Đền Quán Thánh
Không cách xa Hồ Tây bao nhiêu, đền Quán Thánh là một điểm tham quan không thể thiếu sót khi đến Hànội. Đền nầy là nơi để thờ một vị thần của Đạo Giáo tên là Huyền Thiên Trấn Vũ được xem ở Á Châu là hoàng để ở phương Bắc ngự trị trên các loài động vật ở dưới nước. Theo cách bố trí tinh vi của phong thủy, đền nầy được dựng lên cùng ba đền khác hợp thành Thăng Long tứ trấn, để trấn giữ bốn cửa ngỏ của Hà thành chống ngọai bang và ma qủy, mỗi đền một phương ( Đền Bạch Mã Hàng Buồm phương đông, đền Voi Phục phương tây, đền Kim liên phương nam và đền Quán Thánh phương bắc). Theo lời nói dân gian, đền nầy đã được dựng lên năm 1010 dưới triều đại Lý Thái Tổ. Lúc đầu tượng tạc bằng gỗ. Đã bao lần sửa chữa dưới đời nhà Trần nhưng chỉ có lần duới triề u của vua Lê Hy Tông năm 1677, sự phục hồi nó mới đáng kể đó là sự thay thế tựợng gỗ bằng đồng đen và gác chuông. Tượng thần to tác nầy nặng có 4 tấn và cao gần 4 thước được đặt trên bục đá một thước bề cao. Có một khuôn mặt hình vuông, ngồi chững chạc, chân không với một bộ áo đạo sĩ. Tượng cầm trong tay phải có cây gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa và tay trái thì bắt quyết (hay ấn). Màu đen được chọn cho pho tượng vì màu nầy trong ngũ hành là màu tượng trưng cho nước và phương bắc. Phải nói đây là một tác phẩm kỳ diệu của những người dân đúc đồng của làng Ngũ Xã dưới sự hướng dẩn của Vũ Công Chấn, để lại cho chúng ta đã có gần 4 thế kỷ rồi. Đền nầy không những là một trong những đền thuộc đạo giáo còn tìm thấy ở Hànôi mà nó còn là nơi lý tưởng để dành riêng cho những ai muốn tìm sự yên tịnh và thư thản ở Hà Thành náo nhiệt nầy.
Galerie des photos
Étant situé non loin du lac de l’Ouest (Hồ Tây), Quán Thánh est l’un des sites incontournables de Hànội. Ce temple sacré est réservé au culte d’un dieu taoïste de nom Huyền Thiên Trấn Vũ considéré en Asie comme l’empereur du Nord (Bei Di (ou Bắc Đẩu en vietnamien)) régnant sur le monde aquatique. Selon l’aménagement judicieux de Feng Shui (Phong Thủy), il est édifié avec les trois autres temples dans le but de protéger la capitale Thăng Long contre les envahisseurs étrangers et les mauvais esprits, chacun dans une direction bien précise (Temple Bạch Mã à l’est, temple Voi Phục (Thủ Lệ ) à l’ouest, Kim Liên au Sud et Quán Thánh au nord de Hànội). Selon l’on-dit, ce temple fut érigé en 1010 sous le règne de Lý Thái Tổ.
La statue était en bois au début de l’installation. En dépit des rénovations successives sous la dynastie des Trần, c’était seulement en 1677 sous le règne du roi Lê Hy Tông que la restauration fut significative avec l’installation et le remplacement de la statue en bronze noir ainsi que le clocher du temple.
L’autel de Vũ Công Chấn
Cette statue colossale de 4 tonnes et haute à peu près de 4 mètres a été posée sur une estrade en marbre d’un mètre de hauteur. En position assise avec un visage carré et ses pieds nus, elle a une tenue traditionnelle taoïste. Elle tient dans sa main droite une épée pointée sur le dos d’une tortue et décorée superbement par la présence d’un serpent enroulé tandis que dans sa main gauche, une mudra taoïste, un geste rituel codifié est visible en guise d’exorcisme (bắt ấn). Associée à la direction du Nord et à l’eau, la couleur doit être noire selon la théorie des 5 éléments (Ngũ hành). C’est l’explication trouvée dans le choix de la couleur réservée pour la statue taoïste.
La finesse des détails et la taille imposante de cette statue réalisée il y a presque 4 siècles témoignent incontestablement de l’exploit prodigieux et du savoir faire des métallurgistes paysans du village Ngũ Xã de cette époque supervisés par Vũ Công Chấn.
Ce temple est non seulement l’un des derniers temples taoïstes trouvés dans la capitale mais aussi l’endroit idéal pour ceux qui aiment retrouver la sérénité et le calme dans une ville aussi animée et bruyante comme Hànội.