Con Lân (La licorne)

Version française

Con Lân (La licorne)

Lân là con linh vật  đứng hàng thứ nhì  trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn giữa  con kỳ lân với con nghê. Đặc điểm để phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Lân thường xuất hiện ở đình, chùa, đền, miếu hay những công trình kiến trúc nghệ thuật. Theo nhà nghiên cứu việt Đinh Hồng Hải thì Lân có nguồn gốc Trung Hoa, một linh vật tưởng tượng ngoại nhập. Thật sự khi gọi kỳ lân, tức là nói đến một cặp: con đực gọi là kỳ và lân là con cái. Khi du nhập vào văn hóa việt  thì  người  Việt quên đi « con kỳ » mà chỉ  kêu là  lân thôi.  Chỉ có những vị quân vương hiền minh mới xứng đáng được trông thấy nó. Ở Sân Đại Triều Nghi trước Điện Thái Hòa của Tử Cấm  Thành  (Huế)  có hai con lân được đặt ở hai góc sân mang ý nghĩa thời thái bình mà còn biểu tượng nhắc nhở đến  sự uy  nghiêm giữa chốn triều đình. Lân còn là con vật tiêu biểu báo điềm lành. Nó  còn có khả  năng  nhận ra  được người hiền lành và kẻ gian trá. Người dân Việt  thường biết nó qua múa lân sư được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay khánh thành cửa hàng mới vì loại thú nầy tượng trưng cho thịnh vượng và hạnh phúc. Còn trong đạo Phật, nó là hiện thân của bát nhã tức là trí tuệ tối cao  hay gíác ngộ.

Version française
La licorne  figure au deuxième rang parmi les quatre animaux sacrés aux pouvoirs surnaturels (dragon, licorne, tortue et phénix). Dans la culture vietnamienne, on  est habitué à confondre souvent la licorne avec le chien-lion (con nghê). La caractéristique permettant de faire la distinction entre  ce dernier et la licorne  se retrouve dans les ongles.  Le chien-lion possède des griffes tandis que  la licorne a des sabots. Les licornes sont visibles  souvent dans les maisons communales, les pagodes, les temples, les sanctuaires ou les œuvres d’art architecturales. Selon le chercheur vietnamien Đinh Hồng Hải, la licorne (ou Lân)  est d’origine chinoise. Il s’agit d’une mascotte imaginaire importée de l’étranger. En fait, lorsqu’on évoque la licorne, on se réfère souvent à un couple d’animaux : le mâle est connu sous le nom « kỳ » tandis que la femelle s’appelle « lân ». Au moment de l’introduction de la licorne dans la culture vietnamienne, on n’a gardé que la femelle (Lân). Seuls les monarques sages sont dignes de pouvoir la voir. Dans l’esplanade des Grands Saluts devant le somptueux palais de la suprême harmonie (Điện Thái Hoà) de la Cité pourpre  interdite (Huế), il y a deux licornes placées dans deux coins différents  pour marquer non seulement  la période de paix mais aussi le caractère hiératique de la cour impériale. La licorne est un animal de bon augure. Elle est capable de discerner la probité  et la malhonnêteté chez un  homme. Les Vietnamiens ont l’habitude de la connaître grâce à la danse de la licorne à l’occasion des fêtes importantes (Le Nouvel An,  la fête de la Mi-Automne, l’inauguration de la nouvelle boutique etc.) car elle est le symbole de la prospérité et du bonheur. Quant au bouddhisme, la licorne est l’incarnation de l’esprit intuitif de la Prajna (l’intelligence suprême ou l’illumination).

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.