Hà Giang, vẽ đẹp của miền sơn cước

 


Version française

Nằm ở vùng núi phía Bắc Vietnam, Hà Giang là một tỉnh có nhiều núi rừng, giáp ranh giới vói tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Dân số ở nơi nầy rất thưa, chỉ có khoảng chừng 900.000 người theo điều tra dân số năm 2016. Tuy nhiên chính ở nơi nầy tụ hơp rất nhiều dân tộc thiểu số (22 dân tộc) trong đó đáng kể nhất là người Hmong (hay Miêu) tiếp đó người Tày, người Dao và người Nùng. Đến đây mới thấy được cái đẹp tư nhiên của tạo hóa, cái hùng vĩ của non nước, cái nhọc nhằn, công lao của ông cha ta gìn giữ bờ cõi đất nước trước hiểm họa của người phương bắc. Chính cũng ở nơi nầy mới có cảm xúc nhiều khi lặn lội trèo lên 389 bậc thang ở đỉnh Lũng Cú mà thường được gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) (1700 mét), nơi mà danh tướng Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm dựng lên lúc ban sơ cây cột cờ để khẳng định chủ quyền Vietnam trên mãnh đất nầy. Tuy Hà Giang nó rất còn hoang sơ của miền sơn cước nhưng nó có cái gì thiêng liêng mà không thể diễn tả được khi đến với mãnh đất nầy. Tôi còn nhớ trước ngày đi đến, ai cũng khuyên không nên đi vỉ tuần trước đường xá sạt lở vì bão Sơn Tinh. Có thể nguy hiểm cho tánh mạng và có thể hủy đi lịch trình Hà Giang khiến tôi sẻ mất một tuần ở Vietnam nhưng rồi tôi cũng quyết tâm đi cùng các con cháu. Tôi mới có dịp nhìn thấy được nét đẹp của Hà Giang, đến tham quan cao nguyên đá Đồng Văn mà cơ quan UNESCO chín thức công nhận là Công Viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Vietnam và thứ hai ở Đông Nam Á sau Langkawi (Mã Lai)  vào năm 2010.

Hôm đi, không có gì trở ngại cả, cứ lấy quốc lộ 2 đến Tuyên Quang rồi sau đó đến thành phố Hà Giang nghỉ một đêm ở một khách sạn trong thành phố Hà Giang. Trên đường, có một quán bán nước mía không thấy có ruồi chi cả dù có bã mía rất nhiều trong thùng rác. Thấy vậy tôi,  các con cháu và cháu  tài xế mới mua uống  mỗi người một ly. Hai vợ chồng bán nước mía nầy họ trồng sau vườn các bụi mía. Thât ngon và sạch nhất là ở đất nầy không thấy có  ruồi có lẽ tại khí hậu của rừng núi và dân số quá thưa. Lâu lắm rồi mới uống được một ly nước mía trong sạch chớ bao giờ dám uống mỗi lần vê Việtnam.  Chiều đó  còn được một cặp vợ chồng bạn con dâu mình mời và  đãi một buổi cơm với món ăn đặc trưng ở Hà Giang là lẩu ngựa. Ăn kèm theo rau rừng, mùi vị béo ăn cũng không ngán để làm ấm lại con người khi  không gian thời tiết se lạnh hay mưa rỉ rả trong đêm. Sáng sớm mưa vẫn rơi, tụi nầy tiếp tục hành trình đi Đồng Vạc với quốc lộ 4C, mình hơi lo, cứ nhủ thầm trong lòng, cứ  sương mù xuống nửa lừng đồi thêm mưa rỉ rả  như vầy  thì chuyện chụp hình của mình cũng hỏng chưa nói chuyện sạt lở đất ở giữa đường đi, đôi khi có một  tảng đá to lớn vài tấn nằm bên hông đường. Không có chỉ dẩn rõ ràng chi cả có đi đuợc hay không, cháu tài xế Minh cứ lẳng lặng lái xe. Chính nhờ  sự bình tĩnh cũa Minh và tính tiền định có ở nơi người con Việt mà sự  lo âu của mình cũng dần dần biến mất nhất là có những đọan đường không có mây đen trời lại nắng khiến mình mãi mê chụp hình mà quên tất cả. Nhưng có những đoạn đường quanh co nguy hiểm đến đổi phải sửng sốt đèo nầy qua thì đèo khác tới khiến làm ai cũng mệt  nhất là chỉ có tổng cộng hơn 200 cây số mà 6, 7  tiếng đồng hồ phải mất .  Mệt thì có mệt nhưng với không gian yên tĩnh, con người hiền hòa của vùng sơn cước thì  cũng nên cần có  chớ không như ở Saïgon hay Hànội  cái ồn ào ầm ĩ của tiếng kèn, cái không gian sôi động không ngừng.  Cũng không có trộm cắp như các đô thị khác theo lời kể của cháu tài xế. Cụ thể là gà, vịt, trâu và bò vẫn ngẩn ngơ do dự   từng bước  sang ngang trên quốc lộ mà tất cả xe lớn xe nhỏ phải tránh và dù tụi nó  xa nhà của chủ nhân có cả cây số. Cũng không ai dám cán  chúng nó vì sợ chủ nhân đòi đền gấp  nhiều lần hơn. Dọc theo quốc  lộ,  lúc nào cũng thấy các cánh đồng ngô xanh của dân tộc Hmong. Họ rất giỏi về làm ruộng. Bởi vậy từ thưở nào người Trung Hoa  dùng chữ  tựơng hình điền  thêm trên đầu  chữ  tượng hình thảo (lúa)  ám chỉ nguời Hmong hay Miêu, những người  giỏi về canh tác đấy.  Cũng đúng thôi vì nhìn  trên tản đá chỉ cần một tí đất là  cây ngô có thể chồi ra dễ dàng. Đôi khi dọc theo đường nhìn sâu qua kiến xe có một  hay hai cái nhà của người Hmong nằm cheo leo sườn núi không biết họ xây dưng làm sao và đi thể nào để vào đó.  Cũng có phần  may mắn khi  đến Đồng Văn có một nhà trọ mới sửa ở phố cổ nên tụi nầy được trọ đêm thứ nhì ở  đây. Mưa vẫn rơi tầm tã nên đèn đuốc cũng lờ mờ, không có trông đẹp như Hội An, Phố cổ Hànội. Có lẻ tụi nầy đến giữa tuần nên không có nhộn nhịp như lúc cuối tuần. Sáng ngày thứ ba, tụi nầy mới có dịp ăn điểm tâm ở đây, ăn bánh cuốn trứng  Đồng Văn, đặc sản ở  miền sơn cước. Nó cũng được tráng từ bột gạo và nhân làm từ lợn xay ra, chỉ có khác là thay vì ăn kèm với nước mắm pha chanh đường thì họ dùng với nước hầm (ninh) xương kèm theo hai chiếc giò lụa nhỏ.  Mình chỉ  thấy có một hương vị đặc biệt nhưng vì có mỡ của xuơng nên ăn dễ  ngán lắm. Có lẽ là một cách ăn để ấm lòng và  xua đuổi cái lạnh của rừng Tây Bắc cũng như ở Pháp thường ăn bơ với mùa đông. Sau đó tụi nầy  đi một vòng ở phố cổ Đồng văn, mới có dịp nhìn thấy được cách thức rửa cây lin  mà người Hmong dùng để  dệt vãi  với nước suối trước khi đi tham quan đỉnh Lũng Cú và nhà vua Mèo Vương Chính Đức.  Biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên và cảm xúc không ít với ba ngày ở Hà Giang nhất là có các con cháu bên cạnh, lúc nào cũng trơ lực  trong chuyến đi nầy từ Hà Giang đến Cà Mau, hai cái mốc của đất nước cách xa  1535 cây số.

Cuộc hành trình Hà Giang  theo hình ảnh 

 

L’itinéraire du voyage à travers les photos

Située dans la région montagneuse du Nord Vietnam, Hà Giang est une province partageant la frontière commune avec  la contrée du sud-ouest de la Chine, Yunnan. Sa population est peu dense et estimée à peu près de 900.000 habitants selon la statistique démographique en 2016. Pourtant c’est une région où il y a la concentration importante  des ethnies minoritaires du Vietnam (22 ethnies) parmi lesquelles il faut citer d’abord les Hmongs suivis par les Tày, les Dao et les Nùng. C’est ici qu’on découvre la beauté extraordinaire du Créateur,  la nature grandiose et magnifique du Vietnam fascinant, le labeur et le mérite de nos ancêtres dans l’action de résister à la menace des gens du Nord. C’est ici seulement qu’on ressent une émotion intense lorsqu’on grimpe les 389 marches de l’escalier en pierre de la colline Lũng Cú qu’on est habitué à appeler la « colline du Dragon » à 1700 mètres d’altitude. C’est ici aussi que le général vainqueur  des Song et pacificateur du Chămpa  Lý Thường Kiệt a édifié au début un mât en bois de quelques mètres pour affirmer  avec intransigeance la souveraineté du Vietnam sur ce territoire. Bien que ce dernier ait l’air d’une région montagneuse  sauvage et difficilement pénétrable, il y a quelque chose sacrée que je n’arrive pas à décrire en venant ici. Je rappelle bien que la veille de mon départ, tout le monde m’a recommandé d’abandonner le projet de visiter Hà Giang  car elle a été dévastée la semaine précédente par la tempête « Sơn Tinh ». Cela pourrait provoquer des ennuis pour moi et me faire perdre une semaine de vacances au Vietnam. Malgré cela, je continue à persister dans le dessein d’y aller. J’ai ainsi l’occasion d’admirer le charme irrésistible  de Hà Giang et de visiter le plateau karstique Đồng Văn que la fondation  UNESCO a reconnu comme le deuxième parc géologique de l’Asie du Sud Est après celui de la Malaisie (Langkawi) en 2010.

Nous  n’avons  aucun souci le jour du départ. Nous  n’avons  qu’à prendre la route nationale n°2 pour aller à la ville Tuyên Quang avant de rejoindre ensuite  la ville Hà Giang pour passer la nuit à l’hôtel.  Sur la route, nous avons l’occasion de rencontrer un kiosque  détenu par un couple et spécialisé dans la vente du jus de canne à sucre. Nous constatons  qu’il n’y a pas de mouches aux alentours malgré la présence d’une poubelle remplie de déchets de canne à sucre broyés. Nous pensons que le climat joue un rôle important et la démographie n’est pas importante. Nous sommes tentés, chacun  de prendre un verre de jus de canne à sucre. C’est extrêmement délicieux car jusqu’à ce jour je n’ose pas à le prendre quand je reviens au Vietnam. Le soir  même, nous sommes invités par un couple d’amis de  ma belle-fille Oanh dans un restaurant connu pour sa spécialité locale (lẫu ngựa)(ou fondue vietnamienne de viande de cheval). Accompagné par les légumes de la région montagneuse, ce plat ayant la saveur grasse ne nous dégoûte pas mais il nous réchauffe tellement  lorsque le temps commence à se refroidir et la pluie est sporadique durant toute  la nuit. Le lendemain, la pluie continue à tomber toujours. Malgré cela, nous prenons   la route nationale 4C  en direction de Đồng Văn.  L’inquiétude commence à m’envahir car si le brouillard continue à s’épaissir de plus en plus à mi-hauteur de la colline avec la pluie persistante comme celle de la nuit, l’idée de faire les photos  serait tombée à l’eau sans  évoquer les dégâts causés sur la route par la dernière tempête ( plusieurs  gros bloc de pierre de plusieurs tonnes  étant souvent visibles au bord de la route). Aucune indication n’est fournie pour connaître la praticabilité de la route ou non. Notre chauffeur Minh continue à conduire avec assiduité sans être inquiété par l’absence de l’indication. C’est grâce à son calme et à l’attitude fataliste reçue des Vietnamiens  que mon inquiétude s’estompe au fil de la journée. Sur certains tronçons de la route,  le retour du soleil m’incite  à tout oublier et à me  consacrer entièrement  à  faire des clichés. Par contre il y a des tronçons de route très dangereux et tellement sinueux que cela nous rend tous fatigués. Pour 200 kilomètres de trajet, il faut compter au minimum 6 ou 7 heures de route.    Malgré cela, nous sommes contents d’avoir cet espace tranquille et  les gens gentils et  aimables de la région montagneuse au lieu de retrouver à Saïgon ou à Hanội le bruit incessant des klaxons et l’espace tellement animé et pollué. Selon le chauffeur Minh, il n’y a pas non plus le vol comme on le trouve dans les villes.  Les poulets, les canards,  les buffles ou les bœufs hésitant dans leur marche peinent à  traverser la route sans que leur propriétaire s’inquiète de les perdre même s’ils sont loin de leur enclos. Personne n’aime à les écraser car il faut payer  un prix très fort au propriétaire. Sur le bord de la route, on trouve souvent les champs de maïs des Hmong. Ils sont experts dans le domaine de la culture. C’est pourquoi les Chinois se servent depuis longtemps du pictogramme  điền   (champ) au dessus duquel est ajouté  le pictogramme thảo  (riz paddy) pour désigner les Hmong  (ou Miêu), les gens doués pour la culture du sol. C’est ce que nous constatons en découvrant de près sur une roche garnie d’une  petite motte de terre l’apparition d’une plante de maïs. Parfois à travers la vitrine de la voiture, nous  découvrons au loin  une ou deux maisons des Hmong perchées  sur le flanc de la montagne. On se demande comment arrivent-ils à les construire et à y accéder? Nous avons la chance de passer la deuxième nuit  à Đồng Văn  dans un homestay récemment rénové au centre de la vieille ville. La pluie continue à tomber le soir. C’est pourquoi aucune attraction n’a lieu et les lampions sont clairsemés par rapport à ceux de Hội An et de la vieille ville de Hànội. Du fait que nous sommes arrivés au milieu de la semaine, nous ne trouvons aucune   animation organisée fréquemment  en fin de la semaine. Le matin du  troisième jour, pour prendre le petit déjeuner,  nous cherchons de bonne heure un restaurant spécialisé dans la préparation d’une crêpe à l’œuf (bánh cuốn trứng)  typique de Đồng Văn. Étant une spécialité de la région montagneuse, cette crêpe  est faite à partir de la farine de riz et de la viande hachée et se déguste  en la trempant  dans une sauce mijotée à petit feu avec des os de porc et accompagnée toujours par deux petits morceaux de pâté de viande.  Ce plat a une saveur particulière mais à cause de la consistance graisseuse de la sauce, il est difficile de renouveler l’envie.   C’est peut-être la façon de se réchauffer et d’évacuer le froid provenant de la forêt Nord-Ouest comme en France  on est habitué à manger du beurre en hiver. Nous allons faire ensuite un tour à Đồng Văn. Nous avons l’occasion de voir la façon des Hmongs de laver  le lin avant de s’en servir pour le tissage de leurs vêtements avec l’eau de source. Puis    nous visitons  la colline Lũng Cú et le palais fortifié du roi des Hmongs Vương Chính Đức. J’ai tellement des souvenirs et des moments d’émotion intense qu’il est difficile de remémorer pour ces trois jours de visite à Ha Giang en  compagnie de  mes enfants et de mon petit-fils qui ne cessent pas de me soutenir dans ce projet depuis le début jusqu’à la fin de ce voyage inoubliable. (de Hà Giang jusqu’à la pointe de Cà Mau, 1535 km à parcourir).
Paris 28/08/2018

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.