Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Cuộc hành trình Nhật Bản (ngày thứ ba)

Ngày thứ ba , mình cùng các du khách trong đoàn được đi tham quan núi Phú Sĩ. Núi nầy có độ cao 3776 thước được xem là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản. Đến đất nước Nhật Bản mà không có đến tham quan núi Phú Sĩ thì là một điều đáng tiếc vì nó không những là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc mà còn là một di sản văn hóa thế giới. Hình tượng núi Phú Sĩ rất thanh nhã, thay đổi theo mùa và theo thời điểm trong ngày khiến nó trở thành một chủ đề ưa thích của nhiều họa sĩ trứ danh Nhật ở thế kỉ 19: K. Hosukai (1760-1849) với « 36 cảnh núi Phú Sĩ », A. Hiroshige (1797-1858) với «Năm mươi ba trạm dừng của Tokaido». Núi Phú Sĩ vẫn được xem từ lâu là một đỉnh núi thiêng liêng vì theo Nhật Bản thư kỷ, núi nầy là nơi ở của nữ thần Konohanasakuya-hime, vợ của thần Ninigi-no-Mikoto, cháu nội của nữ thần mặt trời Amaterasu. Bởi vậy phụ nữ không được phép leo lên núi cho tới năm 1868. Ngày nay số lựợng người leo núi để giải trí nhiều hơn số lượng người leo núi hành hương. Phú Sĩ không phải là một chóp núi nhọn mà nó là miệng núi lửa. Nó vẫn hoạt động và lần cuối cùng nó phun trào vào năm 1707 của thời kỳ Edo. Vì thế khu vực xung quanh núi toàn thấy tro bụi núi lửa và có cả 5 hồ nước do núi lửa tạo thành: hồ Motosu, hồ Shoji, hồ Kawaguchi, hồ Yamanaka và hồ Sai.

Version française

Le mont Fuji
Le troisième jour du voyage au Japon, notre groupe a eu l’occasion de visiter le mont Fuji. Étant haut de 3776 mètres, celui-ci est considéré comme la montagne la plus élevée au Japon. Il est regrettable de ne pas le visiter car il est non seulement l’emblème célèbre du pays au Soleil-Levant mais aussi le patrimoine mondial culturel de l’UNESCO. Ce mont ne manque pas de charme et ne cesse pas de modifier son image en fonction des saisons et des moments de la journée. C’est pour cela qu’il devient le thème préféré des dessinateurs japonais célèbres du 19 ème siècle à l’époque Edo: K. Hosukai (1760-1849) dans la série de « 36 vues du mont Fuji », A. Hiroshige (1760-1849) dans la série d’estampes intitulée « Les 53 stations de Tokaido ». Depuis longtemps, le mont Fuji revêt un caractère sacré car selon les annales chroniques du Japon (Nihon shoki), le mont Fuji est le lieu de résidence d’une kami japonaise de nom Konohanasakuya-hime, l’épouse du petit-fils Ninigi-no-Mikoto de la déesse du soleil Amaterasu. C’est pour cette raison que l’ascension était interdite aux femmes jusqu’à l’année 1868. Aujourd’hui le nombre de randonneurs est plus important que celui des pèlerins grimpeurs. Le sommet de Fuji est en fait un cratère volcanique. Il continue à être actif mais sa dernière éruption a eu lieu en 1707 à l’époque Edo. Autour de ce mont, on ne trouve que des poussières volcaniques et 5 lacs que l’éruption a crées: lac Motosu, lac Shoji, lac Kawaguchi, lac Yamanaka et lac Sai.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.