Vương quốc Sukhothaï suy yếu và không còn tồn tại được bao lâu sau khi Rama Khamheng đại đế qua đời vì các vua thừa kế Lo Tai (1318-1347) và Lu Tai (1347-1368) vùi mình trong việc mộ đạo mà quên để ý đến các chư hầu mà trong đó có một vị hoàng tử rất dũng cảm và đầy nghị lực ở huyện U Thong (*), nổi tiếng có nhiều tham vọng về đất đai. Ông nầy không ngần ngại chinh phục vua Lu Tai và trở thành vua đầu tiên cùa một triều đại mới lấy Ayutthaya nằm ở thung lũng Ménam Chao Praya làm thủ đô. Ông lấy vương hiệu Ramathibodi I (hay là Ramadhipati). Vuơng quốc của ông không được thống nhất theo cái nghĩa hẹp mà thông thường dùng mà nó chỉ giống một phần nào một hệ thống Mạn Đà Là (mandala)(**). Vua ngự trị và ở vị trí trung tâm của nhiều vòng đai đất của mô hình Mạn Đà Là thường thấy ở Đông Nam Á. Vòng đai đất xa nhất thường gồm có những vùng độc lập (hay muờng) thường được cai trị mỗi vùng bởi một hoàng tộc thân thích của vua còn vòng đai kế cạnh gần bên vua thì được các tổng đốc cai quản và được vua bổ nhiệm. Một chiếu chỉ đề từ năm 1468 hay 1469 mách lại có đến 20 chư hầu đến ăn mừng và tỏ lòng qui phục vua Ayutthaya.
พระนครศรีอยุธยา
(*) U Thong: huyện toạ lạc trong tỉnh Suphanburi. Đây là vương quốc Dvaravati mà người Trung Hoa thường nói đến thưở xưa với tên là T’o Lo po ti. Chính ở nơi nầy nhà sư nổi tiếng Trung Hoa tên là Huyền Trang (hay Tam Tạng) được ghé sang đây lúc ông đi thỉnh kinh Phật ở Ấn Độ.
(**) Mandala được dùng bởi học gỉả WOLTERS,O.W. 1999. History, Culture and Religion in Southeast Asian Perspectives. Revised Edition, Ithaca, Cornell university and the Institute of Southeast Asian Studies. pp 16-28.
Tuy nhiên thống trị và quyền lực của vua cũng có giới hạn nhất là đối với những vùng xa xôi mà ở các nơi nầy , các lãnh tụ có uy thế có thể bất cứ lúc nào đòi độc lập khi họ có tham vọng. Với vai trò một lãnh tụ tôn giáo (dharmarâja), vua có thể tạo thế cân bằng để làm giảm đi sự tranh đua tiềm lực của các chư hầu. Chính vì vậy vương quốc Ayutthaya thường có các cuộc chiến tranh kế vị và đấu tranh nội bộ trong suốt thời gian của triều đại.
Trong thời kỳ hùng mạnh, vương quốc Ayutthaya chiếm cứ đất đai khoảng chừng như lãnh thổ mà Thái Lan hiện nay có trừ bỏ đi vương quốc Lanna ( mà thủ đô là Chiang Mai) và một phần đất phía đông của Miến Điện. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh thì loại hình thể chính trị nầy cũng có một thời ở đầu thế kỷ thứ 11 ở Việtnam nhưng sau đó bị mất đi nhường lại cho hình thể chính trị mà quyền lực nằm trong tay chính quyền trung ương lúc dời đôi về Thăng Long (Hànôi) dưới triều đại Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Theo nhà sử gia Thái Charnvit Kasetsiri, hoàng tử U Thong nầy xuất thân từ một gia đình người Trung Hoa. Nhờ quan hệ hôn nhân với vua của vương quốc Lopbury, ông được chọn trong việc thừa kế ông nầy. Từ đó, Ayutthaya trở thành trung tâm quyền lực chính trị của người dân Thái cho đến khi Ayutthaya bị tàn phá bởi quân Miến Điện của vua Hsinbyushin vào năm 1767. Với chủ nghĩa bành trướng, Ramathibodi không ngần ngại xâm chiếm Angkor năm 1353. Cuộc xâm lược nầy được tái diễn lại 2 lần sau nầy với Ramesuen (con trai của vua Ramathibodi) vào năm 1393 và với vua Borommaracha II năm 1431. Người Khơ Me buộc lòng dời đô về Nam Vang với Ponheat Yat. Mặc dầu như thế, các vua của triều đai Ayutthaya vẫn tiếp tục tự hào họ là những người thừa kế của đế quốc Angkor. Họ không ngầ n ngại lấy lại cho họ cách tổ chức của triều đình và các quan chức của kẻ thất bại mà luôn cả các đội vũ công và đồ trang sức. Sự trở lại với nghi lễ và truyền thống của chế độ quân chủ Angkor càng rất rõ rệt. Vua trở thành một phần nào một ông Phật sống mà sự xuất hiện trước quần chúng càng hiếm có. Các bề tôi không được nhìn thẳng vào mặt vua ngoài trừ những người thân thích. Họ phải dùng một ngôn ngữ đặc biệt khi nói chuyện với vua. Vì có quyền lực thiêng liêng , vua có thể định đoạt số mệnh của bề tôi. Dưới triều đại của Ramathibodi một loạt cải cách được tiến hành. Ông mời các thành viên của một tăng đoàn từ Tích Lan đến Thái Lan để thiết lập các trật tự tôn giáo mới. Vào năm 1360 Phật giáo nguyên thủy được công bố là quốc giáo của vương quốc Ayutthaya. Một đạo luật gồm có các luật tục Thái và dựa trên Dharmashastra của Ấn Độ được áp dụng. Còn nghệ thuật Ayutthaya thì nó có tiến triển buổi đầu dưới ảnh hưởng của nghệ thuật Sukhothaï nhưng rồi nó tiếp tục tìm cảm hứng trong lãnh vực điêu khắc trước khi nó quay trở về với các mô hình Khơ Me từ lúc vua Trailokanatha kế vị vua cha lên ngôi vào năm 1448. Nói tóm lại, trong phong cách Ayutthaya, có sự hỗn hợp của phong cách Sukhothaï và phong cách Khơ Me.
Kinh thành Ayutthaya được mô tả bởi ông thầy tu François-Timoléon de Choisy, một thành viên của phái đoàn Pháp được vua Louis XIV gởi sang Thái Lan để viếng thăm vua Narai vào năm 1685 là một thành phố đa ngôn ngữ và tuyệt vời. Kinh thành Ayutthaya trở thành không bao lâu là con mồi được người Miến Điện dòm ngó nhất là kinh thành Ayutthaya nổi tiếng giàu có về của cải và sang trọng. Mặc dầu Ayutthaya mang tên là đồn lũy không thể thất thủ bằng tiếng phạn thế mà kinh thành Ayutthaya bị cướp bóc và tiêu hủy vào năm 1569 bởi đoàn quân xâm lược Miến Điên của vua Toungoo Bayinnaung. Rồi sau nầy kinh thành lại bị tiêu hủy một lần nửa với vua Miến Điện Hsinbyushin vào năm 1767. Đoàn quân Miến Điện thừa dịp cơ hội nầy nấu chảy vàng mà họ tìm được qua các pho tượng phật nhưng họ bỏ lại một pho tượng trét bằng vữa trong một ngôi chùa ở thủ đô. Tuy nhiên dưới chất vữa nầy lại là một pho tượng bằng vàng ròng. Đây là một mẹo mà các nhà sư Thái dùng để che giấu vật báu trong lúc kinh thành bị vây hãm bởi đoàn quân Miên Điện. Chính pho tượng phật vàng nầy hiện nay được giữ ở chùa Wat Traimit tọa lạc ở khu tàu của thủ đô Bangkok.
Sau khi hủy phá kinh thành Ayutthaya, đoàn quân Miến Điện trong lúc rút lui họ mang trở về không những tất cả những chiến lợi phẩm mà họ thu thập được và 60.000 tù binh mà luôn cả vua của vương quố c Ayutthaya và gia đình cua ông. Từ đó vương quốc Ayutthaya bị chia cắt hoàn toàn với sự xuất hiện nhiều lãnh tụ đia phương. Kinh thành Ayutthaya không còn là trung tâm quyền lực chính trị nửa. Theo nhà nhân loại học người Mỹ Charles Keyes, Ayutthaya không còn được các ảnh hưởng vũ trụ để có thể bền vững lâu dài. Lý do tồn tại nó không còn biện bạch được nửa. Ayutthaya sẽ thay thế bởi một thủ đô mới Thonburi , ở cận bên Bangkok có thể đến đường biển ( để phòng ngừa trong trường hợp bị xâm lược bởi quân Miến Điện) và được thành lập lên bởi tổng đốc của tỉnh Tak tên Sin. Chính vì vậy mà thường gọi là Taksin (Trịnh Quốc Anh bằng tiếng Việt ) hay Taksin Đại Đế trong lịch sữ của Thái Lan.
Taksin, người Trung Hoa gốc Tiều Châu, được xem như là người có công giải phóng và thống nhất đất nước Thái Lan sau khi loại trừ tất cả đich thủ của ông và đánh bại đoàn quân Miến Điện ở Ayutthaya sau hai ngày chiến đấu mãnh liệt. Ông ngự trị được 15 năm (1767-1782). Nhờ ông mà Thái Lan có lại không những nền đôc lập vững chắc mà còn thêm sự thịnh vượng. Thái Lan trở thành từ đó một trong những cường quốc ở Đông Nam Á nhất là người dân Thái giải phóng được vương quốc Lanna ra khỏi ách thống trị của Miến Điện vào năm 1774 và bành trướng ảnh hưởng và tùng phục được Ai Lao và Cao Miên qua các cuộc viễn chinh quân sự. Thái Lan bất đầu dòm ngó vị trí quan trọng ở lãnh địa Hà Tiên mà một người Minh Hương gốc Quãng Đông, Mạc Cửu đang quản trị ở đầu thế kỷ 18 trong vịnh Xiêm La. Thái Lan thường ôm ấp cái mộng được độc chiếm và kiểm soát thương mại trong vịnh Xiêm La.
Chính ở Lào mà đoàn quân viễn chinh Thái của tướng Chakri ( vua Rama I về sau) lấy được Phật ngọc của người dân Lào và mang về ở Thonburi vào năm 1779 trước khi để vĩnh viễn ở hoàng cung ở Bangkok. Phật ngọc trở thành từ đó là thần bảo hộ của triều đại Chakri và có nhiệm vụ bảo đảm sự thịnh vượng của đất nước Thái Lan.
Sau cái chết của vua Ai Lao Surinyavongsa, nước Lào bị chia ra thành ba vương quốc: Vạn Tương, Luông Pha Băng và Champassak và bị thống trị tạm thời bởi người Thái. Ngược lại ở Cao Miên, lợi dụng sự chia rẻ nội bộ trong việc thừa kế của các vua chúa và thường có chánh sách bành trướng về phía đông để kiểm soát vịnh Xiêm La, người dân Thái không ngần ngại gây sự để xung đột vũ trang với các chúa Nguyễn nhất là cho đến giờ phút nầy các chúa Nguyễn có thẩm quyền dòm ngó nước Cao Miên nhất là nước nầy đã đồng ý cho người dân Việt định cư ở trên lãnh thổ của họ (Cochinchine ) với vua Prea Chey Chetta II vào năm 1618 .Những cuộc xung đột tiềm tàng với Việtnam