Chính sách giao hảo với Việt Nam (Thailande)

Version francaise

Sự hiếu khách mà vua Rama I dành cho Nguyễn Ánh sau này sẽ là cơ sở cho việc phát triển mối quan hệ tương lai giữa hai nước. Không lạ gì với cách cư xử chu đáo của Nguyễn Ánh trong việc tìm kiếm một giải pháp thích hợp để quản lý sự đô hộ ở Lào và Cao Miên với người Thái. Theo nhà nghiên cứu Vietnam Nguyễn Thế Anh, những quốc gia này được xem vào thời điểm đó là những đứa trẻ được hai nước Xiêm La và Việt Nam cùng nhau nuôi dưỡng, Xiêm La thì đóng thường ngày vai trò người cha còn danh hiệu của mẹ thì dành cho Viêt Nam. Sự phụ thuộc này được biết đến trong tiếng Thái dưới tên là « song faifa ». Theo nguồn tin của Xiêm La, Nguyễn Ánh đã gửi cây bạc và vàng từ Gia Định đến Vọng Các 6 lần, đây là một dấu hiệu bày tỏ sự trung thành của Nguyễn Ánh vào giữa năm 1788 và năm 1801. (2).

Trong một lá thư gửi đến vua Rama I trước khi trở về Gia Định, Nguyễn Ánh đã đồng ý đặt dưới quyền bảo hộ của Xiêm La trong trường hợp ông thành công trong việc khôi phục quyền lực. Đại Nam (tên cũ của Việt Nam) có chấp nhận trở thành quốc gia theo độ hình mandala không? Có một số lý do để bác bỏ giả thuyết này. Đầu tiên Đại Nam không chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nguyên thủy và cũng không có môt nền văn hóa Ấn Độ như hai nước Cao Miên và Lào vì tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong độ hình mandala được định nghĩa bởi nhà nghiên cứu O. Wolter. Xiêm La cố gắng bành trướng ảnh hưởng và thống trị ở các khu vực mà người Thái được du nhập ít nhiều và nơi mà văn hóa Ấn Độ hóa được trông thấy rõ rệt.

Đây không phải là trường hợp ở Việt Nam. Chakri và người tiền nhiệm Taksin đã thất bại trong việc tiếp cận ở Nam Kỳ, một vùng đất mới nên có rất nhiều người dân Việt cư trú với nền văn hoá khác nhau. Chế độ chư hầu dường như không thể. Chúng ta không bao giờ biết được sự thật nhưng chúng ta có thể dựa vào thực tế mà để nhận ra những ân huệ của Rama I. Nguyễn Ánh có thể có một thái độ dễ hiểu này, rất phù hợp với tính tình của ông và đặc biệt nhất là với tinh thần Nho giáo thì việc phản bội không bao giờ có ở nơi ông. Chúng ta tìm thấy ở Nguyễn Ánh sự biết ơn và lòng nhân từ mà chúng ta không thể phủ nhận sau này với Pigneau de Béhaine (Cha Cà). Ông nầy đã dành rất nhiều nỗ lực để thuyết phục Nguyễn Ánh theo đạo Công giáo.

Dưới triều đại của ông, không có sự bắt bớ người Công giáo, có thể xem đây là sự biết ơn  của ông  với Pigneau de Béhaine. Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy ở nơi ông nguyên tắc nhân đạo (đạo làm người) bằng cách tôn vinh cả lòng biết ơn đối với những người đã bảo vệ ông trong suốt 25 năm thăng trầm và trả thù những kẻ đã giết hại tất cả người thân và gia đình của ông. (thù phải trả, nợ phải đền) 

Vào thời điểm lên ngôi  vào năm 1803 tại Huế, Nguyễn Ánh đã nhận được vương miện do vua Rama I cung cấp nhưng ông đã trả lại cho ông nầy ngay lập tức vì ông không chấp nhận được coi là chư hầu của vua và nhận được danh hiệu mà vua Xiêm Rama I thường quen  ban cho các chư hầu của mình. Thái độ này đi ngược lại với lời buộc tội mà người ta vẫn có về Nguyễn Ánh.Đối với một số nhà sử học Việt Nam, Nguyễn Ánh là kẻ phản bội vì ông ta cho người nước ngoài có cơ hội để chiếm Việt Nam. Người ta  thường dùng cụm từ tiếng Việt « Đem rắn cắn gà nhà »  với Nguyễn Ánh. Thật không công bằng khi gọi ông là kẻ phản quốc vì trong bối cảnh khó khăn mà ông có, không có lý do nào mà không hành động như ông khi ông  ở trong vực thẳm tuyệt vọng. Có lẽ là thành ngữ sau đây « Tương kế tựu kế » phù hợp với ông ta hơn mặc dù có nguy cơ trở thành con cờ của người nước ngoài. Cũng nên nhớ rằng nhà Tây Sơn đã có cơ hội gửi một sứ giả đến gặp vua Rama I vào năm 1789  với ý đồ (Điêu hổ ly sơn) nhầm để chóng lại Nguyễn Ánh nhưng nỗ lực này là vô ích vì Rama I tôi từ chối ngay.(3)

Là người thông minh, can đảm và nhẫn nhục với hình ảnh của vị vua  Cẫu Tiển của thời Xuân Thu, ông  ta dư biết hậu quả của các hành động của mình. Không chỉ có  vua Gia Long mà thôi  còn có hàng ngàn người đã đồng ý theo ông sang Thái Lan và nhận trách nhiệm nặng nề này là đưa người nước ngoài vào đất nước để chống lại  nhà Tây Sơn. Có phải tất cả họ đều là kẻ phản bội? Đó là một câu hỏi hóc búa mà rất khó để đưa ra một câu trả lời khẳng định và một sự lên án vội vàng mà không có  trước đó  sự công bằng  và không  nên bị thuyết phục bởi những ý kiến ​​đảng phái  chính trị khi chúng ta biết rằng Nguyễn Huệ luôn luôn là  người anh hùng được người  dân Việt ngưỡng mộ nhất nhờ thiên tài quân sự của ông.Thất vọng trước sự từ chối của Gia Long, vua Rama I, không có tỏ ra dấu hiệu oán giận nhưng ông ta đã nhận thấy sự biện minh nầy trong sự khác biệt  về văn hóa. Chúng ta tìm thấy ở vua Rama I không chỉ sự khôn ngoan mà còn có cả sự hiểu biết. Bây giờ vua Rama I muốn được đối xử như một người bình đẳng với Nguyễn Ánh. Sự đối xử bình đẳng này có thể được hiểu là mối quan hệ song phương « đặc quyền » giữa người anh cả  và người em trẻ với sự tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người nên biết rằng  người nầy rất cần người kia dù đây chỉ là một liên minh hoàn cảnh. Các quốc gia của họ bị theo dõi bởi những kẻ thù ghê gớm đó là Miến Điện và Trung Quốc.

Mối quan hệ đặc quyền của họ không phai nhạt theo thời gian khi Rama I đem lòng yêu mến chị gái của Nguyễn Ánh trong thời gian đó. Chúng ta không biết bà nầy trở thành như thế nào  về sau là vợ  hoặc là cung tần của vua Rama I. Trái lại, có một bài thơ tình mà vua Rama I dành riêng cho bà và bài nầy vẫn được tiếp tục hát vào những năm 1970 trong cuộc diễn hành hàng năm của những chiếc thuyền hoàng gia. Về phần Nguyễn Ánh (hay Gia Long), trong thời gian trị vì, ông đã tránh đối đầu với Thái Lan về mặt quân sự với các vấn đề gai góc của  hai nước Cao Miên và Lào. Trước khi qua đời, Gia Long đã không ngừng nhắc nhở người kế nhiệm, vua  Minh Mạng để duy trì tình bạn này mà ông đã thành lập với vua  Rama I và coi Xiêm là một đồng minh đáng kính nể trên bán đảo Đông Dương (4). Điều này sau đó được chứng minh qua việc vua  Minh Mạng từ chối tấn công Xiêm La theo lời yêu cầu của người Miến Điện.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, ở Đông Nam Á, trong số hai mươi quốc gia vào khoảng 1400, chỉ còn có ba vương quốc thành công được xem vào đầu thế kỷ XIX  là các cường quốc ở khu vực trong đó có Xiêm La và Đại Việt, một nước bắt đầu hành trình về phía Đông và một nước về phía Nam để gây thiệt hại cho các quốc gia bị ảnh hưởng  Ấn Độ giáo (Lào, Cao Miên, Chămpa). Sư xung đột lợi ích này ngày càng gia tăng với sự qua  đời của Rama I và Nguyễn Ánh. Những người kế vị của họ (Minh Mạng, Thiệu Trị ở phía Việt Nam và Rama III ở phía Xiêm La) đã bị vướng vào vấn đề kế vị của các vị vua Cao Miên đã không ngừng chiến đấu lẫn nhau và yêu cầu sự giúp đỡ và bảo vệ của Viet Nam và Xiêm La. Sau đó, được hướng dẫn bởi chính sách của chủ nghĩa thực dân và thôn tính khiến hai nước phải đối đầu hai lần về mặt quân sự vào năm 1833 và năm 1841  ở  lãnh thổ Cao Miên và Việt Nam và tìm thấy mỗi lần sau cuộc đối đầu một thỏa hiệp  có lợi cho hai nước và gây bất lợi cho các  nước bảo hộ của họ. Sự liên minh hoàn cảnh không còn được xem xét đến. Sự cạnh tranh càng ngày thể hiện rõ ràng hơn giữa hai quốc gia đối thủ  Đại Nam và Xiêm La, tạo ra giờ đây một khoảng cách cho việc giao hảo và liên minh nào có thể.  Ngay cả chính sách của hai nước cũng khá khác nhau, một nước theo mô hình Trung Hoa để tránh tiếp xúc với thực dân phương Tây còn một nước thì theo mô hình Nhật Bản để ủng hộ việc mở cửa biên giới.Thủ đô Nam Vang của Cao Miên  đã bị quân đội Việt Nam của tướng Trương Minh Giảng  chiếm đóng một thời trong khi đó các vùng ở  phiá Tây Cao Miên (Xiêm Riệp, Battambang, Sisophon) đều nằm trong tay Thái Lan. Theo nhà sử học người Pháp Philippe Conrad, nhà vua Cao Miên được coi là một thống đốc  bình thường của vua Xiêm La.  Các dấu hiệu hoàng gia như kiếm vàng, ngọc ấn đã bị tịch thu và giữ cất tại Vọng Các. Sự xuất hiện của người Pháp ở Đông Dương kết thúc  quyền bá chủ của hai nước đối với Cao Miên  và Lào.  Sự đô hộ  nầy giúp người Cao Miên và Lào thu hồi một phần lãnh thổ của họ trong tay của  người Việt và người Thái. Nước Đại Nam của Hoàng đế Tự Đức phải đối mặt với chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập sáu tỉnh Nam Bộ (Nam Kỳ).

Nhờ sự sáng suốt của các vị vua Xiêm La (nhất là Chulalongkorn hoặc Rama V), người Thái dựa vào chính sách cạnh tranh giữa người Anh và người Pháp, mà cố gắng giữ độc lập với cái giá phải trả là sự nhượng bộ lãnh thổ của họ ( các lãnh thổ Miến Điện và Mã Lai mà họ chiếm đóng trả lại cho người Anh và Lào và Cao Miên thì nhường lại cho  người Pháp). Họ đã chọn chính sách đối ngoại  mềm dẽo (chính sách cây sậy) như cây sậy thích nghi với gió. Không phải sự ngẫu nhiên khi thấy sự liên minh thiêng liêng của ba hoàng tử Thái Lan ở  thời kỳ khởi đầu thành hình quốc gia Thái Lan vào năm 1287 và sự phục tùng ngoan ngoãn của họ trước đoàn quân Trung-Mông của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan).

Chính chính sách tổng hợp thích ứng này cho phép họ tránh được các cuộc chiến tranh thuộc địa, luôn sát cánh với những kẻ chiến thắng và được tồn tại cho đến ngày nay như một quốc gia hưng thịnh mặc dù đã thành hình muộn ở lục địa Đông Nam Á. (chỉ có từ đầu thế kỷ 14)

[Hình ảnh ở Vọng Các]

[Trở về trang Thái Lan]

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.