Sống trẻ
Mặc dù chiến tranh đã tàn phá đất nước này bao nhiêu năm qua, những đứa trẻ Việt vẫn tiếp tục mong muốn khát khao được sống. Ở đất nước này, «Sống trẻ» luôn luôn là một kỳ tích bởi vì điều kiện sinh sống rất cực kỳ khó khăn cũng như thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt nhất là ở các vùng núi miền Bắc và các vùng đất Tây Nguyên. Phải biết chịu đưng được thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên mà còn phải biết tinh ranh và hoà mình sống chung với những sinh vật hoang dã nhất là phải biết khắc phục được chúng. Các thiếu nhi bắt đầu đi làm việc rất « trẻ » ở Việt Nam.
Ngay từ khi còn lúc nhỏ ở các vùng nông thôn, các đứa trẻ biết chăn trâu, thả trâu ăn cỏ trên các bờ đê trong khi các thiếu nữ lo giúp việc nhà. Tuy còn nhỏ tuổi, các thiếu nữ mới sáu, bảy tuổi mà đã biết nấu cơm, bế em trai, cho heo vịt ăn, biết múc nước cho gia súc uống hay là tham gia vào các nghề thủ công của gia đình.
Trong những năm chiến tranh leo thang, các thiếu niên còn có nhiệm vụ đào các hầm hào dọc theo bờ đê để ẩn trốn khi có các máy bay tiến đến gần, sống trong các đường hầm nhầm để tránh khỏi các trận oanh tạc. Các thiếu nữ thì có công việc làm nhiều gấp đôi hơn các thanh niên. Đôi khi các thiếu nữ còn là những nạn nhân đầu tiên bị bán làm nô lệ hoặc làm vợ với giá tiền vài kilô gạo khi chúng không có thể tiếp nuôi gia đình nhiều con vào những năm 1930 và 1940. Cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố xuất bản năm 1930 đã nhắc nhở chúng ta về thực tế này. Nếu ngày nay, tuy cái thói quen này bị cấm, chúng ta vẫn còn thấy một số lượng không ít các cô gái trẻ bán mình trên vỉa hè ở các thành phố lớn. Ở các nơi nầy, mặc dù giáo dục được miễn phí ngày nay, nhiều đứa bé trẻ tuổi, phải đi làm những công việc lặt vặt, bán thuốc lá, bán báo, nhặt túi ni lông, vân vân .. để phụ giúp gia đình. Các điều kiện sinh sống cũng còn tồi tệ. Nhiều thiếu niên xuất thân từ những gia đình nghèo khó vẫn tiếp tục sống trong những căn lều tồi tàn, tăm tối và bẩn thỉu kinh khủng. Có ít nhất 67.000 nhà ổ chuột ở Sàigòn vào cuối năm 1994. Đây là con số mà được chính quyền công bố và báo chí đăng tải. Chúng ta vẫn tìm thấy những cảnh tượng mà được tiểu thuyết gia Khái Hưng miêu tả trong quyển có tựa đề « Đầu Ðường Xó Chợ » với các vỉa hè và các rãnh nước ngổn ngang rác rưới vỏ rau, lá chuối và những mảnh vải vụn trong những xóm nghèo ở các thành phố lớn.
Trước sự thờ ơ của xã hội, tiểu thuyết gia Duyên Anh đã không ngần ngại tố giác sự nghèo khó của những đứa trẻ này trong các tiểu thuyết của ông mà trong đó được nổi tiếng nhất vẫn là quyển có tựa đề « Ngọn đồi của Fanta ». Lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết này, đạo diễn Rachid Bouchareb đã kể lại câu chuyện về những đứa con lai phải trả giá cho sự điên rồ của các người lớn và chiến tranh trong phim có tựa đề tên là « Bụi đời (hay Poussières de vie)» vào năm 1994.
Bất chấp những thiếu thốn trong cuộc sống, các đứa trẻ vẫn thích sống ở đất nước này vì nếu chúng không có được cả núi đồ chơi và quà tặng mà các trẻ em ở phương Tây được có gần đến lễ Noël thì chúng lại có những trò chơi phổ biến, những kỷ niệm của tuổi thơ khó mà quên được. Ở nông thôn, chúng có thể đi câu cá trên cánh đồng lúa và đặt bẫy trong các kênh rạch để bắt tôm cá. Chúng có thể săn bướm và bắt chuồn chuồn bằng cách làm bẫy từ các thanh tre. Có thể trèo cây để tìm tổ chim. Săn dế vẫn là trò chơi yêu thích của hầu hết các đứa trẻ Việt lúc còn bé.
Chia ra từng nhóm, đôi tai mở to lắng nghe tiếng kêu của dế, mắt nhìn chăm chú mọi ngóc ngách, chúng cố gắng xác định vị trí các hang ổ chứa mà từ đó ra tiếng dế gáy. Chúng hay thường làm cho dế chui ra khỏi lỗ bằng cách cho nước vào hay nước tiểu, sau đó nhốt nó trong hộp diêm, làm cho nó gáy với những chiếc lông nhỏ hoặc cho nó uống một chút rượu đế để kích thích nó trong các trận chọi dế.
Ở các thành phố, chúng chơi đá bóng bằng chân trần, ở giữa đường phố. Các trận đấu thường bị gián đoạn bởi những chiếc xe đạp vượt qua. Chúng cũng hay chơi đá cầu trên các đường phố.
Sinh ra trong thời chiến tranh, các đứa trẻ Việt không hề coi thường các trò chơi chiến tranh. Chúng tự làm súng bằng các bìa cứng hoặc gỗ hay chúng chiến đấu bằng kiếm với các nhánh cây. Chúng cũng có thể chơi trò thả diều. Tuổi thơ này, tuổi trẻ này, người Việt nào cũng từng có, kể cả tiểu thuyết gia Marguerite Duras.
Bà không ngần ngại nhớ lại thời thơ ấu ở Đông Dương của mình trong cuốn tiểu thuyết « C ác nơi (Les lieux) »: Tôi và anh trai, chúng tôi ở cả ngày, không phải ở trên cây mà ở trong rừng và trên sông, nơi được gọi là rạch. Đấy là những dòng nước nhỏ này được chảy xuống biển. Chúng tôi không bao giờ mang giày cả, chúng tôi sống một nửa khỏa thân, chúng tôi thường tắm ở sông.
Ở một đất nước mà chiến tranh đã tàn phá quá nhiều với 13 triệu tấn bom và sáu mươi triệu lít chất gây rụng lá được trút xuống, « sống trẻ » trong những năm 60-75 đã là một sự ưu ái của số mệnh. Những đứa trẻ Việt ngày nay không còn biết sợ hãi và căm thù như những đàn anh của họ, nhưng họ vẫn tiếp tục có một tương lai quá bấp bênh.
Mặc dù vậy, trong cái nhìn của họ, lúc nào vẫn luôn luôn có một tia sống mãnh liệt, một tia hi vọng tràn trề. Đấy thường được gọi là “kỳ diệu của tuổi thơ và tuổi trẻ Việt Nam”. Phải sống thời niên thiếu ở đất nước nầy mới có sự quyến luyến, một ấn tượng mãi mãi thấm thía.
Malgré la guerre qui a ravagé ce pays depuis tant d’années, les jeunes vietnamiens continuent à avoir la rage de vivre. Cela étonne énormément ceux qui ne connaissent pas le Vietnam. Dans ce pays, Etre Jeune relève toujours de l’exploit car les conditions de vie sont extrêmement dures et la nature est aussi extrêmement rude et impitoyable, en particulier pour ceux qui vivent dans le Nord et sur les hautes terres du Centre. Il faut savoir résister vaillamment aux intempéries de la nature mais il faut apprendre à vivre aussi avec les créatures sauvages, à ruser, à les combattre.
On commence à travailler très jeune aussi au Vietnam. Dès leur plus jeune âge dans les zones rurales, les garçons gardent les buffles, les font paître sur les diguettes tandis que les filles aident aux travaux de la maison. Très jeunes, à six ou sept ans, elles savent faire cuire du riz, porter leur petit frère, nourrir les cochons et les canards, porter à boire aux animaux familiers ou participer aux travaux artisanaux familiaux. Dans les années où la guerre a pris de l’ampleur, les jeunes étaient chargés aussi de creuser des tranchées le long des diguettes pour s’y jeter à l’approche des avions, vivant dans des souterrains et des tunnels pour échapper aux bombardements. Les filles ont deux fois plus de travaux que les garçons. Ce sont elles qui étaient les premières à être proposées et vendues comme esclaves ou concubines pour quelques kilos de riz lorsqu’on n’arrivait plus à nourrir une famille de plusieurs enfants dans les années 30-40. Le roman de Ngô Tất Tố » Quand la lampe qui s’éteint », paru en 1930, nous rappelle cette réalité. Pour payer un fonctionnaire corrompu, une paysanne était obligée de vendre sa fille pour une piastre. Si de nos jours, cette pratique est interdite, on constate quand même un grand nombre de jeunes filles prostituées sur les trottoirs des grandes villes. Dans ces dernières, malgré l’enseignement gratuit, beaucoup de jeunes, pour pourvoir à la subsistance de leur famille, doivent vaquer à leurs petits boulots, vendre des cigarettes ou des journaux, ramasser des sacs plastique etc … Les conditions de vie sont aussi lamentables. Beaucoup de jeunes issus des familles de traîne-misère et de la guerre continuent à grouiller toujours dans des enchevêtrements de baraques mal consolidés, sombres et affreusement sales.
Il y aurait 67000 taudis à Saigon fin 1994. C’est le chiffre retenu par les autorités et diffusé par la presse. On retrouve encore les scènes décrites par le romancier Khái Hưng dans son ouvrage intitulé Les bas-fonds ( Ðầu Ðường Xó Chợ ) avec des trottoirs et des rigoles encombrés en permanence d’épluchures de légumes, de feuilles de bananiers et des lambeaux de chiffons dans les quartiers pauvres des grandes villes.
Face à l’indifférence de la société, le romancier Duyên Anh n’a pas hésité à dénoncer l’indigence de ces jeunes dans ses romans dont le plus connu reste le best-seller « La Colline des fantômes ». En s’inspirant de ce roman, le réalisateur Rachid Bouchareb a retracé l’histoire des amérasiens qui paient le prix de la folie des adultes et de la guerre dans son film « Poussières de vie » en 1994.
Malgré les carences de la vie, on aime à être jeune dans ce pays car si on n’a pas les montagnes de jouets et de cadeaux qui submergent nos enfants en Occident à l’approche de Noël, on a en revanche des jeux populaires, des souvenirs d’enfance inoubliables. Dans les campagnes, on pouvait aller pêcher dans les rizières et poser les nasses dans les arroyos pour attraper les crevettes et les petits poissons. On pouvait chasser les papillons et les libellules avec des pièges faits avec les tiges de bambou. On pouvait grimper dans les arbres pour chercher des nids d’oiseaux. La chasse aux grillons restait le jeu préféré de la plupart des jeunes vietnamiens.
En se promenant en groupe, les oreilles grandes ouvertes au chant des grillons, les yeux scrutant les moindres recoins, on essayait de repérer les tanières d’où sortait le chant. On avait l’habitude de faire sortir l’insecte de son trou en l’inondant de l’eau ou de ses déjections, puis de l’enfermer dans des boîtes d’allumettes, de le faire chanter avec des petites plumes ou de lui faire boire un peu d’alcool de riz pour l’exciter lors des combats des grillons.
Dans les villes, on jouait au foot avec les pieds nus, au milieu de la rue, les poteaux des buts étant constitués par les vêtements entreposés. Les matchs étaient souvent interrompus par le passage des vélos. On jouait aussi au jeu de volant au pied (ou Ðá Cầu) dans la rue. Le volant de la taille d’une balle de ping-pong était fabriqué avec un bout de tissu enveloppant une pièce de monnaie en zinc.
Nés dans la guerre, les jeunes vietnamiens ne dédaignaient pas les jeux de la guerre. On fabriquait soi-même les fusils en carton ou en bois, on se battait avec des épées en branches. On pouvait jouer aussi aux jeux des cerfs-volants. Cette enfance, cette jeunesse, tous les Vietnamiens l’ont eue même la romancière Marguerite Duras.
Celle-ci n’hésitait pas à rappeler son enfance indochinoise dans son roman Les lieux : Mon frère et moi, on restait partis des journées entières pas dans les arbres mais dans la forêt et sur les rivières, sur ce qu’on appelle les racs (rạch), ces petits torrents qui descendent vers la mer. On ne mettait jamais de souliers, on vivait à moitié nus, on se baignait dans la rivière.
Dans ce pays où la guerre a tant ravagé et où les treize millions de tonnes de bombes et soixante millions de litres de défoliants ont été versés, être jeune dans les années 60-75 était déjà une faveur du destin. Les jeunes du Vietnam actuel ne connaissent plus la peur et la haine de leurs aînés mais ils continuent à avoir un avenir incertain. Malgré cela, dans leur regard, il y a toujours une lueur de la vie intense, une lueur d’espoir. C’est ce qu’on appelle souvent « la magie de l’enfance et de la jeunesse vietnamienne ».
Il faut être jeune dans ce pays pour avoir un tel attachement, une impression toujours poignante.