac (Pháp Quốc).

Cuối tuần của tháng năm năm 2017, tôi được đến nơi nầy cùng con cháu nhưng lòng ngổn ngang, bùi ngùi khi tìm thấy lại mộ của ông. Không ngờ ngôi mộ nầy đã trải qua bao năm tháng rêu phong vẫn phủ đầy, không có đựợc như hình mình trông thấy ở trên internet. Cảm thấy  xót xa cho một vị vua anh hùng của đất nước bị lưu đày lúc 18 tuổi bỡi thực dân Pháp và chết ờ Alger. Trở về Paris rất buồn bã và bận bịu chuyện nhà cho đến những năm tháng tháng gần đây mới tải hình lên trang nhà hình ảnh lầu đài De Losse mà đươc công chúa Như Mây, trưởng nữ của vua Hàm Nghi mua lại vào ngày 6/8/1930, với giá 450.000 quan. Sau nầy, vì không còn khả năng tài chánh, công chúa Như Mây bán lại cho một người Pháp (1972) rồi lại qua tay một người khác nữa rồi đến ngưới Anh sau cùng vào năm 1999. Nay được nhà nước Pháp xếp hạng lầu đài nầy là di tích văn hoá lịch sử từ năm 1932. Chính nhờ vậy mà hài cốt cua vua được cải táng mang về Pháp ở làng Thonac khi Algérie được độc lập vào năm 1965 và được chôn ở nơi nầy cùng vợ con và bà quản gia.

Nhắc đến vua Hàm Nghi, thì  không thể nào không nhắc lại tiểu sử của vua.  Ông là em trai của vua Kiến Phúc tên là Ưng Lịch được đặt lên ngôi bởi hai quan phụ đại thần nhiếp chính Nguyễn văn TườngTôn Thất Thuyết vào năm 1884 lúc ông được 13 tuổi. Các quan đại thần nầy đã từng giết 3 vua trong thời gian ngắn 1 năm Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc, nghĩ rằng có thể định hướng dễ dàng vua Hàm Nghi  trong công cuộc chống Pháp nhất là với tuổi tác của ngài. Sau cuộc tấn công thất bại ở Mang Cá, nơi mà quân đội Pháp của thống soái De Courcy đóng, vua Hàm Nghi buộc lòng trốn ra ngoài kinh thành và lánh nạn ở Quảng Trị cùng Tôn Thất Thuyết và  Nguyễn văn Tường.  Nhưng vì một lý do nào không được rõ, Nguyễn văn Tường quay đầu  trở về kinh thành. Nhưng qua bốn câu thơ mà ông  để lại truơc tình thế khó khăn nầy thì Tường có ý nói rằng sở dĩ ông không đi theo Thuyết và vua Hàm Nghi vì muốn ở lại để duy trì xã tắc. Vì vua hay vì nước đằng nào đáng khinh hay đáng trọng?

Xe giá ngàn trùng lẫy dặm xanh
Lòng tôi riêng luyến chốn lan đình
Phải chăng phó mặc ngàn  sau luận
Vua, nước đôi đường hỏi trọng khinh?

Sau đó ông nhờ giáo sĩ Caspar để xin yết kiến thống soái De Courcy. Ông còn  khẳng định rằng ông không có tham gia vào cuộc đai chiến ở Mang Cá. Nhưng De Courcy giã vờ tin ông nói thực và còn dùng ông để chiêu dụ vua Hàm Nghi trở về kinh thành. Nhưng sau hai tháng ông không làm tròn nhiệm vụ thì ông bị De Courcy đày ông ra Côn Đảo rồi đi Tahiti khi ông bị bệnh và chết ở Papeete. Còn Tôn Thất Thuyết cùng các con Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp tiếp tục phò tá vua Hàm Nghi trong công cuộc kháng chiến chống Pháp suốt 4 năm trời ròng rã. Ông cuối cùng trốn sang Trung Quốc mong sự giúp đỡ của triều đình nhà Thanh và chết ở nơi nầy vào năm 1913. 

Vua Hàm Nghi đã hai lần xuống chiếu Cần vương, kêu gọi các sĩ phu dân làng nổi đậy từ Bắc đến Nam để đòi độc lập. Các chiếu nầy làm cho lòng dân  phiến động. Ở mọi nơi sự hưởng ứng không hê suy giảm  cũng như ở Hà Tĩnh với Phan Đinh Phùng, Đinh Nho Hạnh, ở Bình Đình thì có Lê Trung Đình, ở Thanh Thủy thì có Đề Đốc Lê Trực, ở  Quảng Bình có Nguyễn Phạm Tuân  vân vân …Tên của Hàm Nghi trở thành vô tình ngọn cờ độc lập dân tộc. Còn ông thì cuộc đấu trânh vẫn còn dù chính quyền thực dân Pháp đã đặt lên ngôi  sau đó vua Đồng Khánh với sự đồng ý của bà thái hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức. Bởi vậy muốn dập tắt các cuộc nổi loạn ở mọi nơi thì phải bắt cho được vua Hàm Nghi vì Hàm Nghi là linh hồn còn các quân phiến loạn Cần vương là thân thể. Nếu linh hồn mất thì thân thể cũng phải tiêu tan tự nhiên. Giữa ông và quân Cần vương, Tôn Thất Đạm là người môi giới.  Ít người có dịp được gần gũi  và biết mặt của vua Hàm Nghi  lắm vì vua Hàm Nghi lúc nào cũng có sự bảo vệ chặt chẽ  của hai đứa con của Tôn Thất Thuyết  (Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp) ở bên cạnh cùng đám quân người Mường của Trương Quang Ngọc, một chủ tể người Mường trên sông Nai tỉnh Quảng Bình.  Ông sống rất kham khổ trong thời gian đấu tranh ở trong rừng.

Cho đến khi bị bắt bởi quân Pháp bởi sư phản bội của Trương Quang Ngọc, ông không bao giờ nhìn nhận ông là vua Hàm Nghi vì đối với ông đây là cái nhục không thể tưởng.  Ông giã vờ không biết các quan chi cả khiến làm chính quyền  thực dân Pháp cũng không biết có đúng người hay không? Chính vì thế họ dùng kế đưa sĩ phu Nguyễn Thuận. Ông nầy dàn dụa nước mắt qùy lạy vua và rung rẩy làm rớt cây gậy.  Lúc đó vua Hàm Nghi đở ông đứng dậy và quỳ trước mặt ông: « Xin đừng, kính thầy ». Ngay lúc đó, ngài nhận ra ngài đã sai lầm khi làm ra điều đó bởi vì Nguyễn Thuận là gia sư của ngài khi ngài còn nhỏ. Ngài không bao giờ hối hận vì cử chỉ này  cả. Đối với ngài, sự tôn trọng gia sư  phải được xem trọng  trước mọi chuyện khác. Nhờ sự công nhận này, chính quyền thực dân đã chắc chắn bắt được vua Hàm Nghi. Sau đó vua bị  lưu đày  năm 18 tuổi sang Algeria. Vua không bao giờ thấy lại Việt Nam. Ngay cả thi thể của vua cũng không được đưa về Việt Nam cho đến ngày hôm nay trước sự từ chối của gia đình mặc dầu có sự đề nghị của chính phủ Vietnam vào năm 2002 nhưng được chôn cất tại làng Thonac ở Sarlat (Dordogne, Pháp) cùng gia đình. Trong thời gian lưu vong ở Alger, ông đã từ bỏ tất cả  mục tiêu chính trị từ năm 1904, ngày mà ông kết hôn với một người phụ nữ Pháp. Đây là những gì cháu gái của ông, Amandine Dabat tiết lộ trong tác phẩm của cô có tựa đề là  Hàm Nghi, hoàng đế lưu vong và nghệ sĩ ở Alger, Nhà xuất bản Đại học Sorbonne, xuất bản ngày 28 tháng 11 năm 2019. Ông tìm được nguồn an ủi trong một niềm đam mê khác, một cách sống khác thông qua nghệ thuật. Ông hay thường gần kề giới nghệ thuật và trí thức trong thời đại của ông  như Marius Reynaud, Auguste Rodin, Judith Gautier vân vân…. Nhờ đó, ông trở thành học trò  của họa sĩ Marius Reynaud và nhà điêu khắc tài hoa Auguste Rodin và cho phép ông vượt qua nỗi đau buồn bất diệt của một vị hoàng đế yêu nước bị lưu đày xa quê hương cho đến khi qua đời.

Château De Losse

Dordogne

Empereur patriote Hàm Nghi

Depuis longtemps, je nourris l’espoir de pouvoir visiter un jour le tombeau de l’empereur exilé Hàm Nghi lorsque je sais qu’il était enterré dans la commune Thonac située dans le département de la Dordogne de la région Nouvelle-Aquitaine. À la fin de la semaine du mois Mai de l’année 2017, j’eus l’occasion d’être dans ce coin avec mes enfants mais j’étais complètement déboussolé et triste quand je trouvai son caveau. Celui-ci continue à être ravagé par la mousse et ne ressemble pas à la photo trouvée  sur internet. Nous sommes tous abasourdis et révoltés face à  l’absence de respect envers Hàm Nghi, un jeune empereur exilé à 18 ans par les colonialistes français et mort à Alger. . De retour à Paris, étant attristé par cette histoire, je n’ai pas assez de temps non plus pour mettre sur mon site les photos de Thonac, en particulier celles du château De Losse dont le propriétaire n’est autre que la fille aînée de l’empereur Hàm Nghi, la princesse Như Mây. Celle-ci a acheté le château en 1930 avec la somme de 450000 francs. À cause du problème financier, elle l’a revendu à un Français puis celui-ci l’a cédé plus tard à la famille anglaise en 1999. Aujourd’hui, ce château est classé monument historique depuis 1932. C’est pour cette raison que les restes de  l’empereur Hàm Nghi furent ramenés en France à Thonac lors de l’indépendance de l’Algérie en 1965 et y furent re-enterrés avec sa famille (son épouse, sa fille aînée Như Mây, son fils unique Minh Đức et sa ménagère). 

Empereur Hàm Nghi

En évoquant le roi Hàm Nghi, on ne peut pas oublier de rappeler sa biographie. Connu sous le nom de Ưng Lịch, il était le petit frère du roi Kiến Phúc. Il  fut mis sur le trône par deux régents Nguyễn văn Tường et Tôn Thất Thuyết  en 1884 lorsqu’il avait 13 ans.  Ayant tué moins d’un an trois rois successifs Dục Đức, Hiệp Hoà et Kiến Phúc, ceux-ci  pensaient qu’avec le jeune âge de Hàm Nghi  ils pourraient orienter facilement sa gouvernance dans une politique destinée à chasser les Français hors du Vietnam. Après l’échec de l’assaut des Vietnamiens contre la garnison française du général  De Courcy à Mang Cá,  le roi Hàm Nghi fut obligé de quitter la citadelle de Huế et se réfugia à Quảng Tri dans le centre du Vietnam. Il fut accompagné par Tôn Thất Thuyết et Nguyễn Văn Tường. Pour une raison inconnue, ce dernier retourna à la citadelle de Huế. Il tenta de donner plus tard son explication à travers son poème dans lequel il reconnut qu’il ne suivit plus Hàm Nghi dans la résistance car pour lui il était préférable de  servir l’état au lieu d’engager la résistance. Pour le roi ou pour l’état vietnamien, le choix était difficile. Il laissa à la génération future de le juger. Il demanda au prêtre Caspar de contacter De Courcy pour avoir une audience et tenta de convaincre ce dernier qu’il ne participa pas au  lancement de cet  assaut avorté. Faisant semblant d’y croire, De Courcy lui proposa d’écrire des missives  pour exhorter Hàm Nghi et ses partisans à retourner à la citadelle de Huế   et lui fixa un ultimatum de deux mois.  Suite à son échec de convaincre Hàm Nghi et Tôn Thất Thuyết, il fut déporté d’abord à l’île Poulo Condor puis à Tahiti pour être soigné à cause de sa maladie et mourut enfin à Papetee. Quant à Tôn Thất Thuyết, il continua à accompagner Hàm Nghi dans la lutte contre les Français avec ses enfants Tôn Thất Đạm et Tôn Thất Thiệp durant les 4 années de résistance. Il finit par partir finalement en Chine pour demander de l’aide des Qing et y mourut en exil en 1913. Le roi Hàm Nghi  demanda deux fois à toutes les forces vives de la nation, en particulier aux lettrés de se soulever contre les autorités coloniales en son nom par le mouvement baptisé « Cần Vương » (ou Aide au roi) du Nord jusqu’au sud pour réclamer l’indépendance. Ce mouvement commença à trouver un écho favorable auprès du peuple. L’ampleur de ce mouvement ne diminua pas et  fut visible partout comme à Hà Tịnh avec Phan Đinh Phùng, Đinh Nho Hạnh, à Bình Định avec Lê Trung Đình, à Thanh Thủy avec l’amiral Lê Trực, à Quảng Bình avec Nguyễn Phạm Tuân  etc…. Le nom du roi Hàm Nghi devint par hasard le porte-drapeau de l’indépendance nationale. Malgré la mise en place de Đồng Khánh sur le trône par les autorités coloniales françaises avec l’approbation de la reine-mère Từ Dũ (mère de l’empereur Tự Đức), le mouvement d’insurrection continua à perdurer encore  tant que le roi Hàm Nghi était encore en vie. Pour éteindre partout l’insurrection, il fallait capturer Hàm Nghi car il représentait  l’âme du peuple tandis que les rebelles faisaient partie du corps de ce peuple. Une fois l’âme du peuple éliminée, le corps disparût d’une manière évidente. Entre Ham Nghi et les rébelles du mouvement Cần Vương, il y avait toujours un intermédiaire qui n’était autre que Tôn Thất Đạm, le fils de Tôn Thất Thuyết. Peu de gens avaient le droit de rapprocher Hàm Nghi  qui était protégé constamment par Tôn Thất Thiệp et quelques gardes du corps Mường de Trương Quang Ngọc. Ce dernier était réputé comme un seigneur local Mường vivant sur les rives du fleuve Nai à Quảng Bình.  Hàm Nghi mena une vie difficile et misérable dans la forêt durant la période de résistance.  À cause de la trahison de Trương Quang Ngọc, il fut capturé en novembre 1888 et ramené à la citadelle de Huế. Silencieux, il réfuta catégoriquement qu’il était le roi Hàm Nghi car pour lui c’était une honte indescriptible. Il continua à rester non seulement impassible mais muet aussi sur son identité devant les interrogatoires incessants de ses geôliers français. Plusieurs mandarins furent envoyés sur place pour identifier si le jeune captif en question était bien le roi Hàm Nghi ou non mais aucun n’arriva à émouvoir ce dernier sauf le vieux lettré Nguyễn Thuận. En voyant le roi qui continuait à faire ce simulacre, celui-ci, les larmes aux yeux, se prosterna devant lui et tremblota en laissant tomber sa canne. Face à l’apparition subite de ce lettré, le roi oublia le rôle qu’il avait joué jusqu’alors  contre ses geôliers, releva ce dernier et s’agenouilla devant lui: « Je vous prie, mon maître ». A ce moment, il se rendit compte qu’il commit un erreur en reconnaissant celui-ci car Nguyễn Thuận fut son précepteur quand il était encore jeune. Il ne regretta jamais ce geste car pour lui, le respect envers son maître passa avant toute autre considération. Grâce à cette reconnaissance, les autorités coloniales furent sûres de capturer bien le roi Hàm Nghi, ce qui leur permit de pacifier le Vietnam avec la disparition du mouvement « Cần Vương » quelques années plus tard. Il fut déporté ensuite en Algérie à l’âge de 18 ans. Il ne revit plus le Vietnam pour toujours. Même ses restes ne sont pas ramenés encore aujourd’hui au Vietnam à cause du refus de sa famille  mais ils furent ré-enterrés au village Thonac à Sarlat (Dordogne, France) lors de la déclaration d’indépendance d’Algérie en 1965 avec sa famille. Durant son exil à Alger, il abandonna tout objectif politique à partir de 1904, date de son mariage avec une Française. C’est ce qu’a révélé sa nièce Amandine Dabat dans son ouvrage intitulé « Hàm Nghi, empereur en exil et artiste à Alger« , Sorbonne Université Presses, paru 28 Novembre 2019. Il trouva son soulagement dans une autre passion, une autre manière de vivre à travers l’art. On le vit côtoyer les milieux artistiques et intellectuels de son époque (Marius Reynaud, Auguste Rodin, Judith Gautier etc…). Grâce à cette fréquentation, il devint l’élève du peintre orientaliste Marius Raynaud et du sculpteur célèbre Auguste Rodin, ce qui lui permit de surmonter  la douleur sempiternelle et la tristesse d’un jeune empereur patriote exilé loin de son pays natal jusqu’à sa mort. 

Référence bibliographique 

Vua Hàm Nghi. Phan Trần Chúc Nhà xuất bản Thuận Hóa 1995.

Ham Nghi – Empereur en exil, artiste à Alger.  Amandine Dabat, Sorbonne Université Presses, Novembre 2019 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.