Tử Cấm Thành Bắc Kinh: phần 3
Đóng đinh trên các cửa, truyền thống nầy đã có từ lâu có từ thời nhà Tùy Đường (581-907). Riêng về cố cung thì trên bốn cửa chính thì đều có đóng đinh nhưng ngoài việc nầy, chỉ có ngọ môn thì có thêm năm cổng còn các cửa khác thì chỉ có ba cổng.
Trừ cửa Đông Hoa Môn có 8 hàng ngang 9 hàng dọc đinh màu vàng ( 8*9=72) với con số chẵn (số Dương tức là con số nguyên chia cho 2) , tất cả cửa khác đều có 9 hàng ngang và 9 hàng dọc tức là 9*9=81, nghĩa là với con số Âm (số lẻ). Người Hoa hay dùng số Dương còn người Việt thì đối lại thì trọng con số lẻ (số Âm). Qua việc dùng đinh đống cửa, ngoài chức năng cấu tạo và trang trí, người ta còn nhận thấy nó còn thể hiện khía cạnh trang nghiêm và uy nghi của một chế độ phong kiến của thời đó.
Đinh cửa
Có rất nhiều câu hỏi về sự chọn lựa số Dương trên cửa phía Đông (hay là Đông Hoa Môn). Đây là một nghi vấn mà các sử gia chưa tìm được câu trả lời. Có người nghĩ rằng lúc an táng Gia Khánh Đế và Đạo Quang Đế thì phải mượn cửa nầy để đem đi chôn. Vì thế cửa nầy thường được gọi là Qủi Môn. Có thể đây là sự giải thích hợp tình hợp lý vì với số Âm người qua đời mới về với Âm Phủ. Số lượng đinh đóng trên các cửa được cố định tùy theo chức vụ giai cấp của chủ nhân trong chế độ phong kiến.
Vì thiên tử là con của Thiên Đế (Trời) nên số lượng phòng trong cố cung phải ít hơn số gian nhà mà Trời có trên thiên đình (10.000). Con số nầy là con số Dương và là con số mang tính cách vô tận ở Trung Hoa. Theo cuộc điều tra vào năm 1973 thì có ở cố cung tất cả 8704 phòng (con số Dương).
Riêng về màu vàng, trong Âm Dương Ngũ Hành, thì màu nầy thường được gán với hành Thổ (hay đất) được tọa lạc ở trung tâm trong việc quản lý vạn vật và giám sát bốn phương. Vì là màu của mặt trời ở giữa trưa, màu nầy rực rỡ chỉ thuộc về hoàng đế vì nó biểu hiệu sự kính trọng và che chở của thiên đế. Có tục lệ không được dùng một số màu ở thời kỳ phong kiến: màu đỏ, màu vàng, màu xanh da trời.
Lư hương
Ngược lại dân chúng được dùng: màu đen, màu trắng và màu xám. Bởi vậy không có chi ngạc nhiên khi thấy lại sự trọng dụng hai màu nổi bật nầy: màu đỏ tía và màu vàng trong việc xây cất cung đình ở cố cung. Các vách tường thì màu đỏ tím còn các ngói lưu ly của cung đình thì màu vàng. Nhưng cũng có ngọai lệ đều có liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Đó là cung Wenyuan, nơi có thư viện Hoàng gia. Nơi nầy có mái nhà màu đen. Lửa là một vấn đề lo ngại ở cố cung. Đã bao lần lửa đựợc phát giác ở cố cung. Lần chót có lửa là lúc hoàng đế Quang Tự sắp thành hôn còn một tháng với cô em họ Long Dụ. Đây là điềm báo không tốt cho cuộc hôn nhân. Dựa lấy cớ nầy, thái hậu Từ Hy hành quyết lập tức hai thái giám phụ trách trong việc bố trí các lồng đèn. Bởi vậy màu đen tượng trưng nước, được dùng ở cung Wenyuan trong việc phòng tránh hỏa họan và để bảo vệ các bộ sách ở thư viện. Có những gian nhà ở gần Đông Hoa Môn thì có mái nhà sơn màu xanh vì đây là nơi ở của các hoàng tử. Đấy cũng là màu xanh mà được gán cho phương đông trong ngũ hành.