Tử Cấm Thành Bắc Kinh (Cité interdite Pékin)

Version française

Tử Cấm Thành Bắc Kinh (Phần 1)
Sau khi đánh bại người cháu Chu Doãn Văn (hay là Kiến Văn Đế)  mà cái chết vẫn còn là một ẩn ngữ cho các sử gia, hoàng đế thứ ba của nhà Minh, Chu Đệ (hay  là Vĩnh Lạc Đế)  quyết định dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh  âu cũng vì lý do chiến lược. Trước mối đe dọa trầm trọng Mông Cổ cho đế chế, ông nghĩ  đây là một giải pháp mau lẹ nhất trong việc  đối phó  với các cuộc đột kích. Ông ủy thác cho  kiến trúc sư  trưởng, thái giám  Nguyễn An gốc Việt,  lo việc xây cất Tử Cấm Thành trên thành phố điêu tàn Khanbalik của nhà Nguyên được dựng bởi Hốt Tất Liệt  vào năm 1267 và được miêu tả bởi Marco Polo trong cuốn sách mang tựa đề là « Bản mô tả thế giới » vào năm 1406 theo một giao thức chỉ định. 200 ngàn công nhân được tuyển dụng trong công tác vĩ đại nầy,  nó kéo dài có 14 năm.

Cố Cung

cite_pekin

Ngoài sự tham gia của  một số lớn các tỉnh trong việc cung cấp vật liệu: đá hoa của Xuzhou (Giang Tô), gạch của Linqing (Sơn Đông),  đá từ các công trường Fangshan và Panshan không cách xa bao nhiêu Bắc Kinh, gỗ làm sườn nhà (nanmu) đến từ Tứ Xuyên, các cột thì ở Qúi Châu và Vân Nam vân vân…., thì còn cần phải sùng tu con kênh lớn hay Đại Vận Hà  có từ thời nhà Tùy. Con kênh nầy rất cần thiết để chuyên chở các vật liệu và các thực phẩm đến kinh đô Bắc Kinh. Từ năm 1420 đến 1911 có tất cả 24 hoàng đế của hai triều đại Minh  Thanh cư trú ở đây.  Vị  hoàng đế cuối cùng  ở cố cung nầy đó là hoàng đế Phố Nghi (Pu Yi ) của nhà Thanh.
   

Có nhiều câu hỏi về việc giữ lại và bảo tồn kinh thành bởi  quân Thanh khi họ cướp được chính quyền ở Trung Hoa vì cho đến giờ nầy , trong truyền thống Trung Hoa thì kẻ chiến thắng thường ủy phá triệt để tất cả cung điện thuộc về các triều đại trước họ. Có thể xem gương của Chu Nguyên Chương còn được gọi là Hồng Vũ Đế.  Ông nầy  đã ra lệnh cho quân lính của ông phá ủy hoàn toàn kinh thành của đại hản ở Bắc Kinh và dời đô về quê quán của ông ở Nam kinh. Không hiểu lý do gì thúc đẩy mà nhà Thanh giữ lại vẹn toàn kinh thành của nhà Minh. Mặc dầu  các hoàng đế nhà Thanh có cố gắng trong việc canh tân  ở  cố cung, xây cất thêm không ít  các cung điện  nhưng cố cung nầy vẫn giữ mãi mãi dấu  ấn của người sáng lập ra nó, đó là hoàng đế  Vĩnh Lạc (Chu Đệ). Một trong ba hoàng đế  nổi tiếng  cùng Hán Vũ ĐếĐuờng Thái Tôn trong lịch sử Trung Hoa,  Chu Đệ phong thái giám  Trình Hoà làm đô đốc  để thống lãnh đội hải thuyền thám hiểm “Tây Dương” mà được kể lại sau nầy bởi bạn đồng hành Mã Hoàng trong quyển sách mang tên là Ying-yai Sheng-lan (Merveille des océans). Lợi dụng sự soán đoạt ngôi của Hồ Qúi Ly, Chu Đệ thôn tính Việt nam vào năm 1400. Không có 10 năm kháng cự  của người dân Việt với Lê Lợi, Việt Nam có thể chắc là một tỉnh lị của Trung Hoa ngày nay cũng như Vân Nam hay Quảng Đông. © Đặng Anh Tuấn


1 Porte du Midi (Ngọ Môn)

2 Tiền Triều (Waichao)

  • Điện Thái Hoà (Taihe)
  • Điện Trung Hoà (Zhonghe) 
  • Điện Bảo Hoà  (Baohe) 

3  Hậu tẩm (Neichao)

  • Cung Càn Thanh (Qianqing)
  • Điên Giao Thái (Jiaotai)
  • Cung Khôn Ninh (Kunning)

4) Six Palais de l’Ouest (Lục viện)

5) Six Palais de l’Est (Luc viện)


Cố cung thật sự là một thành phố  trong một thành và được xây dựng trên vùng đất hình chữ nhật  có chiều dài 960 thước trên 750 thước chiều ngang, cố cung chia ra hai phần: phần phiá trước gọi Tiền triều (waichao) dành cho cuộc sống nghi lễ ( lễ đăng quang, lễ tấn phong  và lễ cưới hoàng gia) còn phần sau được gọi là hậu tẩm dành cho vua và gia đình.  Có 3 điện ở tiền triều [2]: điện Thái Hoà, điện Trung Hòa và điện Bảo Hòa  hợp thành quần thể Tiền Tam Điện án ngữ  và ở hậu tẩm [3] thì có  cung Càn Thanh, điện Giao Thái và cung Khôn Ninh được bao xung quanh mỗi bên ở phiá Đông và phía Tây bởi  6 lục viện [4] [5]. Thường nói cố cung  có Tam Cung Lục viện  là  vậy.

Khi  đến tham quan cố cung, du khách buộc lòng phải đi qua cửa Ngọ Môn. Đây là cửa chính của cố cung.  Một thời, cửa nầy đã từng chứng kiến bao nhiêu lần các nghi lễ có liên quan đến việc xuất binh  hay trở về vinh quan của quân  hoàng gia và  sự công bố một âm lịch mới. Nó là cửa duy nhất  hay nói đúng hơn là một  kiến trúc  hình   chữ U, cao 8 thước và trên đó 5 toà nhà có mái nhà đôi và  có năm cổng  nhưng cổng  giữa chỉ dành cho vua. Quần thể  kiến trúc nầy thường được gọi Lầu Ngũ Phụng vì nó có dáng hình con phụng đấy. Sau  ngọ môn thì có một sân rất rộng mà được con sông giả tạo có nước  vàng óng ánh tên là Neijindhuihe băng qua. Con sông  nầy có 5 cầu được trang trí rất đẹp, cầu ở giữa dành cho hoàng đế. Còn  dọc theo sông,   hai bên bờ thì có  những lan can bằng đá hoa chạm khắc rồng phượng.

Tiền triều được hưởng khí Dương nên các điện nơi nầy thường được  xây cất cao hơn các cung điện ở hậu tẩm nhờ có   môt nền tảng chung khổng lồ  ba bậc  được chạm  bằng đá ngọc thạch  được  tăng cao lên khiến làm nổi bật không những vẻ lộng lẫy của các điện ở tiền triều  mà luôn cả tính chất uy phong lẫm liệt  của khí Dương.   Cũng như ở hậu tẩm thì thụ hưởng khí Âm nên các cung ở đây đều thấp cả  chỉ có  cung Càn Thanh nơi vua  làm việc  và bàn việc triều chính với các quan đại thần  được hưởng khí dương  nên cao hơn hết so với các cung kia. Ở nơi nầy  mới thấy được một  tỷ dụ điển hình đó là Dương trong Âm mà thường nghe nói. Giữa cung Càn Thanh  (Qianqing ) nơi mà vua ở  và  hưởng khí Dương và cung Khôn Ninh, nhà nghỉ của hoàng hậu thụ khí Âm thì có điện Giao Thái (Jiaotai).   Vì được xem là  gạch  nối của hai  cung Càn Thanh và Khôn Ninh , điện Giao Thái  biểu hiện  không những sự hài hòa hoàn hảo  của âm dương   mà còn thể hiện thái bình ở  trong cố cung. Tất cả cung đình ở cố cung đều hướng về phiá Nam để thụ hưởng những lợi ích của khí Dương.

Dựa trên  phong thủy truyền thống của Trung Hoa, cố cung  có ở phiá bắc một cái núi gỉả tạo  Jinshian và vạn lý trường thành để  tránh những  tác động tai hại của khí Âm đến từ phương Bắc (gió lạnh, hung nô, ma qủy vân vân ).  Còn ở phía nam thì nhờ các hố đầy nước và  con sông gỉả tạo có nước vàng óng ánh  (Neijindhuihe)   nên làm lưu thông  được khí (qi) chôn vùi  trong đất  mà  nó khó phân tán được nhờ có những cấp bậc  được tạo ra ở  trên mặt  đất. Đó là cách thức bố trí mà được trông thấy trong việc xây cất  cái nền tảng 3 bậc  cho ba điện dành cho nghi  lễ  ở tiền triều. Nhờ vậy  khí (Qi) được hướng dẫn lên xuống  qua các điện để phá vỡ đi sự đơn điệu  của mặt đất  bằng phẳng và đi đến thượng đỉnh nơi mà có ngôi vua ở Điện Thái Hoà. Vì nối gạch giữa Trời và Đất, vua ngồi  thường  ngó về  hướng nam, sau lưng là hướng  bắc, bên trái là  hướng đông và bên phải là hướng tây. Mỗi phương được bảo trợ bởi một  linh vật:  chim hồng nhạn phiá nam, rùa đen phía bắc, rồng xanh (thanh long) phiá đông và cọp trắng (bạch hổ) phía tây. Ở trần nhà,  nơi  trục đứng  của ngai vàng và trên đầu thiên tử thì có vòm trời  trang trí  vô cùng đẹp được thể hiện qua một ô lõm trong đó có  hai  rồng  vàng chạm khắc đang đùa giỡn với một ngọc trai kếch xù. Chính ở nơi nầy, khi đến tham quan, người du khách tự hỏi có bao nhiêu con rồng được dùng trong việc trang trí của điện nầy vì nơi nào cũng có con linh vật nầy cả. Theo vài tại liệu, thì có tất cả 13844 con rồng đủ loại và đủ tầm vóc khiến  làm nơi nầy có một vẻ long trọng và trang nghiêm chưa bao giờ có ở các điện khác. 

Nằm trên hướng  trục chí ( nam bắc),  cố cung  được trang trí  tuân theo  qui tắc luật  số và   màu sắc.  Việc  chọn lựa các con số Dương ( hay số lẻ)  là việc thông  thường được trông thấy  qua cách  bố  trí  các thần thú  trên các mái hiên  cung điện hoặc là  việc phô trương  hoa mỹ các cửa của cố cung với các đinh màu vàng  hay là số gian   mà  cố  cung có.  

 



Số lượng thần thú    trên  góc mái hiên  của  cung điện  có thể  gồm từ  1 đến 10 . Tùy theo vai trò  quan trọng  quy mô của cung điện  và tùy theo đẳng  cấp  của chủ nhân trong triều đình mà con số  nầy nó  có thể thay đổi. Số lượng thần thú nầy được chỉ định trong bộ sách  ghi chép lại   tất cả  những điển pháp  dưới nhà Thanh  và được biết với cái tên là  Đại Thanh Hội Điển (Da Qing Hui Dian).  Các thần thú   nầy được sắp xếp theo số lẻ  1-3-5-7-9   trên  góc mái hiên    và theo thứ tự rõ ràng như sau:  rồng, phượng, sư tử, thiên mã, hải mã, áp ngư, đấu ngưu, toan nghê, hải trãi và khỉ. Luôn luôn dẩn đầu các thần thú  nầy bởi một vị tiên cởi gà hay phượng thường đựơc gọi là hoàng tử Min. Gần đó có thêm một con thú có sừng đó là con thứ chín của con rồng. Mỗi thần thú biểu hiện  điều lành hay đức tính nên được quý chuộng và sùng bái.Tuy nhiên có một việc ngoài lệ đó là điện Thái Hoà có đến 10  thần thú trên  các góc mái hiên  vì ở nơi nầy hoàng đế  tổ chức các lễ hội quan trọng (như lễ tấn phong, lễ cưới, lễ  sinh nhật, lễ  tất niên vân vân….). Việc sử dụng các con thần thú  nầy cốt yếu là để bảo vệ các cung điện chống lại ma qủy và biểu dương quyền lực và uy thế của hoàng đế. Ngược lại, cung Càn Thanh dù là nơi  hoàng đế làm việc và bàn việc triều chính với quan thần nhưng không có một vai trò quan trọng như điện Thái Hoà nên chỉ có 9 thần thú trên góc mái hiên  mà thôi. Còn cung Khôn Ninh thì tìm thấy  7 thần thú trên góc mái hiên điện vì đây là cung của hoàng hậu  lúc thời nhà Minh. Nhưng nơi nầy cũng là nơi   tế lễ quỷ thần Tát Mãn giáo  phù hợp với địa vị của Âm trong Dương dưới thời nhà Thanh nhất  là nên nhớ trước khi thôn tính Trung Hoa, nhà Thanh vẫn gốc gác người Mãn châu nên vẫn giữ tôn  giáo của họ.[Tử Cấm Thành: Phần 2]

 

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.