Lưu đày
Lưu đày đôi khi đối với những người nhanh nhẹn và nhạy cảm là một nhục hình tàn nhẫn hơn nhiều so với cái chết. Tiểu thuyết gia Staël đã nói không sai như vậy. Lưu đày chỉ là phương sách cuối cùng mà người Việt không còn khả năng sống tự do theo sự hiểu biết của họ hoặc khi cảm thấy thất vọng hay bất lực như ông tướng về hưu mà được nhà văn tài ba Nguyễn Huy Thiệp miêu tả ở một đất nước dành lại được từ thế lực ngoại bang sau bao nhiêu năm nỗ lực và hy sinh để chìm vào tự thuộc địa hoá mình.
Lưu đày nó không chỉ là sự khởi đầu của một cuộc sống mới mà nó còn là sự khởi đầu của một niềm hy vọng mới. Đôi khi nó còn là một sự an toàn nhất để bảo vệ bản thân để tránh khỏi mọi mối đe dọa và ngờ vực.
Đây là trường hợp của quận công Nguyễn Hoàng. Ông là người chiến thắng chống lại quân nhà Mạc và trở thành sau vài năm mối lo ngại cho người anh rể Trịnh Kiểm vào cuối năm 1554. Để tự mình độc chiếm quyền lực, Trịnh Kiểm không ngần ngại loại trừ Nguyễn Uông, em của Nguyễn Hoàng.
Trước ý đồ thâm độc này, Nguyễn Hoàng lo lắng và cùng quẫn nên đã bí mật cử sứ giả đến gặp sĩ phu lừng lẫy thời bấy giờ là Nguyễn Bỉnh Khiêm mà được xem là nhà tiên tri Việt nam của chúng ta để có được lời khuyên dạy của ông.
Khi đến nơi ẩn cư Bạch Vân am, sứ giả đặt một trăm lượng vàng trước mặt Nguyễn Bỉnh Khiêm và cầu xin ông ta cho lời khuyên bảo. Nhưng ông vẫn tiếp tục thản nhiên.
Chỉ đến cuối cuộc hội kiến, ông ta mới đứng dậy chống gậy và đi ra vườn. Sau đó, nhìn một cách ngưỡng mộ vào một ngọn núi nhân tạo được thu nhỏ và trang trí có đến hàng chục viên sỏi chằng chịt mà trên đó có vài con kiến đang leo lên, ông ta mới bắt đầu nói:
Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân
Một dãy Hoành Sơn có thể dung thân được ở đó.
Sứ thần báo cáo lại cho Nguyễn Hoàng những điều mà nhà bác học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói. Có được ý tưởng sáng suốt này, ông ta giả điên và nhờ chị gái là Ngọc Bảo, người mà được Trịnh Kiểm yêu thích, can thiệp vào để ông được cử ra làm tổng đốc phủ Thuận Hóa-Quảng Nam, được biết là khu vực bệnh hoạn và nguy hiểm nhất mà cũng là nơi sinh sống của những kẻ man rợ và các loài động vật hoang dã.
Nhưng cũng chính ở tại đây, quân nhà Mạc vẫn tiếp tục chiến đấu. Xảo quyệt, Trịnh Kiểm chấp nhận lời thỉnh cầu này không chút do dự vì ông nắm lấy cơ hội này không chỉ diệt trừ được Nguyễn Hoàng qua trung gian của quân nhà Mạc mà còn khẳng định được danh chính ngôn thuận của ông trước những người ủng hộ cha vợ của ông đã qua đời đó là tướng Nguyễn Kim.
Nhờ xảo kế này, Nguyễn Hoàng đã cứu được gia đình và sau này lập ra triều đại 9 đời chúa Nguyễn ở phương Nam, để cho một người con cháu của ông là Nguyễn Ánh (hay vua Gia Long) bắt đầu cuộc nam tiến và lập ra sau này triều đại nhà Nguyễn.Ngay cả Nguyễn Ánh cũng phải lưu vong mấy năm ở Vọng Các(Thái Lan) trước khi giành lại được ngai vàng. L ưu đày không phải lúc nào cũng là xứ c ực l ạc (Eldorado) như người ta vẫn c òn tin ngày nay ở Việt Nam, mà đôi khi lưu đày đấy là khởi đầu của một cuộc phiêu lưu đầy hiểm nguy và một cơn ác mộng khủng khiếp bất tận. Hơn 200.000 thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mạng trong cuộc phiêu lưu này ở biển Đông và bởi hải tặc Thái Lan trong những năm đầu tiên khi Sàigòn thất thủ (1975). Có những người khác thì còn sống nhưng tiếp tục bị nhốt làm tù nhân trong các trại ở Thái Lan, Mã Lai hoặc Nam Dương trong những năm 1990. Lưu đày cũng là sự khởi đầu của một thời kỳ bị biệt xứ lâu dài, kết thúc sự thăng trầm của quốc gia và một cuộc trải nghiệm sống.
Đây là trường hợp của vua Hàm Nghi. Sau ba năm đấu tranh ở vùng rừng núi Quảng Bình, ông ta bị bắt sống vào ngày 1 tháng 11 năm 1888 sau sự phản bội của một tù trưởng Trương Quang Ngọc. Dù ông bị bắt, ông ta vẫn tiếp tục gây ra sự nghi ngờ cho chính quyền thuộc địa vì họ thấy trước mặt họ là một cậu bé 18 tuổi, chiều cao trung bình, dáng đi rất mảnh khảnh và nhất là có học vấn, điều này mâu thuẫn với thực tế rằng Hàm Nghi theo tin đồn, là một nhân vật tầm thường và thô lỗ được quan nhiếp chính Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi.
Không hề có dấu hiệu yếu đuối và mệt mỏi trên khuôn mặt dù ông đã trải qua 3 năm bị lùng bắt, khổ sở và đói khát ở các vùng núi này. Ông ta tiếp tục không chỉ thản nhiên mà còn im lặng về danh tính của mình khi ông đối mặt với những cuộc thẩm vấn không ngừng của những người cai ngục.
Một số quan lại được cử đến tại chỗ để xác định xem người trẻ tuổi bị bắt có phải là vua Hàm Nghi hay không nhưng không ai có thể lay chuyển được ông, ngoại trừ sĩ phu già Nguyễn Thuận.
Nhìn thấy vua tiếp tục giả vờ như vậy, ông nầy rơm rớm nước mắt, bỏ gậy xuống và quỳ trước mặt vua.
Đối mặt sự xuất hiện đột ngột của sĩ phu này, nhà vua quên mất vai trò của mình đối với những người cai ngục, lại đỡ dậy ông nầy và quỳ xuống trước mặt ông ta mà nói: Xin thầy đừng vậy.
Ngay lúc đó, vua nhận ra mình đã sai lầm khi nhận ra điều này vì Nguyễn Thuận là gia sư của ngài khi ngài còn nhỏ. Ngài không bao giờ hối hận về cử chỉ này vì đối với ngài, sự kính trọng thầy của mình được xem là quan trọng hơn trước mọi việc khác.
Nhờ sự công nhận này, chính quyền thực dân đã chắc chắn bắt được vua Hàm Nghi, từ đó họ mới bình định được Việt Nam. Về phần vua Hàm Nghi, ngài bị trục xuất lúc năm 18 tuổi sang Algerie. Ngài vĩnh viễn không thấy lại Việt Nam. Thậm chí, thi hài của ngài không được đưa về Việt Nam mà được an táng hiện nay tại Sarlat (Dordogne, Pháp)
Sự gắn bó của mỗi người Việt với quê hương đất nước sâu đậm đến nỗi không thể ai không nghĩ đến một ngày được trở về Việt Nam và chết ở nơi đó.
Lưu đày chỉ là một giai đoạn nhất thời của cuộc đời nhưng nó không bao giờ là sự kết thúc ở bản thân cả.
L’exil est quelquefois pour les caractères vifs et sensibles un supplice beaucoup plus cruel que la mort. La romancière Staël a raison de le dire ainsi. L’exil n’est que l’ultime recours envisagé par le Vietnamien quand il n’a plus la possibilité de vivre librement à sa connaissance ou il se sent frustré ou impuissant comme le général à la retraite du romancier talentueux Nguyễn Huy Thiệp dans un pays arraché aux pouvoirs étrangers après tant d’années d’efforts et de sacrifices pour choir dans une morne auto-colonisation. L’exil est non seulement le commencement d’une nouvelle vie mais c’est aussi le début d’un nouvel espoir. Quelquefois, il est le moyen le plus sûr pour se mettre à l’abri de toute menace et de tout soupçon. C’est le cas du duc Nguyễn Hoàng. Celui-ci, qui en quelques années sortira victorieux de plusieurs batailles éclatantes contre les Mạc, devint un sujet d’inquiétude pour son beau-frère Trịnh Kiểm vers la fin de l’année 1554. Pour accaparer à lui tout seul le pouvoir, ce dernier n’hésita pas à éliminer Nguyễn Uông, le frère de Nguyễn Hoàng.
Face à cette intention malveillante, Nguyễn Hoàng, inquiet et désemparé fut obligé d’envoyer secrètement un émissaire auprès du lettré illustre de ce temps, Nguyễn Bỉnh Khiêm, notre Nostradamus vietnamien pour lui demander ses conseils. Arrivé sur le lieu de sa retraite Bạch Vân am, l’émissaire déposa une centaine de taëls d’or devant ce lettré et le supplia de lui donner des conseils. Mais le lettré continua à rester impassible. Seulement vers la fin de l’entrevue, il se releva avec sa canne et se dirigea vers le jardin. Puis en regardant admirablement une montagne artificielle décorative en miniature constituée d’une douzaine de cailloux enchevêtrés et sur laquelle quelques fourmis continuaient à grimper, il commença à dire:
Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân
Một dãy Hoành Sơn có thể dung thân được ở đó.
On peut trouver le refuge du côté de la Cordillère Annamitique.
L’émissaire rapporta à Nguyễn Hoàng ce qu’avait dit le lettré Nguyễn Bỉnh Khiêm. Saisi par cette idée géniale, il fit semblant d’être atteint par la folie et demanda à sa soeur, Ngọc Bảo, la favorite de Trịnh Kiểm d’intervenir auprès de ce dernier pour qu’il fût envoyé sur le champ comme gouverneur de la province Thuận Hóa- Quảng Nam, connue comme le coin le plus insalubre et dangereux, habité par les barbares et infesté de fauves. Mais c’était aussi ici que les troupes des Mạc continuaient à guerroyer. Machiavélique, Trịnh Kiểm accepta cette requête sans hésitation car il se saisit de cette occasion pour liquider non seulement Nguyễn Hoàng par l’intermédiaire des Mạc mais pour asseoir également sa légitimité face aux partisans de son beau-père décédé, le général Nguyễn Kim. Grâce à ce stratagème, Nguyễn Hoàng arriva à sauver sa famille et fonda plus tard la dynastie de neuf seigneurs Nguyễn au Sud, ce qui permit à l’un de ses descendants de nom Nguyễn Ánh (ou Gia Long) d’entamer la longue marche vers le Sud et de fonder plus tard la dynastie des Nguyễn.
De même, Nguyễn Ánh dut passer plusieurs années en exil à Bangkok (Thaïlande) avant de pouvoir reconquérir le trône. L’exil n’est pas toujours l’Eldorado comme on continue à le croire encore aujourd’hui au Vietnam mais il arrive des fois que l’exil est le début d’une aventure périlleuse et d’un cauchemar effroyable sans fin. Plus de 200.000 de boat-people vietnamiens ont péri dans cette aventure à la merci de la mer de l’Est et des pirates thaïlandais durant les premières années de la chute de Saïgon (1975). D’autres qui arrivèrent à s’en sortir vivants continuèrent à être parqués comme des prisonniers dans des camps en Thaïlande, Malaisie ou Indonésie durant les années 90. L’exil est aussi le début d’un long bannissement, la fin d’un sursaut national et d’une expérience vécue.
C’est le cas du roi Hàm Nghi. Après trois années de lutte dans les régions montagneuses du Quảng Bình, il fut capturé vivant le 1er novembre 1888 à la suite de la trahison d’un chef Mường Trương Quang Ngọc. Malgré sa capture, il continua à alimenter le doute parmi les autorités coloniales car elles trouvèrent en face d’elles un jeune garçon âgé de 18 ans, de taille moyenne, si svelte dans sa démarche et si cultivé surtout, ce qui contredit le fait que selon les rumeurs, Hàm Nghi fut un personnage vulgaire et grossier placé sur le trône par le régent Tôn Thất Thuyết.
Hàm Nghi
Aucun signe de faiblesse et de fatigue n’apparut sur son visage malgré ses trois années de traque, de misère et de faim dans ces régions montagneuses. Il continua à rester non seulement impassible mais muet aussi sur son identité devant les interrogatoires incessants de ses geôliers. Plusieurs mandarins furent envoyés sur place pour identifier si le jeune captif en question était bien le roi Hàm Nghi ou non mais aucun n’arriva à émouvoir ce dernier sauf le vieux lettré Nguyễn Thuận.
En voyant le roi qui continua à faire ce simulacre, celui-ci, les larmes aux yeux, se prosterna devant lui en laissant tomber sa canne. Face à l’apparition subite de ce lettré, le roi oublia le rôle qu’il avait joué contre ses geôliers, releva ce dernier et s’agenouilla devant lui: « Je vous prie, mon maître « . A ce moment, il se rendit compte qu’il commit un erreur en reconnaissant celui-ci car Nguyễn Thuận était son précepteur quand il était encore jeune. Il ne regretta jamais ce geste car pour lui, le respect envers son maître passait avant toute autre considération. Grâce à cette reconnaissance, les autorités coloniales étaient sûres de capturer bien le roi Hàm Nghi, ce qui leur permit de pacifier le Vietnam. Quant au roi Hàm Nghi, il fut déporté à l’âge de 18 ans en Algérie. Il ne revit plus le Vietnam pour toujours. Même son corps ne fut pas ramené au Vietnam mais il fut enterré à Sarlat (Dordogne, France).
L’attachement de tout Vietnamien à sa terre natale est si profond qu’il est impossible pour lui de ne pas penser à retourner un jour au Vietnam et à y mourir.
L’exil n’est qu’une période transitoire de sa vie
mais il ne constitue jamais une fin en soi.