Vương Quốc Chămpa (Champa)

linyi

Đây là một vương quốc có mặt lâu đời trên bán đảo  Đông Dương, thường  được gọi buổi ban đầu   là Lâm Ấp (192-749)  rồi  sau đó lấy  tên Hoàn Vương (758-859)  và sau cùng với tên Chiêm Thành (988-1471). Cương vực của vương quốc nầy  hiện nay  thuộc về  miền trung Việt Nam từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam. Những tháp chàm  bằng gạch nung màu đỏ sẫm mà thường trông thấy ở miền trung  là tang chứng trầm lặng duy nhất của một nền văn hóa bị  hủy diệt  qua  những dòng  xoáy của lich sử. Dân tộc Chàm chắc chắn là thuộc nhóm chủng tộc  ngữ hệ Nam Đảo, có thể là hậu duệ của những cư dân Sa Huynh cổ và sinh cư vùng ven biển miền trung và miền nam của Việt Nam từ thời kì đồ đá. Ở vào thế kỷ thứ hai, dân tộc thủy thủ nầy  theo Ấn  Độ giáo khi họ có dịp  tiếp xúc với các thương nhân người Ấn.

Một du khách Trung Hoa ở thế kỷ thứ tư có từng mô tả loại người riêng  biệt nầy như sau: mũi thẳng to, tóc thì đen và quăn, thường thấy trong tang  lễ , có hỏa táng dẫn theo tiếng nhịp của trống. Người Chămpa không những họ là những người  thủy thủ xuất sắc mà còn là những người xây cất tuyệt vời và những nông dân khéo léo. Dân tộc Chàm đã thành công trong cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Hán, đựợc độc lập và tự chủ vào đầu thế kỷ thứ năm sau bao nhiêu lần kháng cự lại sự xâm lược của người Trung Hoa.  Thủ đô của họ ở Trà Kiệu (Indrapura), gần thành phố Đà Nẵng ( tỉnh Quảng Nam) từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9.

Nhờ buôn bán  tơ lụa, gia vị và ngà voi với Trung Hoa một mặt  và mặt khác với  Ấn Độ và thế giới Hồi giáo, vương quốc nầy được có một thời thịnh vượng nhưng không được bao lâu với cuộc xâm lấn của người  Chân Lạp (Cao Miên) từ  năm 1145 đến 1147 rồi sau đó bị nằm trong  chính sách bành trướng của giặc Nguyên Mông của Hốt Tất Liệt. Để đối phó sự thôn tính nầy,  dân tộc Chàm  tìm  cách liên minh với Đại Việt để đem lại thắng lợi cuối cùng  trong cuộc tranh chấp nầy. Để tăng cường thêm mối quan hệ hòa hiếu giữa hai đất nước Đại Việt – Chăm Pa và nhận được  hai Châu Ô và Châu Rí  (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên – Huế đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm vật sính lễ ,   Huyền Trân  công chúa của nhà Trần, em của vua Trần  Anh Tôn đựợc đề cử làm vợ của vua chàm tên là Chế Mẫn (Jaya Simhavarman III). Nhưng cuộc liên minh nầy nó quá ngắn ngủi vì người dân Việt không bỏ ý đồ trong cuộc Nam Tiến và chỉ cần một năm sau sau khi hôn lễ,  vào tháng 5 năm 1307, thì quốc vương Chế Mẫn chết. Theo phong tục của nước Chămpa, khi vua chết thì hoàng hậu cũng bị thiêu chết theo. Vua Trần Anh Tông sợ em gái mình bị hại nên lấy cớ điếu tang   sai Thượng Thư Tả Bộc Xa Trần Khắc Chung và An Phủ sứ Đặng Vân sang Chămpa để cướp công chúa Huyền Trân đem về Đại Việt. Từ đó Châu Ô và Châu Lý trở thành một đề tài tranh luận giữa Đại Việt và Chămpa.

Vương quốc Chămpa được một lúc  hưng thịnh cuối cùng  với Chế Bồng Nga (Po Binasuor), một vị vua kiệt xuất  của dân tộc Chămpa đã  bao  lần  xua quân Bắc phạt Đại Việt và  đã vào tận  và cướp bóc  Thăng Long 2 lần (năm  1371 và 1377). Nhưng lần chót xâm lượt Việt Nam vào năm 1389 , ông bị ám sát tử trận  sau khi trúng phải đạn tại trận Hải Triều. Cái chết của ông đánh đấu sự suy vong của dân tộc Chămpa. Vương quốc Chămpa bị sáp nhập vào khoảng năm 1470 dưới triều đại nhà Lê với vua Lê Thánh Tôn.

Ngày nay , dân tộc Chàm thành cộng đồng sống rải rác từ Cao Miên đến Mã Lai và trở thành một nhóm thiểu số của Việtnam ( kém hơn 100.000 người Chàm).

 

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.