Art de vivre propre à la japonaise (lối sống sạch của người Nhật)

Version française

Lối sống siêu sạch của người Nhật
L’art de vivre « propre » à la japonaise.

Đến xứ mặt trời mọc, mình rất bỡ ngỡ ngày đầu khi khám phá được lối sống siêu sạch của người Nhật. Mới đến phi trường thì mình đã nhận thấy dọc theo hành lang ra cổng có rất nhiều phòng vệ sinh. Lên xe ca thì mỗi du khách phải quản lí rác của mình cho đến ngày trở ra phi trường chớ tài xế không có dọn cho đâu, đó là lời nói của HDV Ngọc Anh nói với đoàn mình ngày đầu trên đường về khách sạn. Từ phi trường đến khách sạn rồi trong những ngày tiếp đi tham quan mọi nơi thì nhận thẩy ở đâu cũng sạch luôn cả phòng vệ sinh. Đến nơi nào như nhà hàng, chuyện đầu tiên phải làm là cổi giày để trước cửa hay bỏ trong tủ. Họ rất sạch sẻ từ trang phục đến giày. Khi có mưa, họ chuẩn bị túi nylon để bạn gói dù ướt lại và để tránh nước mưa nhỏ trên nền đất. Thùng rác ở công cộng được chia ra nhiều loại chẳng hạn như chai nước vứt đi cũng phải bỏ vào 3 thùng rác khác nhau: nút chai, vỏ chai và nhãn giấy trên chai nước. Tại sao họ sạch đến thế ? Sỡ dĩ họ được như vậy vì họ có một thói quen từ thưở nhỏ lúc còn là học sinh tiểu học hay cấp hai ở trường. Họ có một môn học gọi là « Kỷ năng lao động » khiến họ có trách nhiệm làm sạch nơi mình dùng. Họ rất nhạy cảm về hình ảnh của họ trong mắt người khác. Họ còn được giáo huẩn để biết tôn trọng tài sản của người khác mà muốn được thế, họ phải có lòng tự trọng ở bản thân họ. Họ không bao giờ ăn xin dù họ nghèo, vô gia cư, nằm ngủ trong hầm điện métro. Mình cho tiền thì họ lấy. Họ không bao giờ đòi hay nhận tiền bo ở nhà hàng vì họ xem đó là nhiệm vụ họ phải hoàn thành mà thôi. Họ rất tự hào về họ, về dân tộc của họ. Việc cội rửa bụi bẩn ở tinh thần cũng như ở thể chất là những việc hằng ngày mà họ phải làm thôi. Họ xem đây là một thể thức rèn luyện, tu tập mà họ phải cố gắng cũng như thiền định vậy. Cũng nên nhớ là trước khi Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản thì người dân Nhật đã theo Thần đạo mà trong đạo nầy có nghi lễ thanh tẩy trước khi vào đền Thần đạo. Bỡi vậy họ phải cần đảm bảo sạch sẻ và tinh khiết để có được một tâm hồn lẫn tâm trí thanh tịnh. Có vậy mới bày tỏ được lòng thành kính với Thần. Đấy là những lý do khiến lối sống của người dân Nhật quá siêu sạch và quá thanh tao. Đây là một ấn tượng để lại cho mình lúc đầu sự bỡ ngỡ rồi sau đó sự khâm phục trong thời gian ở xứ Phù Tang

Version française

En débarquant au Japon, je suis un peu déboussolé et étonné le premier jour par le fait de découvrir l’art de vivre « super propre » des Japonais. Je m’aperçois qu’il y a pas mal de toilettes mises à la disposition des touristes tout le long du couloir de l’aéroport. Dans le car qui nous ramène à l’hôtel, chacun de notre groupe doit gérer jusqu’au jour de notre départ, les ordures avec le sac en nylon distribué. C’est ce que le guide vietnamien Ngọc Anh nous dit tout de suite car pour lui, le chauffeur du car ne le fait pas. Ce n’est pas sa mission. Il faut rendre propre le car à son état initial. Du premier jour jusqu’au dernier jour de mon voyage, la propreté est visible partout y comprises les toilettes publiques.(dans la gare du métro par exemple). Arrivé dans n’importe quel restaurant, la première chose à faire est d’enlever les chaussures et de les ranger soit dans un casier à chaussures soit à l’entrée de l’établissement. Les Japonais aiment s’habiller de la manière la plus propre et simple. En cas de pluie, ils distribuent à chacun de leurs clients un sac en nylon pour couvrir son parapluie mouillé et éviter le trempage de l’eau sur le plancher de leur boutique. Les poubelles urbaines publiques sont divisées en plusieurs catégories. En prenant l’exemple de la bouteille en plastique, il faut effectuer le rangement en trois poubelles différentes: la première réservée à son bouchon, la deuxième pour sa marque collée en papier et la dernière pour la bouteille elle-même. Pour quelle raison sont-ils si propres ? Ils le sont ainsi car ils ont cette habitude dès leur jeune âge à l’école primaire. Ils ont une matière intitulée « la compétence dans le travail » à apprendre, ce qui les oblige à avoir la responsabilité de rendre propre l’endroit où ils travaillent. Ils sont tellement susceptibles d’être mal vus dans le regard des autres. Ils sont éduqués de manière à respecter le bien d’autrui mais pour cela il faut qu’ils s’engagent à se respecter eux-mêmes. Ils ne mendient pas même s’ils sont pauvres, sans domicile et se traînent dans le métro, c’est ce que je constate moi-même. Ils ne sollicitent pas le pourboire dans les restaurants car pour eux, c’est une mission à accomplir, une manière de reconnaître leur valeur et leur compétence dans le travail. Ils sont très fiers d’eux et de leur pays.

Le fait de se purifier l’esprit ou le corps est le travail journalier qu’ils tentent d’assumer tout simplement. Ils le prennent comme une façon importante de se corriger et de se perfectionner avec effort et patience comme la méditation. Il faut rappeler qu’avant l’implantation du bouddhisme au Japon, les Japonais ont eu le shintoïsme. Dans cette religion locale, il y a le rite de purification avant de visiter le jinja (le temple où réside la divinité shintoïste). Le visiteur doit s’assurer qu’il est « propre » et « pur » afin d’avoir une âme et un esprit calme et serein. Cela lui permet de montrer son respect envers la divinité. Ce sont les raisons expliquant leur art de vivre « propre ». Cela me laisse pantois d’étonnement et d’admiration durant mon séjour au Japon.