Tử Cấm Thành Bắc Kinh: phần 2 (Cité interdite Pékin)

Version française


Cung Càn Thanh  đã bao lần là nơi  chứng kiến các âm mưu, các cuộc ám sát hay phản trắc dưới hai triều đại Minh Thanh. Hơn nữa, sau ngai vàng,  trên tấm bình phong, luôn luôn có treo một bức hoành   mà   hoàng đế Thuận Trị đề tự như sau: Quang minh chính đại. Còn thấy luôn cả lời bình luận  tôn vinh của người kế vị của ông , đó là hoàng đế Khang Hi. Đây là một kết cấu   tuyệt  vời , vượt qua cổ kim, còn  rạng rỡ và vĩnh cửu đáng làm tấm  gương học tập  cho hậu thế. Nhưng khốn  nổi sau  bức hoành nầy có bao nhiêu chuyện xung đột tiềm tàng,   tranh dành quyền hành ở trong  cung.

Trong thời gian 500 năm ngự trị của hai triều đại Minh  Thanh,  có nhiều biến cố đã xảy ra ở trong cung nầy. Trước hết là chuyện của hoàng đế Gia Tĩnh nhà Minh (1507-1567)  nổi tiếng hoang dâm và tàn ác không tả xiết được , súyt nửa bị chết ngạt bởi các cung nữ trong cung.  Lợi dụng ông ngủ say và rửa hận bởi cử chỉ hoang tưởng của ông, các cung nữ toa rập dùng dây  thừng thắt cổ ông trên long sàng.  Nhưng vì bị tố giác bởi một cung nữ trong nhóm với hoàng hậu nên hoàng đế được cứu sống. Các cung nữ đều bị hành quyết  tức khắc  luôn cả bà vương phi sùng ái của hoàng đế.  Rồi sau đó hoàng đế Thái Xương của nhà Minh (1582-1620) được biết dưới tên Chu Thường Lạc  chết đột ngột sau một tháng đăng cơ.  Người ta nghi ông  lạm dụng tình dục hay  bị  đầu độc.   Khiến làm triều đình lâm vào cuộc tranh giành quyền lực .   Vụ nầy được biết duới tên là Án Hồng Hoàn vì trước khi chết đột ngột,  hoàng đế có uống thuốc. Sau cùng hoàng đế áp chót của nhà Minh, con của Minh Quang Tông, Chu Do Hiệu  (1605-1628)  được biết với  niên hiệu  Thiên Hỷ (Tianqi) để  vuớng víu vào vụ Án Di Cung. Lợi dùng tuổ i nhỏ của hoàng đế, một vương phi của cha ông (vua Vạn Lịch),  Lý Tuyên Thi cố tình  thống chế Chu Do Hiệu . Bà cố  tình  ở lại Cung Càn Thanh và yêu cầu hoàng đế phong bà làm thái hậu để bà  có thể  điều hành triều chính.  Trước đòi hỏi và phản đối  mạnh mẽ của các quần thần, vua Thiên Hỷ ( Chu Do Hiệu) hạ chiếu bắt bà rời khỏi cung  và sống ở cung khác bị cháy vài tuần sau. Cuối cùng bà không bị chết  cùng cô con gái. Qua việc nầy , ai cũng nhận thấy có sự nhúng tay của hoàng đế tuy rằng có sự phản đối ở nơi ông.  Các sử gia thường tập hộp lại ba án trên đây dưới cái tên là  Vãn Minh Tam Án.

Dưới triều nhà Thanh,  có hai biến cố quan trọng. Mặc dầu Khang Hi được xem là một ông vua vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa nhưng ông cũng gặp khó khăn trong việc lập thái tử nối ngôi vì có cuộc đấu tranh giành hoàng vị giữa các con của ông. Lúc đầu , ông phong cho Yinreng làm thái tử lúc mới hai tuổi sau đó Khang Hy đổi ý và chọn hoàng tử thứ 14 Dẫn Trinh làm ngưởi thừa kế.  Ông thầm kín  cất giấu  sau lưng bức hoành có bốn chữ  Quang minh chính đại môt cái hộp trong đó có di chiếu  « Truyền vị thập tứ tử  »  có nghĩa nhường ngôi lại cho thế tử thứ 14 vì Dẫn Trinh là hoàng tử được ông yêu chuộng.   Theo  truyền thuyết nói rằng,  khi Khang Hy đau nặng  thì Dẫn Trinh lúc đó đang viễn chinh ở vùng Tân Cương (Xinjiang) thì hoàng tử  Dẫn Chân ( Yingzheng ) lợi dụng thời cơ để lấy cái hộp và sửa chữa « Truyền vị thập tứ tử »  thành  » Truyền vị dư tứ tử  » bằng cách bỏ chữ « thập ». Nhờ vậy Ung Chính trở thành hoàng đế. Theo  bàn luận của người đời, Dẫn Chân còn chạy trốn ra vườn xem bệnh tình của Khang Hy mà trước đó ông có cho Khang Hy uống một bát  canh sâm. Theo các sử gia, Ung Chính có phần  trách nhiệm  trong cái chết đột ngột của Khang Hy  và vẫn tiếp tục là môt nghi vấn, một câu chuyện bàn tán của người đời.  Vừa lên ngôi dưới tên là Ung Chính, ông  liền diệt trừ hay lưu đày tất cả những người  có tiềm năng chống đối .  Sau khi đăng quang, để tránh việc thừa kế mà ông là người  thông hiểu và gian nan  trong cuộc tranh giành quyền lực,  ông  mới thiết lập một phương pháp khéo léo bằng viết chiếu chỉ người thừa kế sau nầy thành hai bản, một bản niêm phong để trong hôp  cất sau bức hoành « Quang Minh chính đại » còn một bản ông mang trong người.  Khi ông lâm chung thì  có thể kiếm di chiếu ở trong hộp và  so sánh với bản ông có trong người thì sẻ nhận ra được người kế thừa hoàng vị .  Như vậy không có sự phản kháng nào cả. Phương pháp lập thái tử vẫn có tác dụng đến đời vua Hàm Phong nhưng vì Hàm Phong chỉ có một đứa con duy nhất  Đồng Trị với Từ Hy hoàng hậu nên phương pháp nầy hết còn hiệu lực. Để củng cố chức vụ nhiếp  chính, Từ Hy thái hậu ủy bỏ phương pháp nầy bằng cách tấn phong lần lượt  những  » hoàng đế con  nít » đó là Quang TựPhố Nghi.

[Tử  Cắm Thành (Bắc Kinh): Phân 3]

 

 

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.